Lúc 6h sáng, một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 30km/h. Sau đó, lúc 7h30 ô tô xuất phát từ B đến A với vận tốc lớn hơn vận tốc ô tô thứ nhất là 10km/h. Biết rằng đường AB dài 290km. Hỏi mấy giờ hai xe gặp nhau? Chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Cho biểu thức \(A=\frac{x}{x-1}+\frac{x}{x+1}\left(x\ne\pm1\right)\) và \(B=\frac{x^2-x}{x^2-1}\left(x\ne\pm1\right)\)
a) Rút gọn A và tính gtri của A biết x là nghiệm của phương trình x2 - x - 2 = 0
b) Rút gọn B và tìm x để \(B=\frac{2}{5}\)
c) Tính gtri nguyên của x để biểu thức A:B có gtri nguyên
Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, tác giả Nguyễn Thiếp có viết:
“Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà đi học.
Phép dạy, nhất định theo thời Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.”
Đoạn văn trên được viết theo phương thức nghị luận, nhưng người viết đã đan xen yếu tố biểu cảm. Hãy chỉ ra những từ ngữ tạo nên yếu tố biểu cảm cho đoạn văn nghị luận này.
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ra đuy nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục)
Chỉ ra câu văn chứa luận điểm của đoạn văn. Qua câu dó, tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?