Văn bản ngữ văn 8

Tuong Vy Dang Ngoc

Đề bài 1: Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, khi biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc, ông giáo đã thốt lên rằng: Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.. Em hiểu câu nói trên như thế nào?

Đề bài 2: Em hiểu gì về câu: ''1 ng` đau chân có luc nào quên đc cái chân đau....đến ai đc nữa" trog truyện ngắn Lão Hạc???

HELP MEEEEEEEEEEEEgianroigianroigianroi
 

Thảo Phương
1 tháng 11 2016 lúc 12:20

1)Câu nói của ông giáo thể hiện sự thức tỉnh lớn về cuộc đời: cuộc đời buồn về miếng cơm manh áo, nhưng cuộc đời vẫn còn tốt đẹp bởi vẫn còn những con người dám chết để giữ lòng tự trọng.

+ Cuộc đời buồn vì miếng cơm manh áo: thể hiện qua cuộc sống nghèo khổ, túng thiếu của những nhân vật trong Lão Hạc (lão Hạc, ông giáo,... - tham khảo hướng dẫn làm bài của đề 1 ở trên).

+ Cuộc đời vẫn còn tốt đẹp bởi vẫn còn những con người dám chết để giữ lòng tự trọng: thể hiện qua cái chết của lão Hạc. Cái chết của lão là tự nguyện, nó xuất phát từ lòng thương yêu con lớn lao, từ lòng kính trọng đáng kính của ông lão. (làm rõ tình cảnh đáng thương của lão Hạc, vẻ đẹp đáng kính của nhân vật, cách lão lựa chọn cái chết nói lên điều gì?).

Câu nói của ông giáo trước cái chết của lão Hạc là một lời triết lí trữ tình khẳng định một thái độ sống - cách nhìn và cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo của nhà văn Nam Cao.

2)- "...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.

   
Bình luận (0)
Choo Hi
1 tháng 11 2016 lúc 22:04

Mình giải thế này cũng ngắn và chưa hay lắm nên nếu bạn xem câu trả lời của mình thì làm đầy đủ hơn nha! Thanks for reading! :))

Đề 1:

- Trước đó, ông giáo đã thốt lên: "Hỡi ơi lão Hạc!... Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn..." => Nhân vật ông giáo càm thấy bất ngờ và "đáng buồn" vì một con người nhân hậu, trung thực và khí khái như lão Hạc lại làm điều xấu như Binh Tư và bị chính những kẻ như Binh Tư mai mỉa.

- Sau đó, (sau khi chứng kiến cái chết đâu đớn của Lão Hạc vì ăn bả chó), nhân vật ông giáo lại nói khác đi: "Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác... " , đó là sự thức tỉnh của nhân vật ông giáo đã phát hiện ra con người lão Hạc: Ông buồn vì một người cha hết mực thương con, lương thiện, tử tế lại không thể sống được, hơn nữa còn phải chọn một cái chết dữ dội và đau đớn chỉ để không phải tiêu vào tiền của con trai và không phải nhờ vả vào hàng xóm láng giềng...

C2: Đó là một phát hiện sâu sắc và một triết lí sống rất tiến bộ và đúng đắn. Là thaí độ trân trọng con người, khám phá những nét tốt đẹp của con người. Tác giả đã cho ta thấy con người thường bị những đau buồn, lo lắng, ích kỉ che lấp mất bản tính tốt chứ hộ không thực sự xấu xa bỉ ổi... Vì vậy ta cần cảm thông và thương mến

Trở lại bài, chính triết lí sống này đã cho ta thấy rằng nhân vật "tôi" không nỡ giận vợ vì "thị đã khổ quá nhiều rồi" nên bị chính những nỗi vất vả và bản tính ích kỉ che lấp mất bản chất tốt đẹp; cũng nhờ thế nên ông giáo đã thấy những nét đáng quý, đáng trân trọng của con người lão Hạc => ta thấy nhân vật tôi luôn có ý nghĩ tỉnh táo, sáng suốt, xuất phát từ tinh thần nhân đạo cao cả yêu thương trân trọng con người...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
mai anh
Xem chi tiết
Ngọc Khánh
Xem chi tiết
Trần Huệ Mẫn
Xem chi tiết
Trần Huệ Mẫn
Xem chi tiết
Trần Đình Lê Chiến
Xem chi tiết
Nghiêm Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết
Bảo Trân
Xem chi tiết
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết