Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hải Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 61
Điểm GP 9
Điểm SP 72

Người theo dõi (17)

Đang theo dõi (14)

Cầm Đức Anh
Sách Giáo Khoa
Lưu Hạ Vy
Hà Đức Thọ

Câu trả lời:

2.Nhân vật "tôi" trong "lão Hạc" là hình ảnh đại diện cho tác giả Nam Cao, thông qua những cảm xúc, suy nghĩ của mình tác giả làm bật lên sự thương yêu, tinh thần nhân đạo đối với người nông dân phong kiến.
Ông giáo - nhân vật "tôi" từng nghĩ về lão Hạc là một người dở hơi, lẩm cẩm. Nhưng cách nghĩ của ông dần thay đổi khi nhìn rõ những phẩm chất tốt đẹp của Lão Hạc. Đối với ông giáo, "phải cố mà tìm hiểu họ" thì mới thấy rằng những người lắm khi" gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi" ấy chính là "những người đáng thương. Đó là những tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn bên trong vẻ ngoài ngớ ngẩn, xấu xí. Nhưng trong cuộc sống, ít ai chịu kiên nhẫn tìm hiểu về họ, bởi vì "cái bản tính tốt của họ thường bị những nổi khổ cực, lo lắng trong cucộ sống "che lấp mất". Nhân vật tôi đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và nhìn nhận những người như Lão Hạc có chiều sâu, không hời hợt, và nhất là không được thành kiến, tàn nhẫn. Những triết lí của nhà văn Nam Cao được thốt lên từ đáy lòng nên vô cùng chân thật và xúc động, những mạch văn thấm đẫm tình yêu thương con người nên tạo được sự đồng cảm nơi người đọc. Chốt lại, ta có thề nói "nhân vật Tôi" rất cảm thông, thể hiện sự quan tâm của mình đối với những con người cao quý tưởng chừng lắm gàn dở.

Câu trả lời:

Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ hoạ sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi.Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và… O’ Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ…. đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ – dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá – trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh… nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.

Câu trả lời:

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Hành động của chị Dậu trong hoàn cảnh đó không thể khác được. Để bảo vệ tính mạng của chồng, chị không thể không chống lại hành động dã man của bọn cường hào, tay sai Lí trưởng. Tức nước thì phải vỡ bờ. Có áp bức thì phải có đấu tranh. Chị là một phụ nữ mà đã lần lượt quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng. Hành động đó đã thể hiện tính cách anh hùng của chị Dậu. Lòng căm thù đã tạo ra một sức mạnh bất ngờ. Tuy bản chất của chị thật hiền lành nhưng trước hành động bất nhân của bọn tay sai hung ác thì chị phải bất khuất chống cự. Tình thương chồng và lòng căm thù bọn thống trị đã tạo cho chị một sức mạnh vô biên. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, lòng yêu thương và lòng căm thù. Thật không ngờ kẻ đại diện cho chính quyền lại thất bại thảm hại trước hành động đấu tranh của một người phụ nữ: tên cai Lệ ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng lảm nhảm còn người nhà Lí trưởng thì ngã nhào ra thềm. Nếu chị không có hành động chống cự lại bọn tay sai hung ác này thì làm sao anh Dậu chịu đựng nổi nếu bị tên cai Lệ trói cổ. Hành động của chị là hành động phản kháng của giai cấp bị trị: Phải đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, nếu không đấu tranh thì mãi mãi bị đè đầu, cưỡi cổ.

Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

Với nghệ thuật xây dựng và bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật, đoạn trích đã khắc họa tính cách điển hình của chị Dậu. Không chỉ thế, tác giả còn lên án, tố cáo xã hội phong kiến đã dồn đẩy người lao động đến chân tường khiến họ không có lối thoát.

Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện, ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng.

Câu trả lời:

Tôi đi học là một truyện ngắn đầy chất thơ.Chất thơ tỏa ra từ tâm hồn mơ mộng giàu cảm xúc của nhà văn xứ Huế-Thanh Tịnh.Truyện tuy ngắn nhưng hàm súc và cô đọng.Ý tứ của truyện tinh tế,khơi gợi sâu xa vào những kỉ niệm trong tâm hồn của mỗi người.

Truyện ngắn Tôi đi học xây dựng dựa trên dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình-hoài niệm về ngày đầu tiên cắp sách tới trường.Dòng hoài niệm đầy chất thơ ấy được mở đầu bằng những làn gió thu mát rượi,những đám lá vàng rơi và những đám mây “bàng bạc”.Tháng chín mùa thu đã đến và những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên cứ thế ùa về.

Ngày khai trường hôm ấy,cậu con trai được mẹ âu yếm dẫn đi vẫn trên con đường cũ mà hôm nay sao thấy lạ.Cảnh vật đang thay đổi hay chính lòng mình thay đổi. “Tôi đã lớn” và “hôm nay tôi đi học”.Cách dẫn dắt giản dị mà hợp lý.Có thể lắm chứa.Vì ngày đầu tiên đến trường mấy ai không có những kỉ niệm khó quên.Cậu bé thấy mình “trang trọng và đứng đắn”.Hai quyển vở mới trên tay cậu “đã bất đầu thấy nặng”,khiến cậu nảy ra một ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ “chắc chỉ người thành thạo mới cầm nổi bút thước”.Thanh Tịnh thật là tinh tế.Đoạn văn tưởng tượng và hoài niệm nhưng sự việc cứ ngỡ như đang xảy ra trước mắt,gần gũi quá,thân thuộc quá với tất cả mọi người.
Dòng cảm xúc cũng như chất thơ của truyện lại tiếp tục được lan tỏa khi cậu học trò nhỏ tay trong tay mẹ bước qua cổng trường Mĩ Lý.Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật phát huy sức mạnh khi tác giả tìm đến những biến thái tinh vi trong tâm hồn câu học trò.Cậu đứng nép mình như “con chim đang đứng bên bờ tổ,nhìn quãng trời rộng muốn bay,nhưng còn ngập ngừng e sợ”.Rồi tiếng trống vang lên,những cậu trò mới “vụng về lúng túng”.Cảm giác của nhân vật “tôi” dường như đang mơn man trở lại trong lòng độc giả.

Nhưng có lẽ đến bây giờ,cái màn chính của buổi tựu trường mới đến.Oâng Đốc đọc những cái tên lần lượt khiến tụi học trò tim như ngừng đập vì xúc động có,vì ngơ ngác có.Và đến rồi sau tiếng vỡ òa của bao cô cậu,buổi học đầu tiên cũng được bắt đầu.Oâi!Cái cảm giác khóc òa không chịu bước vào cái ngôi nhà mà cái gì cũng mới và lạ lẫm hẳn chẳng có gì xa lạ đối với chúng ta.Vậy mà đọc đến đây hẳn ai cũng bùi ngùi rung động về những câu văn tự nhiên mà sắc sảo.

Nhân vật “tôi” lắng lại,quan sát và cảm nhận.Thầy đón tụi học trò nhỏ tuổi,tươi cười gợi cái gì đó vừa quen vừa lạ,vừa thân thuộc gần gũi nhưng cũng vừa cao quý.Còn lớp thì hình như “có một mùi hương lạ”.Chỗ ngồi này từ nay sẽ là của riêng tôi.Và tại sao những bạn kia “tôi” chưa nhìn thấy bao mà chẳng hề xa lạ thầm chí còn “quyến luyến tự nhiên”nữa chứ.Cái cảm giác gần gũi vô cùng.

Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật,không có những đối thoại ồn ào,không có những tình huống cam go quyết liệt.Nhưng chính sự tĩnh lặng,nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn.Nhưng biến thái tâm lý tinh vi,những dòng văn giản dị giàu cảm xúc,lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này. Obama · 4 năm trước 4 Tán thành 1 Không tán thành Báo cáo vi phạm Bình luận Thảo Tôi đi học như là một bức tranh tuổi thơ nhiều màu sắc mà mảng màu nào cũng rộn ràng,cũng đẹp đẽ.Song có thể nói tất cả những màu sắc đều gắn với “màu nền” là dòng cảm xúc của cậu học trò.Những biến thái liên tiếp ấy trong dòng cảm xúc của nhân vật “tôi “ thực giống như những đốm lửa hồng thắp dần lên những kỷ niệm tuổi học trò.

Có thể nói,những cảm xúc “ngây thơ và non nớt” của cậu học trò trong truyện ngắn của Thanh Tịnh cũng là cảm xúc của tôi,của bạn và của tất cả chúng ta,những ai đã từng một lần chập chững cấp sách tới trường.Dòng cảm xúc của nhân vật tôi “tôi” đã khái quát cảm giác chung của mọi người.

Tôi nghĩ,nếu như truyện không phải là dòng hoài niệm thì hẳn những ấn tượng về mặt thời gian ở đầu truyện chỉ là một sự tình cờ.Cái đầu tiên được cảm nhận bằng ấn tượng chứ không phải theo kiểu một thói quen.Người đọc hình dung khá dẽ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn này.Dó là dòng cảm xúc được kết nối từ ba mạch ngắn độc lập mà thống nhất.

Phần đầu truyện,ta bắt đầu xúc động và dường như cũng giống nhân vật,ta “mơn man” với những kỷ niệm ngày xưa.Oâi,kỷ niệm đó dù đã rất xa nhưng sao vẫn ngọt ngào biết mấy.Nhớ lúc đó vào quá nửa mùa thu,mùa của ngày hội khai trường.Ta ngại ngùng theo chân mẹ bước từng bước trên con đường quen thuộc mà lòng đầy băng khoăn thắc mắc.Con đường với ta đã quá quen nay sao có cái gì xa lạ.Phải chăng vì ta đã lớn khôn,ta đã bắt đầu cắp sách tới trường.Cmar xúc ấy hẳn chúng ta đều đã từng trải qua.Trong cái ngày khó quên ấy có một thứ hiện diện quen thuộc với tất cả nhưng cô cậu học trò:đồ dùng học tập.Nhân vật tôi cảm nhận về nó mới độc đáo làm sao “hai quyển vơ mới ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng”.Tôi “ghì chặt” mà “một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất”.Thế là từ nay ta bắt đầu gắn với cái nợ bút nghiên,đèn sách.

Cổng trường mở ra,cũng mở luôn tiếp phần tiếp theo của dòng cảm xúc.Bây giờ không phải lạ lẫm với con đường,cảnh vật mà là lạ lẫm với ngôi trường tiểu học.Ngôi trường trông “xinh xắn và oai nghiêm”.Cái liên tưởng của nhân vật “tôi” thật là thú vị.Tất cả đều lạ,nhưng đang dần thân thiện và hòa hợp. “Tôi” xúc động và xao xuyến nhất là khi nghe tiếng trống giục tiết học đầu tiên.Nhưng rồi “tôi sợ”, “tôi” ngập ngừng nghe theo lời ông đốc.Cảm giác lúc ấy đúng là sung sướng nhưng quả thật sao ta lại thấy xa mẹ ta đến thế.Ta nhớ mẹ vô cùng,muốn sà ngay vào lòng mẹ và chẳng còn muốn đi đâu nữa.

Rồi buổi học đầu tiên cũng bắt đầu.Nhân vật “tôi” miễn cưỡng bước vào trong lớp sau những lời dỗ ngọt ngào của mẹ.Phòng học mới có bao điều lạ,lạ thầy,lạ bạn và cả chổ ngồi của mình đây nữa.Nhưng sao rồi ta lại thấy quen thân nhanh thế:chỗ ngồi ngày sẽ là của ta,nhưng cậu bạn kia chưa biết tên,chưa dám hỏi tên nhưng sao vẫn thấy quen quen.Cái cảm giác đầu tiền vào lớp ấy đúng như cái cảm giác vừa quen vừa lạ.

Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” là dòng biến thái giản dị mà tinh tế.Những cảm xúc đầy ấn tượng chắc chắn không chỉ khơi lại trong tôi mà còn là ở tất cả mọi người những kỉ niệm về cái ngày đầu tiên chạy lon ton theo mẹ đến trường.cái ngày ấy đầy ý nghĩa.Nó khởi đầu cho con đường chinh phục tri thức của mỗi người chúng ta.