Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Một cục nước đá có khối lượng riêng 920 kg/m3 và thể tích 100 cm3 được thả trong 1 cốc đựng nước hình trụ. Tiết diện của cốc là S=4 cm2 và chiều cao nước trong cốc sau khi thả là h=30 cm.
a) Tính thể tích phần chìm của cục đá.
b)Chiều cao ban đầu của nước trong cốc khi chưa thêm đá.
Tính chất đường phân giác của tam giác
II. Bài tập
1) Cho tam giác ABC, AI là đường phân giác trong ( I thuộc BC). Biết AB = 1cm, AC = 2cm, BC = 6cm
Tính
B) Tính độ dài đoạn thẳng IB, IC.
2) Cho tam giác ABC có AI là đường phân giác trong, AB = 3cm, AC = 7cm, BC = 10cm.
Tính độ dài đoạn thẳng IB, IC.
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 26: Một hòm châu báu dưới đáy biển được kéo lên với lực kéo là 400 N trong thời gian 20 phút với công suất 1200W.
a. Hỏi hòm nằm ở độ sâu bao nhiêu mét?
b. Nếu công suất kéo chỉ còn 160 W thì thời gian kéo là bao lâu?
Bài 27: Một quả cầu đặc và một quả bóng có cùng khối lượng. Thể tích quả bóng gấp 10 lần thể tích quả cầu. Chúng được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không dãn. Thả cả hai vật vào trong chậu nước thì quả cầu chìm nhưng quả bóng chỉ chìm một nửa và quả cầu chưa chạm đáy. Biết nước có trọng lượng riêng là d = 10 000 N/m³. Tính khối lượng riêng của quả cầu. Nếu cắt đứt sợi dây thì quả bóng còn chìm trong nước bao nhiêu phần trăm.
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 23: Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 500N. Trong 10 phút con ngựa thực hiện một công là 600 kJ. Tính vận tốc chuyển động của xe.
Bài 24: Một người thả một thùng múc nước bằng kim loại nặng 2 kg từ miệng giếng xuống mặt nước các miệng giếng 5 m. Dung tích của thùng là 80 lít. Trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m³.
a. Khi thả xuống đều thì lực kéo bằng bao nhiêu? Tính công của trọng lực khi thả thùng từ miệng giếng đến mặt nước.
b. Sau đó thùng được múc đầy nước và kéo lên thẳng đều. Tính công của lực kéo đó từ đáy lên miệng giếng.
Bài 25: Để đưa một vật lên cao 25m cần tốn một công tối thiểu là 5000 J.
a. Hỏi vật có trọng lượng là bao nhiêu?
b. Nếu dùng ròng rọc động giảm lực kéo 2 lần thì phải kéo quãng đường là bao nhiêu?
c. Nếu vật được kéo lên trong 40 s thì công suất là bao nhiêu?
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 20: Một vật bằng đồng bên trong có khoảng rỗng. Cân trong không khí vật có khối lượng 264 g. Cân trong nước vật có khối lượng 221 g. Trọng lượng riêng của đồng là 89000 N/m³. Bỏ qua lực đẩy acsimet của không khí. Hãy tính thể tích của phần rỗng.
Bài 21: Một bình được cân 3 lần và cho kết quả như sau: Nếu bình chứa không khí thì nặng 126,29 g. Nếu nình chứa khí cacbonic thì nặng 126,94 g. Nếu bình chứa đầy nước thì nặng 1125 g. Tính trọng lượng riêng của khí cacbonic, dung tích và trọng lượng của bình. Cho biết trọng lượng riêng của không khí là 12,9 N/m³.
Bài 22: Một vật hình cầu, đồng chất có thể tích V, cân bằng ở khoảng mặt tiếp xúc của hai chất lỏng không tan vào nhau chứa trong một bình. Trọng lượng riêng của chất lỏng ở trên và ở dưới lần lượt là d1 và d2. Trọng lượng riêng của vật là d. Tính tỷ lệ thể tích của vật nằm trong mỗi chất lỏng.
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 16: Một quả cầu có trọng lượng riêng 8200 N/m³, thể tích là 100 cm³ nổi trên mặt một bình nước. Người ta rót dầu phủ kín hoàn toàn quả cầu. Tính thể tích phần quả cầu ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của dầu là 7000 N/m³.
Bài 17: Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ mà S1 = 2S2 có chứa sẵn nước. Bỏ vào trong ống một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 650 g thì thấy mực nước mỗi ống dâng lên 4,5 mm. Tính tiết diện ngang của mỗi ống bình thông nhau.
Bài 18: Một khí cầu có thể tích 100 m³ chứa đầy khí Hiđrô. Trọng lượng của khí cầu gồm cả vỏ và khí Hiđrô là 500 N. Tính trọng lượng riêng của khí quyển tại độ cao mà khí cầu đạt cân bằng.
Bài 19: Có hai vật, có thể tích V và 2V khi treo vào hai đĩa cân thì cân ở trạng thái thăng bằng. Sau đó vật lớn được dìm vào dầu có trọng lượng riêng 9000N/m³. Vậy phải dìm vật nhỏ vào chất lỏng có trọng lượng riêng là bao nhiêu để cân vẫn thăng bằng. Bỏ qua lực đẩy acsimet của khí quyển.
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 13: Một cục nước đá có thể tích 360 cm³ nổi trên mặt nước.
a. Tính thể tích của phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm³
b. So sánh thể tích của cục nước đá và phần thể tích nước do cục nước đá tan ra hoàn toàn.
Bài 14: Trong một bình đựng nước có một quả cầu nổi, một nửa chìm trong nước. Quả cầu có chìm sâu hơn không nếu đưa cái bình cùng quả cầu đó lên một hành tinh mà ở đó trọng lực gấp đôi so với trái đất.
Bài 15: Một cái bình thông nhau gồm hai ống hình trụ giống nhau có chứa sẵn nước. Bỏ vào trong ống một quả cầu bằng gỗ có khối lượng 85 g thì thấy mực nước mỗi ống dâng lên 34 mm. Tính tiết diện ngang của mỗi ống bình thông nhau.
Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 10: Một cục nước đá có khối lượng riêng 920 kg/m³ và thể tích 100 cm³ được thả trong một cốc đựng nước hình trụ. Tiết diện của cốc là S = 4 cm² và chiều cao nước trong cốc sau khi thả là h = 30 cm.
a. Tính thể tích phần chìm của cục nước đá
b. Chiều cao ban đầu của nước trong cốc khi chưa thêm nước đá
Bài 11: Một cục nước đá có thể tích 400 cm³ nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần nước đá nhô ra khỏi mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92 g/cm³
Bài 12: Thả một vật hình cầu có thể tích V vào dầu hỏa, thấy 1/2 thể tích của vật bị chìm trong dầu.
a. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu. Biết khối lượng riêng của dầu là 800 kg/m³
b. Biết khối lượng của vật là 0,28 kg. Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật