Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?
(‘‘Chiếu dời đô”-Lí Công Uẩn, Ngữ văn 8, tập 2, trang 49)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định kiểu câu ( phân loại theo mục đích nói) của hai câu văn sau “Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
Câu 2 (1,0 điểm). Hai câu văn trên có hành động nói gì?
Câu 3 (2,0 điểm). Đặt 2 câu phủ định (1 câu phủ định miêu tả, 1 câu phủ định bác bỏ).
Phần II. Tạo lập văn bản:
Câu 4 (6,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn ( 6 - 8 câu) trình bày suy nghĩ của em về tác hại dịch bệnh Corola đối với toàn cầu trong đó có sử dụng câu cảm thán và câu cầu khiến. Gạch chân dưới câu đó.
CÂU HỎI BỔ SUNG
Viết đoạn văn ngắn 8 – 10 dòng, chủ đề “Lợi ích của đi bộ đối với môi trường”, trong đó có sử dụng các kiểu câu:nghi vấn, câu cầu khiên, cảm thán. ( Gạch chân xác định các kiểu câu sử dụng)
I. Phần đọc hiểu: (4,0) điểm
…. Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế? Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì ta cần phải đi bộ…
( Trích “ Đi bộ ngao du”, Ngữ văn 8, Tập 2, Trang 100 )
Câu 1: (0,5 đ) Tác giả của đoạn trích trên là ai?
Câu 2: (1,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính.Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
Câu 3: (1 đ) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4 : (1 đ) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau:
“ Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong những cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.”?
II. Phần tạo lập văn bản: 6,0 điểm
Câu 5 : Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu qua bài thơ Khi con tu hú .
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương , ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Câu 1 (1,0 điểm). Câu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.(1) Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người.”(2) thuộc câu gì?
Câu 2 (1,0 điểm).Câu văn:” Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” câu có hành động nói gì?
Câu 3 (2,0 điểm). Đặt 2 câu, một câu cầu khiến, một câu cảm thán (chỉ rõ).
Phần II. Tạo lập văn bản:
Câu 4 (6,0 điểm)..Viết đoạn văn ngắn 8 – 10 dòng, chủ đề “Lợi ích của đi bộ đối với môi trường”, trong đó có sử dụng các kiểu câu:nghi vấn, câu cầu khiên, cảm thán. ( Gạch chân xác định các kiểu câu sử dụng)
Phần I (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu câu :
“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương , ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.
Câu 1 (1,0 điểm). Câu : “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”.(1) Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người.”(2) thuộc câu gì?
Câu 2 (1,0 điểm).Câu văn:” Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” câu có hành động nói gì?
Câu 3 (2,0 điểm). Đặt 2 câu, một câu cầu khiến, một câu cảm thán (chỉ rõ).
Phần II. Tạo lập văn bản:
Câu 4 (6,0 điểm)..Viết đoạn văn ngắn 8 – 10 dòng, chủ đề “Lợi ích của đi bộ đối với môi trường”, trong đó có sử dụng các kiểu câu:nghi vấn, câu cầu khiên, cảm thán. ( Gạch chân xác định các kiểu câu sử dụng)