Bài 5: Tính áp suất do cột chất lỏng cao 10 cm là nước gây ra tại:
a. Đáy cột chất lỏng
b. Tại điểm cách mặt thoáng cột chất lỏng 4 cm
c. Tại điểm cách đáy cột chất lỏng 4 cm.
Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3
· BT7: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở
hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.”
( Ngữ văn 8, Tập I – Trang 38)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Hãy nêu xuất xứ của văn bản đó.
b. Hãy kể tên các văn bản ( kèm tên tác giả) có cùng khuynh hướng sáng tác với văn bản trên.
c. Đoạn văn trên có từ nào là biệt ngữ xã hội? Biệt ngữ đó được dùng ở tầng lớp nào? Trong thời kì nào?
d. Bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp, em hãy trình bày cảm nhận về tình cảm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên với người mẹ của mình. Đoạn văn có sử dụng một tình thái từ.( gạch chân dưới tình thái từ)
· Cho đoạn văn sau : Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
( Lão Hạc – Nam Cao)
Câu 1 : Những từ nào trong đoạn văn trên cùng trường từ vựng ? Đặt tên cho trường từ vựng đó ?
Câu 2 : Vì sao nhân vật lão Hạc trong đoạn văn trên lại có những biểu hiện đau đớn như vậy ? Từ sự đau đớn ấy, em thấy tính cách nào của nhân vật được bộc lộ ?
Câu 3 : Truyện ngắn « Lão Hạc » của nhà văn Nam Cao gợi cho em suy nghĩ gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ? Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em.