Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 12
Số lượng câu trả lời 115
Điểm GP 33
Điểm SP 92

Người theo dõi (6)

Trang Moon
Phan Thanh Tuyết
Tuấn Nguyễn

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Dòng sông quê nước chảy hiền hòa, gắn bó với tôi như một người bạn thân. Sông ôm ấp tôi vào lòng, nâng đỡ tôi, giúp tôi biết bơi.Quên sao được những tháng ngày cùng mẹ ra bờ sông xúc con tôm, con tép, những buổi chiều thả diều trên đê cùng lũ bạn hay khi ngồi cạnh dòng nước hiền hòa bập bẹ đánh vần từng chữ, sông luôn thân thiết với tôi, dõi theo tôi từng ngày. Tuổi thư êm đềm của tôi được những cơn gió từ sông thổi vào làm cho mát mẻ, được những hàng tre trên sông tỏa bóng mát, khi vui, khi buồn, chỉ có sông nghe tôi tâm sự, mỗi lần tủi thân, buồn bực, tôi lại chạy ra bờ sông hét thật to.Tiếng âm ang từ lòng sông vọng lại là lời an ủi duy nhất của tôi, những lúc ấy, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn nhiều, lúc tôi mắc lỗi nhìn thấy gương mặt mình trên mặt nước trong veo tôi lại thấy có thêm động lực để sửa chữa lỗi lầm. Khi tôi vui, sông gợi sóng lăn tăn, những cây tre cây liễu, những chú cá cũng reo vui, xào xạc cổ vũ tôi, chia sẻ cùng tôi niềm vui. Cứ tự nhiên và vô tư như thế, chẳng biết từ lúc nào, tôi đã cảm thấy nhớ dòng sông quê da diết khi cả ngày chưa được gặp nó, thấy lòng lâng lâng mỗi khi đạp xe qua con đường có con sông chảy ngang.Sông với tôi, quấn quýt lấy nhau chẳng ai có thể chia cắt được, có lẽ dòng sông đã trở thành một người bạn không thể thiếu trong tâm hồn nhỏ bé của tôi.

Câu trả lời:

Tháng 3-1946, Xô Viết tối cao Liên Xô thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946-1950) khôi phục lại nền kinh tế sau chiến tranh. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch này là khôi phục sản xuất công nghiệp (trước hết tập trung khôi phục và phát triển công nghiệp nặng) và nông nghiệp bàng mức trước chiến tranh và sau đó vượt xa mức ấy, ổn định lại sản xuất những vùng bị chiến tranh tàn phá. Liên Xô đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế: - Về công nghiệp: đã được hoàn thành trong 4 năm 3 tháng. Sản lượng công nghiệp năm 1950 tăng 75% so với năm 1940, đã xây dựng được 6.000 xí nghiệp mới.
- Về nông nghiệp: đến năm 1950, diện tích và sản lượng đạt được mức trước chiến tranh. Riêng đàn gia súc chưa khôi phục lại được, vì ngành chăn nuôi bị thiệt hại quá lớn trong những năm chiến tranh. - Giao thông vận tải: được khôi phục ngang mức trước chiến tranh; về kỹ thuật được cải tiến hon, nhiều tuyến đường được điện khí hóa; ngành vận tải đường ống được bắt đầu ra đời và nhanh chóng mở rộng. - Thươngnghiệp và tiền tệ: mạng lưới thương nghiệp được mở rộng hơn nhiều so với trước chiến tranh: hệ thống tem phiếu được bãi bỏ, Mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Liên Xô được bước sang thòi kỳ mới – hình thành mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trong khối SEV. Năm 1947, cải cách tiền tệ được thực hiện (1 rúp mới =10 rúp cũ) nhằm khắc phục sự mất giá phần nào của đồng rúp trong những năm chiến ừanh. Do đó, sức mua của đồng rúp được nâng lên.

Câu trả lời:

1. Mở Bài

- Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra thật chân thực bức tranh khung cảnh sinh hoạt của những người dân làng chài, khỏe khoắn, sôi động và tràn đầy sức sống.

- Tác phẩm có sử dụng nhiều biện pháp tu từ, có giá trị biểu cảm, làm khơi gợi nên vẻ đẹp của bức tranh quê hương miền biển. Tiêu biểu là trong hai câu thơ "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió".

2. Thân Bài

- Biện pháp tu từ so sánh trong câu "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"

+ So sánh cái cụ thể (cánh buồm) với cái trừu tượng (mảnh hồn làng)

+ Cánh buồm là mảnh hồn, mảnh tình của quê hương luôn theo sát người ngư dân ra biển, trong đó có nỗi nhớ của người ở lại, nỗi vương vấn của người ngoài khơi về làng chài.

+ Hình ảnh so sánh này mang đậm nét lãng mạn, bay bổng rất đặc trưng cho bút pháp lãng mạn hóa, làm đẹp mọi thứ của Tế Hanh.

- Câu thơ "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"dùng biện pháp nhân hóa.

+ Các từ đặc biệt "rướn", "thâu" thể hiện sự nỗ lực trong lao động của cánh buồm

+ Cánh buồm đang góp sức trong công cuộc lao động của người ngư dân => sự đoàn kết, cống hiến.

3. Kết Bài

- Dù chỉ là những chất liệu thật dung dị đời thường, nhưng bằng bút pháp đặc tả, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa sự vật bỗng như có linh hồn, có tinh thần, làm bạn với con người trong công cuộc lao động thường ngày.