Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nam , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 94
Số lượng câu trả lời 469
Điểm GP 85
Điểm SP 566

Người theo dõi (56)

Đang theo dõi (13)


Câu trả lời:

Dựa trên những thành tựu khoa học của thời đại lúc đang sinh sống, Engels đã phân chia vận động thành 5 hình thức cơ bản (xếp từ đơn giản đến phức tạp). Đó là:

- Vận động cơ học (là sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian).
- Vận động vật lý (tức sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt điện, v.v.).
- Vận động hóa học (vận động của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất).
- Vận động sinh học (trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường).
Vận động xã hội (sự thay đổi, thay thế các quá trình xã hội của các hình thái kinh tế - xã hội).

Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Nhưng các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Ví dụ: Trong vận động vật lý thì bao gồm vận động cơ học, trong vận động hóa học vì bao gồm vận động vật lý và trong vận động sinh học bao gồm vận động hóa học và vận động xã hội bao gồm vận động sinh học cũng như tất cả các vật động nêu trên. Tuy nhiên vận động cơ học không thể bao gồm vận động xã hội.
Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất. Từ vận động cơ học đến vận động xã hội là sự khác nhau về trình độ của sự vận động, những trình độ này tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất. và trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể gắn liền với nhiều hình thức vận động khác nhau. Dù vậy, bản thân sự tồn tại của sự vật đó thường đặc trưng bằng một hình thức vận động cơ bản.
Chính bằng sự phân loại các hình thức vận động cơ bản, Engels đã góp phần đặt cơ sở cho sự phân loại các khoa học tương ứng với đối tượng nghiên cứu của chúng và chỉ ra cơ sở của khuynh hướng phân ngành và hợp ngành của các khoa học.

Câu trả lời:

Tiếp phần hệ thống kiến thức về quần thể, fmgroup sẽ tiếp tục hệ thống kiến thức về phiên mã và dịch mã, một chủ đề luôn có trong đề thi tốt nghiệp phổ thông và chiếm nhiều nhất trong các phần tinh toán trong đề thi.

Phiên mã là gì?

Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền trên mạch mã gốc của gen (ADN) sang mARN theo nguyên tắc bổ sung.

Trong nhân tế bào gen mang mật mã di truyền nhưng lại nằm cố định trên NST không thể di chuyển được. Để giúp gen làm nhiệm vụ truyền thông tin và điều khiển quá trình dịch mã phải nhờ đến một cấu trúc khác đó là mARN – bản sao của gen.

Sau khi mARN được tổng hợp xong sẽ di chuyển ra ngoài tế bào chất với vai trò là bản sao của gen để điều khiển quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi pôlipeptit

Cấu trúc và chức năng của các loại ARN

Loại ARN

Cấu trúc

Chức năng

mARN

- Mạch thăng.

- Đầu 5' có trình tự nuclẻôtit đặc hiệu đề ribôxôm nhặn biết, gắn vào.

- Làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.

- Sau khi tồng họp prôtêin. mARN thường được các enzvm phản hủy

tARN

Có nhiêu loại tARN. mối phản tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã (anticôdon) và 1 đầu đề liên kết với axit amin tương ứng.

- Một đằu mang bộ ba đối mã (Anti codon); một đẩu gắn với axit amin

Vặn chuyến axit amin tới ribôxồm đề tham gia tồng họp chuồi pôlipeptit.

- Nhặn biết bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bồ sung.

rARN

Gôm 2 tiêu đơn vị két họp với proteinn tạo nên ribôxôm.

Là nơi diển ra tông họp chuồi pôlipeptit.

Diễn biến của cơ chế phiên mã như thế nào?

Quá trình phiên mã được bắt đầu khi enzim ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của genàgen tháo xoắn và tách 2 mạch đơn, ARN-polimeraza di chuyển dọc theo mạch khuôn giúp cho các ribonucleotit tự do trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A- U, G - X) tạo nên phân tử mARN theo chiều 5’à 3’.

Đối với sinh vật nhân thực khi toàn bộ gen được phiên mã thì mARN sơ khai được cắt bỏ intron và nối các exon với nhau thành mARN trưởng thành

Hãy so sánh giữa tự nhân đôi ADN và phiên mã nhé.

Tự nhân đôi ADN

Phiên mã

- Chịu sự điều khiển của enzyme ADN-pôlimeraza

- Thực hiện trên cả 2 mạch (mạch gốc tổng hợp liên tục, mạch bổ sung tổng hợp gián đoạn)

- 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A,T,G,X

- Sản phẩm tạo thành là ADN mạch kép

- Chịu sự điều khiển của enzyme ARN-pôlimeraza

- Chỉ thực hiện trên mạch gốc (vì ARN chỉ có 1 mạch đơn)

- 4 loại nu sử dụng từ môi trường là A,U,G,X

- Sản phẩm tạo thành là ARN mạch đơn

- Khi thực hiện tự nhân đôi hoặc phiên mã thì NST chứa ADN phải ở trạng thái tháo xoắn

- Đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và khuôn mẫu

- Được thực hiện trong nhân tế bào với khuôn mẫu là ADN

- Mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’--> 3’

Dịch mã là gì?

Dịch mã là quá trình chuyển mã di truyền chứa trong mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit của prôtêin để chuẩn bị cho quá trình dịch mã 2 đơn vị lớn – nhỏ của ribôxôm tiến đến mARN và liên kết với nhau qua mARN

Diễn biến của cơ chế dịch mã như thế nào?

Diễn biến qua hai giai đoạn bắt từ giai đoạn Hoạt Hóa A. Amin. Ở giai đoạn đầu tiên, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, các axit amin được hoạt hóa và gắn với tARN tương ứng tạo thành phức hợp aa-tARN.

Giai đoạn tiếp theo là dịch mã và hình thành chuỗi polipeptit. Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu. Phức hợp mở đầu Met-tARN mang bộ 3 đối mã UAX bổ sung chính xác với bộ 3 mở đầu AUG trên mARN sau đó tiểu đơn vị lớn ribôxôm mới lắp ráp tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh sẵn sàng dịch mã.

Tiếp đến là sự di chuyển của aa1-tARN và aa2-tARN. Aa1-tARN gắn vào vị trí bên cạnh, bộ 3 đối mã của nó cũng khớp với bộ 3 của axit amin thứ nhất theo NTBS. Enzim xúc tác tạo thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1 (Met-aa1). Ribôsôme dịch chuyển đi 1 bộ 3 đồng thời tARN được giải phóng khỏi ribosome. Sau đó, aa2-tARN lại tiến vào ribôsôme, quá trình cũng diễn ra như đối với aa1.

Quá trình dịch mã cứ tiếp tục diễn ra cho đến khi gặp 1 trong 3 bộ 3 kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dừng lại. Ribôsôme tách khỏi mARN, giải phóng chuỗi polipeptit. Sau đó Met cũng được cắt bỏ khỏi chuỗi polipetit, chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được hình thành.

Axit amin mở đầu ở sinh vật nhân sơ là fMet, ở sinh vật nhân thực là Met

* Ví dụ: Một gen có 3000 nu khi gen này tham gia phiên mã và dịch mã ta có những vấn đề lưu ý sau:

Số bộ 3 trên gen là 1000 bộ 3

Số bộ 3 trên mARN được tạo thành sau dịch mã là: 500 bộ 3 vì mARN chỉ có 1 mạch

Số a.a trong chuỗi pôlipeptit sơ khai = 499 axit amin (bộ 3 kết thúc không mã hóa a.a)

Số a.a trong chuỗi pôipeptit hoàn chỉnh = 498 axit amin (trừ Met bị cắt bỏ sau khi tổng hợp xong)

Số liên kết peptit trong chuỗi pôlipeptit = số axit amin - 1

Mỗi tARN chỉ vận chuyển một loại axit amin với một bộ ba đối mã đặc hiệu mà thôi.

Pôliribôxôm là gì?

Trên mỗi phân tử mARN, thường có nhiều ribôxôm hoạt động cùng lúc tạo thành poliribôxôm. Như vậy mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp nhiều chuỗi polipeptit cùng lúc.

Mối liên hệ ADN – mARN – prôtêin – tính trạng

Nhân đôi

Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ tế bào con thông qua cơ chế nhân đôi. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành đặc điểm bên ngoài của cơ thể (tính trạng) thông qua các cơ chế phiên mã và dịch mã.

Câu trả lời:

1. Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến món ăn?

- Đun nấu lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước như sinh tố C, sinh tố nhóm B và PP.

- Rán lâu sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong chất béo như sinh tố A, D, E, K.

Những điểm cần lưu ý khi chế biến món ăn:

- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.

- Khi nấu tránh khuấy nhiều.

- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần.

- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm.

- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng dễ bị thoái hóa, biến chất hoặc tiêu hủy bởi nhiệt. Do đó, cần phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt hợp lí trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao.

a. Chất đạm: Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chín), giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi.

b. Chất béo: Đun nóng nhiều (vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi), sinh tố A trong chất béo sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất.

c. Chất đường bột

- Chất đường bột sẽ bị biến mất, chuyển sang màu nâu, có vị đắng khi đun khô đến 180 độ C.

- Chất tinh bột dễ tiêu hơn qua quá trình đun nấu. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao, tinh bột sẽ bị cháy đen và chất dinh dưỡng sẽ bị tieu hủy hoàn toàn.

d. Chất khoáng: Khi đun nấu, một phần chất khoáng sẽ hòa tan vào nước.

e. Sinh tố: Trong quá trình chế biến, các sinh tố dễ bị mất đi, nhất là các sinh tố dễ tan trong nước.

Cần áp dụng hợp lý các quy trình kĩ thuật trong chế biến món ăn để hạn chế phần nào sự hao mất sinh tố.

GHI NHỚ

Câu trả lời:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta không thuần nhất trên toàn quốc, phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt sau đây :
a)Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ấm ướt; mùa hè nóng và nhiều mưa.
b) Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Thị trấn Sa Pa ở độ cao trên 1500 m quanh năm mát lạnh, có nhiều sương mù và có lúc chìm trong mưa tuyết (hình 31.1). Thời tiết miền núi cao thường khác nghiệt và biến đổi nhanh chóng. Ta như thấy có cả bốn mùa trong một ngày.

Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão... Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ vì thế gặp nhiều khó khăn.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/tinh-da-dang-va-that-thuong-cua-khi-hau-viet-nam-c91a13009.html#ixzz5msEk1a3o

Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của nước ta không thuần nhất trên toàn quốc, phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt sau đây :
a)Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ấm ướt; mùa hè nóng và nhiều mưa.
b) Miền khí hậu phía Nam, từ dãy Bạch Mã trở vào có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
Khu vực Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
Khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Sự đa dạng của địa hình nước ta, nhất là độ cao và hướng của các dãy núi lớn đã góp phần quan trọng hình thành nhiều vùng khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Thị trấn Sa Pa ở độ cao trên 1500 m quanh năm mát lạnh, có nhiều sương mù và có lúc chìm trong mưa tuyết (hình 31.1). Thời tiết miền núi cao thường khác nghiệt và biến đổi nhanh chóng. Ta như thấy có cả bốn mùa trong một ngày.

Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão... Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ vì thế gặp nhiều khó khăn.


Chủ đề:

Ôn tập âm nhạc 8

Câu hỏi:

Ai gieo tình này, ai mang tình này, để lệ trên khóe mi cay
Ai đưa về nhà, ai cho ngọc ngà, giờ người xa cách ta
Từng là một thời thiếu nữ trong vùng quê nghèo
Hồn nhiên cài hoa mái đầu
Dòng người vội vàng em hóa thân đời bẽ bàng
Rời xa tình anh năm tháng ...
[Điệp khúc]
Ôi phút giây tương phùng anh nhớ và mong
Dòng lưu bút năm xưa in dấu mãi đậm sâu
Trong nỗi đau anh mệt nhoài
Trong phút giây anh tìm hoài
Muốn giữ em ở lại một lần này vì anh mãi thương
Xa cách nhau thật rồi sương trắng chiều thu
Ngày em bước ra đi nước mắt ấy biệt li
Hoa vẫn rơi bên thềm nhà
Lá xát xơ đi nhiều và
Anh chúc em yên bình mối tình mình hẹn em kiếp sau ...
Thoáng thoáng, ngày miêng mang, giờ con nước dài thênh thang
Không trách, người không thương, mà hương tóc còn vương vương
Rap:
Gửi tặng em màu son cỏ dại
Chút bình yên trên môi bỏ lại
Nước mắt nào thấm đẩm cả hai vai
Mắt phượng mày ngài người phải tìm đến thiên thai
À ơi câu hát em không cần những lời khuyên
Em buông thả mình và chẳng màng đến tình duyên
Đời em phiêu bạc đau đớn lắm lúc cũng vì tiền
Thương thân em khổ để một lần cùng chí tuyến ...
Giờ em ở nơi khuê phòng
Ngày mai nữa em theo chồng
Và tô má em thêm hồng ôi đớn đau lòng ôi đớn đau lòng
Bình minh dẫn em đi rồi
Vòng xoay bánh xe luân hồi
Hoàng hôn khuất sau lưng đồi ôi vỡ tan rồi ôi vỡ tan rồi!
Một ngày buồn mây tím, em về thôn làng ...
Mẹ cha của em vỡ òa ...
Giọt lệ chạnh lòng em khóc, thương người sang đò
Hồng nhan bạc phận - sóng gió!
[Điệp khúc]
Ôi phút giây tương phùng anh nhớ và mong
Dòng lưu bút năm xưa in dấu mãi đậm sâu
Trong nỗi đau anh mệt nhoài
Trong phút giây anh tìm hoài
Muốn giữ em ở lại một lần này vì anh mãi thương
Xa cách nhau thật rồi sương trắng chiều thu
Ngày em bước ra đi nước mắt ấy biệt li
Hoa vẫn rơi bên thềm nhà
Lá xát xơ đi nhiều và
Anh chúc em yên bình mối tình mình hẹn em kiếp sau ...