Cho tam giác nhọn ABC kẻ đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC, trên tia đối MH lấy điểm K sao cho MK=MH.
a) Chứng minh góc EBH= góc DCH
b) Chứng minh tứ giác BHCK là hình bình hành
c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác BHCK là hình thoi
Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có AB= 2BC. Gọi E và F lần lượt là trung điểm của AB và CD.
a) Chứng minh tứ giác AECF là hình bình hành.
b) Tứ giác AEFD là hình gì? Tại sao?
c) BD cắt AF và CE lần lượt tại H,K. Chứng minh rằng DH= HK= KB.
d) Gọi O là giao điểm của EF và HK. Chứng minh rằng H đối xứng với K qua O.
Bài 2: Cho tam giác ABC nhọn (AB<AC), các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC và K là điểm đối xứng của H qua M.
a) Chứng minh tứ giác BHCK là hình bình hành.
b) Chứng minh BK \(\perp\)AB
c) Gọi I là đối xứng của H qua BC. Chứng minh IK//BC
d) Tứ giác BIKC là hình gì? Vì sao?
Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D và I lần lượt là trung điểm của BC và AC. Gọi E là điểm đối xứng của A qua D và H là chân đường vuông góc kẻ từ C tới tia BI.
a) Tứ giác ABEC là hình gi? Tại sao?
b) Chứng minh CE= 2DI
c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác ABEC là hình vuông
d) Chứng minh \(EH\perp AH\)
Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A có BC= 20 cm, AB= 12cm, AM là đường trung tuyến. Gọi K và I là chân đường vuông góc kẻ từ M đến AB và AC, N là điểm đối xứng của M qua I.
a) Các tứ giác AKMI và AMCN là hình gì? Vì sao?
b) Tính diện tích tứ giác AKMI.
c) Tam giác vuông ABC có thêm điều kiện gì thì AMCN là hình vuông?
Bài 1: Rút gọn các biểu thức sau:
a) \(3x^2\) - 2x( 5+ 1,5x) +10
b) 7x ( 4y- x) + 4y( y-7x) - 2( \(2y^2\) - 3,5x)
c) \(\left\{2x-3\left(x-1\right)-5\left[x-4\left(3-2x\right)+10\right]\right\}.\left(-2x\right)\)
Bài 2: Tìm x, biết:
a) 3( 2x -1) - 5( x -3) + 6( 3x -4) = 24
b) \(2x^2+3\left(x^2-1\right)=5x\left(x+1\right)\)
c) \(2x\left(5-3x\right)+2x\left(3x-5\right)-3\left(x-7\right)=3\)
d) \(3x\left(x+1\right)-2x\left(x+2\right)=-1-x\)
Bài 3: Tính giá trị của các biểu thức sau:
a)\(A=x^2\left(x+y\right)-y\left(x^2+y^2\right)+2002\) Với \(x=1;y=-1\)
b) \(B=5x\left(x-4y\right)-4y\left(y-5x\right)-\dfrac{11}{20}\) Với \(x=-0,6;y=-0,75\)
Bài 4: Chứng tỏ rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị biến:
a) \(2\left(2x+x^2\right)-x^2\left(x+2\right)+\left(x^3-4x+3\right)\)
b) \(z\left(y-x\right)+y\left(z-x\right)+x\left(y+z\right)-2yz+100\)
c) \(2y\left(y^2+y+1\right)-2y^2\left(y+1\right)-2\left(y+10\right)\)
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức:
a) \(A=\left(x-3\right)\left(x-7\right)-\left(2x-5\right)\left(x-1\right)\) Với \(x=0;x=1;x=-1\)
b) \(B=\left(3x+5\right)\left(2x-1\right)+\left(4x-1\right)\left(3x+2\right)\) Với \(\left|x\right|=2\)
c) \(C=\left(2x+y\right)\left(2z+y\right)+\left(x-y\right)\left(y-z\right)\) Với \(x=1;y=1;z=\left|1\right|\)
Bài 1: Nêu các đới khí hậu, các kiểu khí hậu và so sánh các kiểu khí hậu. Liên hệ Việt Nam.
Bài 2: Nêu đặc điểm sông ngòi châu Á, giá trị của sông ngòi. Liên hệ Việt Nam.
Bài 3: Nêu thế mạnh và hạn chế về tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội châu Á. Liên hệ Việt Nam.
Bài 4: Nêu các tôn giáo chính của châu Á. Liên hệ Việt Nam.