Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 10
Số lượng câu trả lời 222
Điểm GP 3
Điểm SP 155

Người theo dõi (23)

Baby Baby
Ran Mouri
lê huân
Đỗ Đình Hưng

Đang theo dõi (7)

ngọc kiu <3
phạm nhất duy
Ngô Thúy An
Tân Lương

Câu trả lời:

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Câu trả lời:

Vừa đi học về, em thấy trong hôm nay có nhiều tiếng cười, tiếng nói sao thân thuộc đến thế. A! chị gái em về. Em chạy vội vào nhà, hai chị em ôm chầm lấy nhau mừng rỡ, bố mẹ nhìn chúng em và cười trìu mến.
Nhà em có hai chị em và em là con út trong gia đình. Khi em còn nhỏ, giây phút em cảm thấy mong chờ và hạnh phúc nhất trong một ngày đó là những bữa cơm cả gia đình quây quần, kể những câu chuyện vui trong ngày và những tiếng cười giòn tan quên đi mọi âu lo, vất vả của cuộc sống. Giờ đây, chị gái em đã tốt nghiệp cấp 3 và đi du học xa nhà. Mỗi năm chị chỉ về thăm nhà vào dịp hè. Dù khi chị ở nhà đôi lúc hai chị em chí chóe cãi nhau, nhưng khi chị đi xa em rất nhớ chị.
Kì nghỉ hè của hai chị em bắt đầu bằng cuộc dạo chơi vòng quanh những con phố nhỏ, mua những cuốn sách hay hoặc mua sắm những món đồ nho nhỏ để chị mang đi xa làm kỉ niệm. Những con phố nhỏ khi trời vào hạ dường như nóng nực hơn, que kem mát lạnh trên phố Tràng Tiền giúp chúng em xua tan mọi oi bức. Bao kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong tâm trí em, về những ngày hè, hai chị em được bố cho chọn những món quà như phần thưởng sau một năm học tập vất vả.
Những ngày hè trôi qua thật mau, thoáng chốc đã đến ngày chị phải trở lại trường để học tập. Ngày chị đi, cả nhà ra sân bay mà lưu luyến không rời. Chị dặn em cần cố gắng học thật tốt, còn em thầm mong ở nơi xa chị sẽ luôn giữ gìn sức khỏe để cả gia đình được an lòng. Chị sẽ mãi là người bạn thân thiết nhất với em.

Câu trả lời:

Bài hát hay nhất về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ

"Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" là một trong những bài hát thiếu nhi hay nhất viết về đề tài Bác Hồ với tuổi thơ. Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã là tình cảm kính yêu của thiếu nhi Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh được tác giả khắc sâu vào trong giai điệu và lời ca chân thành, tha thiết, với hình ảnh Hồ Chủ tịch bình dị và gần gũi.

Phong Nhã tên thật là Nguyễn Văn Tường, sinh năm 1924. Ông đã có nhiều tác phẩm viết về thiếu niên nhi đồng như “Cùng nhau ta đi lên”, “Kim Đồng”, “Nhanh bước nhanh nhi đồng”, “Đi ta đi lên”... nhưng “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” được đánh giá là bài hay nhất viết về Bác Hồ và thiếu nhi của ông.

bai-hat-tuoi-tho

"Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" (Ảnh tư liệu)

Thời điểm khi sáng tác ca khúc này, Phong Nhã có nhiệm vụ đưa Đội Thiếu niên Tiền phong Nguyễn Thái Học đi đón và tiễn Bác nhân dịp Bác đến Quảng trường Ba Đình đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Lúc đó là đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi Phong Nhã mới 21 tuổi, là thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, cán bộ phụ trách thiếu nhi.

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của các em nhi đồng khi được gặp Bác, Phong Nhã đã bị tác động mạnh mẽ, khơi gợi niềm cảm hứng sáng tác. Ông tâm sự: “Thấy đàn cháu đứng reo lên Hồ Chí Minh muôn năm, Bác nhoài người ra vẫy tay bằng cả hai tay, thân thiết như người ông thân yêu của đàn cháu. Giây phút ấy tôi cảm động lắm vì Bác là Chủ tịch nước, một lãnh tụ cách mạng lớn mà đối với các cháu thân mật thương yêu đến như vậy, tôi không thể tưởng tượng được… Từ đó tôi thấy cần phải có một bài hát về Bác”.

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” đã ra đời từ ý tưởng đó. Tình cảm kính yêu dành cho Bác Hồ đã thôi thúc cảm hứng sáng tác của Phong Nhã, để rồi ông chỉ mất có một ngày để hoàn thiện tác phẩm: “Trong buổi sinh hoạt đội, anh phụ trách đố các em là: Ai yêu Bác Hồ nhất? Các em nói rằng nhi đồng yêu Bác Hồ nhất rồi cùng nhau hô: Bác Hồ yêu thiếu nhi nhất và thiếu nhi yêu Bác Hồ nhất… Tôi nảy ra ý tứ và cứ thế phát triển”.

Ca từ trong sáng, giản dị nhưng toát lên hình ảnh vị Chủ tịch kính yêu như một người ông, người cha thân thương, gần gũi đến lạ thường. Giai điệu bài hát như theo mãi tuổi thơ mỗi người từng nghe, từng hát, để rồi sau này lớn lên, họ lại hát cho thế hệ sau của mình nghe, truyền lòng kính yêu đối với Bác cho con cái họ, để Bác mãi tồn tại trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” nằm trong chùm tác phẩm được trao tặng “Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật” của nhạc sĩ Phong Nhã./.

Câu trả lời:

Tâm trạng của cậu bé Prăng trong buổi học cuối cùng:

Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và nhận ra những điều khác lạ trong giờ học hôm nay. Thầy Ha-men chẳng giận dữ trách phạt như mọi khi mà còn dịu dàng nói: Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Chú bé dần dần bình tĩnh lại và cảm thấy trong không khí yên lặng của lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc bộ quần áo chỉ dành cho ngày lễ. Cậu thấy ở phía cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ… Cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng, bác phát thư và nhiều người khác nữa. Trí óc non nớt của Phrăng không hiểu nổi tại sao buổi học hôm nay Lại có những chuyện lạ lùng như vậy.

Câu trả lời:

Chiều hôm qua, mẹ em đi khám ở bệnh viện huyện; trong lúc chờ mẹ ngoài hành lang em chú ý đến cô y tá trong phòng điều dưỡng đang chăm sóc bệnh nhân. Cô y tá đó tỉ mi, cẩn thận hỏi han bệnh nhân và luôn tạo cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh. Cũng vì thế mà em ấn tượng với cô y tá đó.

Cô y tá mặc một bộ đồ màu trăng của bệnh viện, trên đầu đội mũ cũng màu trắng. Cô đi một đôi hài màu đen thấp. Dáng cô mảnh mai nên khi có yêu cầu gì khẩn cấp cô có thể chạy đi nhanh chóng.

Trong lúc cô chăm sóc cho bệnh nhân, cô luôn nở nụ cười thật tươi và thật hiền. Giọng nói trầm nhẹ khi trò chuyện với bệnh nhân khiến người khác cảm thấy dễ chịu. Mặc dù trong phòng bệnh có rất nhiều người, ai cũng có nhu cầu chăm sóc, tuy nhiên cô vẫn không hề kêu ca, lần lượt chăm sóc người này sang người khác. Cứ từng người, từng người một đều do bàn tay của cô chăm sóc.

Cô thay ga trải dường cho bệnh nhân, mang thuốc và nước đến tận giường cho bệnh nhân. Có nhiều bệnh nhân khó tính, không chịu uống thuốc, cô đều nhẹ nhàng khuyên bảo. Giọng nói của cô nhẹ nhàng, ngọt ngào khiến cho người bệnh không muốn uống cũng chấp nhận uống thuốc.

Ánh mắt cô khi nhìn bệnh nhân rất trìu mến. Em đã từng bắt gặp những cô y tá khó tính, gắt gỏng bệnh nhân nhưng cô y tá này hoàn toàn ngược lại. Một phòng bệnh có 6 người bệnh nhưng cô đều nhẹ nhàng đến từng giường bệnh hỏi han và tiêm cho bệnh nhân.

Lúc cô tiêm thuốc cho bệnh nhân, cô tiêm rất nhẹ nhàng và động viên mọi người sẽ không đau đâu. Chính điều này đã tạo thiện cảm tốt dành cho cô y tá.

Khi bệnh nhân đau nhức ở chỗ nào, nếu cô có thể giúp được thì cô vẫn sẵn sàng giúp đỡ mà không hề kêu ca bất cứ điều gì.

Em đã từng thấy nhiều cô y tá gắt gỏng bệnh nhân nhưng cô y tá này thì ngược lại. Cô luôn tìm mọi cách để tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

Đối với những chị thực tập mới vào, cô cũng hướng dẫn rất nhiệt tình và chu đáo. Luôn động viên thực tập sinh phải cố gắng hết mình để hoàn thành tốt công việc.

Cô y tá chăm sóc bệnh nhân này thực sự khiến cho em khâm phục vì đức tính cần cù, chịu khó cũng như có tấm lòng bồ tát với mọi người.

Chủ đề:

Ôn tập mỹ thuật 7

Câu hỏi:

Mjk xl vì đã tham gia gian lận trong 1 cuộc thi mĩ thuật tự tổ chức của bạn Ku cậu lãng tử@S vì thế nên mjk lập 1 cuộc thi đơn giản thôi về môn hội họa m.n tham gia nhé(trừ các ctv)và hi vọng họ sẽ ko xóa mjk nếu ko sẽ kiện liền@S vì thế m.n tham gia đầy đủ nhé ahihi cuối lời ai có số like(hay số tick đúng sẽ đc qua vòng ai có số like hay tikck ít sẽ bị loại.

Mong mọi người tham gia nhiều nha mình mong các bạn sẽ tham gia và vượt qua vòng loại.

Cuối lời mình mong mọi người sẽ thi hk2 tốt.

Thân ái:lê trần văn minh