Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 28
Điểm GP 4
Điểm SP 23

Người theo dõi (4)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

A/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng nhân ái
B/ Thân bài:
1. Giải thích
- Lòng nhân ái là sự yêu thương giữa con người với con người, là sự giúp đỡ, sẻ chia, cảm thông của con người trong xã hội
=> Lòng nhân ái là một phẩm chất quý giá cần được phát huy trong cuộc sống thường ngày
2. Biểu hiện
- Lòng nhân ái được biểu hiện qua những lời nói, suy nghĩ, hành động thường ngày của con người
- Lòng nhân ái có thể là giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thăm nom những người bị tật nguyền
- Người có lòng nhân ái là những người biết suy nghĩ cho người khác, biết yêu thương, cảm thông cho người khác
3. Ý nghĩa
- Lòng nhân ái giúp cho xã hội con người trở nên tràn đầy yêu thương
- Lòng nhân ái giúp cho văn hóa ứng xử của mỗi con người trở nên tốt hơn
- Lòng nhân ái sẽ giúp mỗi người, kể cả người cho đi sự yêu thương và người nhận được sự yêu thương đều vui vẻ, yêu đời
- Lòng nhân ái sẽ giúp chúng ta hoàn thiện hơn về nhân cách, tâm hồn mỗi người cũng thanh thản, vui vẻ
4. Mở rộng
- Phê phán những người ích kỷ, sống chỉ riêng cho bản thân, không biết suy nghĩ cho người khác
- Phê phán những người lợi dụng lòng nhân ái của người khác để vụ lợi
- Phê phán những người có lòng nhân ái nhưng chỉ là giả dối, không chân thành
5. Bài học
- Cần nhận thức được tầm quan trọng của lòng nhân ái đối với cá nhân mỗi người và đối với cả xã hội
- Cần có một lòng nhân ái chân thành, biết giúp đỡ, cảm thông, sẻ chia với mọi người xung quanh
- Là học sinh, cần rèn luyện kĩ lòng nhân ái ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cố gắng học tập tốt để có điều kiện giúp đỡ những người khác
C/ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề nghị luận

Câu trả lời:

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. (1)

" Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Qua khổ thơ, ta thấy được một khát vọng, ước nguyện được dâng hiến cho quê hương, đất nước một cách mạnh mẽ, dứt khoát của nhà thơ Thanh Hải. Điệp từ "ta làm" được lặp lại hai lần làm cho nhịp thơ trở nên nhịp nhàng, uyển chuyển, đồng thời cũng khẳng định được ước muốn, quyết tâm mãnh liệt của nhà thơ. Nếu như ở khổ thơ đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" thì đến khổ thơ thứ tư, tác giả lại xưng "ta", sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy đã cho thấy "tôi" đã hòa nhập vào với tập thể, với dân tộc, ước nguyện của riêng nhà thơ cũng đã trở thành ước nguyện chung của nhiều người, của cả dân tộc. Ước nguyện của tác giả không phải là ước nguyện quá cao sang, vĩ đại mà những tâm nguyện, những suy nghĩ, ước mốn ấy rất tự nhiên qua những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Tác giả muốn làm "con chim hót", muốn dùng tiếng hót trong trẻo của mình để ngợi ca đất nước, quê hương, mang niềm vui đến cho mọi người. Ngoài ra, tác giả còn muốn làm một bông hoa để dâng hương sắc cho cuộc đời chung, làm cho quê hương trở nên đẹp hơn, hay muốn làm "một nốt trầm xao xuyến" trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, tuy chỉ là một nốt thấp nhưng vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong bản nhạc. Tuy chỉ là những ước muốn giản dị, khiêm nhường nhưng đã nói lên được tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải một cách ý nghĩa, kì diệu.