Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 22
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (2)

Angel
Trần Mạnh Hòa

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

2. a. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cơ chế di truyền:
- Cơ chế nhân đôi của ADN: các nuclêôtit ở mỗi mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X).
- Cơ chế tổ hợp ARN: các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (U của môi trường chỉ liên kết với A của mạch gốc, A của môi trường liên kết với T của mạch gốc, G của môi trường liên kết với X của mạch gốc và ngược lại).
- Trong cơ chế tổng hợp chuỗi axit amin: các nuclêôtit ở bộ ba đối mão (anticôdon) khớp bổ xung với các nuclêôtit của bộ ba mã sao (côdon) trên mARN (A-U, G-X).
b. Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Trình tự các nuclêôtit trên mạch gốc của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mARN từ đó quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
( Có thể trả lời bằng sơ đồ: Gen --> mARN --> prôtêin --> tính trạng).
c. *Sự giống nhau trong nguyên bào nguyên phân và giảm phân:
- Đều là quá trình phân bào gián phân
- Đều là các kì: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
- NST đều trải qua nhưng biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn.
- Sự biến đổi của màng nhân,trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và hình thành vách ngăn tương tự nhau
- Đều là những cơ chế có tác dụng duy trì sự ổn định của bộ NST trong sinh sản vô tính và hữu tính.