1.Chi tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư - một người có nghề ăn trộm, là một chi tiết nghộ thuật quan trọng, nó có ý nghĩa “đánh lừa” độc giả, chuyển ý nghĩ từ tốt đẹp của ông giáo về lão Hạc sang hướng ngược lại. Vì thế, ông giáo đưa ra nhún xét “cuộc đời quả thật... đáng buồn". Đến khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo mới giật mình ngẫm nghĩ vẻ cuộc đời. “Cuộc đời chưa hẳn dã đáng buồn” vì may mà ý trước đó của mình (ông giáo) đã không đúng. Cuộc đòi “vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao quý, những con người lương thiện như lão Hạc không có đất sống, cái giá của người gìn giữ nhân cách đã được nhà văn thế hiện một cách thành công.
2.Nhân vật "tôi" trong "lão Hạc" là hình ảnh đại diện cho tác giả Nam Cao, thông qua những cảm xúc, suy nghĩ của mình tác giả làm bật lên sự thương yêu, tinh thần nhân đạo đối với người nông dân phong kiến.
Ông giáo - nhân vật "tôi" từng nghĩ về lão Hạc là một người dở hơi, lẩm cẩm. Nhưng cách nghĩ của ông dần thay đổi khi nhìn rõ những phẩm chất tốt đẹp của Lão Hạc. Đối với ông giáo, "phải cố mà tìm hiểu họ" thì mới thấy rằng những người lắm khi" gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi" ấy chính là "những người đáng thương. Đó là những tâm hồn vô cùng cao thượng ẩn bên trong vẻ ngoài ngớ ngẩn, xấu xí. Nhưng trong cuộc sống, ít ai chịu kiên nhẫn tìm hiểu về họ, bởi vì "cái bản tính tốt của họ thường bị những nổi khổ cực, lo lắng trong cucộ sống "che lấp mất". Nhân vật tôi đặt ra vấn đề phải có tình thương, có sự cảm thông và nhìn nhận những người như Lão Hạc có chiều sâu, không hời hợt, và nhất là không được thành kiến, tàn nhẫn. Những triết lí của nhà văn Nam Cao được thốt lên từ đáy lòng nên vô cùng chân thật và xúc động, những mạch văn thấm đẫm tình yêu thương con người nên tạo được sự đồng cảm nơi người đọc. Chốt lại, ta có thề nói "nhân vật Tôi" rất cảm thông, thể hiện sự quan tâm của mình đối với những con người cao quý tưởng chừng lắm gàn dở.