Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Ngãi , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 2
Số lượng câu trả lời 159
Điểm GP 19
Điểm SP 75

Người theo dõi (7)

Đang theo dõi (7)


Câu trả lời:

*Cấu tạo của đại não:
-Gồm hai nửa phải và trái nối với nhau bằng thể trai.Bề mặt bán cầu não có nhiều nếp nhăn chia bán cầu não thành nhiều thùy và hồi não. mỗi bán cầu có ba nếp nhăn lớn chia mặt ngoài bán cầu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm.phần lớn chất xám tập trung ở bề mặt bán cầu đại não tạo thành vỏ não. chất trắng ở dưới chất xám, phía trong bán cầu đại não. chất trắng tạo thành các đường liên kết trong và ngoài bán cầu đại não.

*

Một bộ phận hơi tròn, màu xám, nhiều nếp nhăn là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất để chứng minh đó là bộ não qua các hình ảnh và miêu tả. Các nếp nhăn trên não đã quá quen thuộc với chúng ta. Qua quá trinh tiến hóa, não bộ con người đã ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu về các chức năng. Và để giữ cho bộ não nhỏ gọn đủ trong hộp sọ, não có những đường gấp. Theo một nghiên cứu thì nếu trải phẳng hết não ra thì kích thước của nó sẽ rộng như một chiếc áo gối. Những vùng nếp gấp trên não gọi là Gyri và đường nứt gọi là rãnh.

Ngay từ đầu bộ não của một thai nhi không có nhiều nếp nhăn như vậy. Nhưng trong quá trình thai nhi phát triển, các tế bào thần kinh di chuyển đến từng vùng não bộ, tạo ra các rãnh và Gyri. Khi thai nhi đạt 40 tuần tuổi thì cũng là lúc các nếp nhăn này hoàn thiện. Và những nếp nhăn này sẽ không có thêm cho dù chúng ta có làm gì đi nữa.

Câu trả lời:

Câu 1:

Câu đối là một trong sáu thứ tiêu biểu nhất của ngày Tết theo phong tục cổ truyền của dân tộc: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Xưa, hầu như nhà nào cũng có dán những câu đối chào mừng năm mới ở trước cửa, hay trên bàn thờ, thân cột cái. Câu đối trở thành nhu cầu tinh thần mọi người biểu lộ sự thích chuộng chữ nghĩa, văn chương cùng cái thi vị của hồn thơ mà ai ai cũng muốn có.

Câu đối là một loại thể văn học, có tính chất bác học thuộc thể biền ngẫu: gồm hai vế đối nhau, nhằm biểu thị ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một sự việc, một hiện tượng nào đó trong đời sống xã hội.

Nội dung thường luôn mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở con người ta đến điều đạo đức, như: Mơ ước năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt và có nhiều bạn bè,...

Tục chơi câu đối tuy đã có từ xưa, nhưng cho đến nay hầu như vẫn còn giữ được tính thời sự của nó. Nhất là những gia đình mà truyền thống dân tộc vốn là “mã di truyền” khắc vào tâm khảm họ. Và đặc biệt là các báo xuân, dường như đã trở thành “luật bất thành văn”, luôn có những câu đối Tết tạo cảm giác ấm áp trong mùa xuân mới.

Những câu đối Tết thường được viết trên giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian là biểu tượng của sự may mắn. Nó vừa nổi trội, vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai… làm tươi sáng thêm không khí Tết.

Câu 2:

Có thể nói, bài thơ giống như một câu chuyện về một cuộc đời, một số phận hẩm hiu bị đầy vào nghịch cảnh. Đó là cuộc đời của một ông đồ làm nghề viết câu đối trong mỗi độ tết đến, xuân về. Cuộc đời ấy chia làm hai giai đoạn gắn liền với hai thời kì thịnh – suy của nền văn hóa Hán học.

Trước hết, đó là thời đắc ý, vàng son lên ngôi của ông đồ:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

"Mỗi năm ... lại thấy" có nghĩa là năm nào cũng thế, cứ mội độ hoa đào nở rộ - báo hiệu thời khắc của ngày hội xuân đã tới là ông đồ với bút nghiên, giấy đỏ lại xuất hiện. Và vì thế, ông đồ cùng với hoa đào – xứ giả của mùa xuân đã trở thành một trong các tín hiệu không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến. Khi đó, mọi người dân đều náo nức, tươi vui xuống phố xếp hàng, người qua kẻ lại tấp nập đợi xem ông đồ viết chữ:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay.

Và ông đồ hiện lên như một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Những nét chữ vuông tươi tắn lần lượt được in trên tờ giấy đỏ như một tuyệt tác "phượng múa rồng bay". Dẫu không còn chỗ đứng trang trọng như các bậc tiền bối ngày xưa, vì phải làm nghề "bán chữ" nhưng ông đồ vẫn được an ủi phần nào vì ít nhiều ông đã và đang làm đẹp cho đời, đem lại không khí tết, niềm vui hân hoan cho mọi người xung quanh.

Thế nhưng, thời hoàng kim ấy của ông đồ đã dần dần khép lại, ông đồ rời vào tình cảnh ế khách rồi thất thế:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nơi đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu.

Từ "nhưng" được đặt ngay đầu khổ thơ, giống như một cánh cửa của hai thời kì trước và sau, thinh và suy, hoàng kim – thất thế. Hoa đào thì vẫn nở, đường phố vẫn nhộn nhịp người qua và ông đồ thì vẫn ngồi đó nhưng "người thuê viết nơi đâu?". Mọi người đã thờ ơ, lạnh nhạt và không còn quan tâm tới ông đồ. Câu hỏi tu từ được gieo giữa khổ thơ, thể hiện niềm tiếc nuối ngậm ngùi đến xót xa. Vì thế, ông đồ hiện lên thật tiều tụy, đáng thương: "giấy đỏ buồn không thắm", "mực đọng trong nghiên sầu" ngồi nhìn "lá vàng rơi" và "mưa bụi bay" giăng đầy kín lối, chán chường, vô vọng. Nghệ thuật nhân hóa khiến cho giấy mực vốn vô tri nay cũng thấm thía tâm trạng giống như con người: giấy chẳng còn thắm đỏ, mực thì khô đọng lại thành cục sầu. Câu thơ vang lên rồi reo vào lòng người đọc một nỗi buồn trống trải. Bút pháp tả cảnh ngụ tình được tác giả sử dụng điêu luyện, thể hiện nỗi đau buồn xót xa trong tâm hồn ông đồ thất thế.

Câu trả lời:

Đa dạng sinh học là gì? Chắc hẳn bạn đã biết ít nhiều qua những bài viết. Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á rất giàu về đa dạng sinh học và được xếp vào 1 trong 16 Quốc Gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, do sự khác biệt lớn về mặt khí hậu, từ vùng cận xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về mặt địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Ở Việt Nam mặc dù có những tổn thất về mặt diện tích rừng trong nhiều thế kỷ nhưng hệ sinh thái rừng Ở Việt Nam vẫn còn rất phong phú về chủng loại. Cho đến nay, theo các con số thống kê được thì có đến khoảng 11,373 loài thực vật bậc cao có mạch và hàng ngang lại thực vật bậc thấp như nấm, rêu, tảo,…

Hệ thống động vật ở Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện nay theo con số thống kê được có 310 loài thú, 870 loài chim, 29 loài bò sát, 163 loài ếch nhái, có trên 1000 loài cá nước ngọt, hơn 2000 loài cá biển,…

Hệ thống động vật ở Việt Nam không những giàu về thành phần loài, mà nhiều loài còn có ý nghĩa kinh tế rất cao. Ngoài ra Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000 km2, trong đó có hàng ngàn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú và là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động vật và thực vật.

Tuy nhiên, thay vì bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở Việt Nam, ở nhiều nơi dưới danh nghĩa phát triển kinh tế, một số cá nhân, tổ chức đã và đang khai thác một cách phí phạm và phá hủy làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của nước ta.

Việc làm suy thoái hệ sinh thái như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất đi nơi cư trú của rất nhiều loài động vật, thực vật và những động vật quý hiếm đang có tình trạng khai thác một cách bừa bài. Trong danh sách sách đỏ của Việt Nam năm 1992 mới chỉ có khoảng 721 loài động vật bị đe dọa ở các mức độ khác nhau thì cho đến nay đã có đến gần 900 loài và nhiều những loại thực vật quý khác.

Để có thể tồn tại và phát triển tốt đa dạng sinh học thì chúng ta cần phải xây dựng tốt kinh tế xã hội, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cần cải thiện chất lượng cuộc sống của tất cả mọi người trên cơ sở là phải duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.