Đời đường-Trung Quốc trong khoảng thời gian những năm 618-907 thi ca nghệ thuật phát triển vô cùng mạnh mẽ và thu được những thành tựu rực rỡ.Với rất nhiều thi sĩ được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại trong đó ta không thể không thể kể đến Đỗ Phủ (712-770) là một nhà thơ giàu lòng yêu nước thương dân,được tôn vinh là “thi thánh”,là một trong những nhà thơ hiện thực vĩ đại của văn học trung hoa với những sáng tác chạm sâu vào trái tim người đọc.Thơ ông là những bức tranh sinh động,chân thực về xã hội phong kiến,với những mảnh đời cơ cực và về những khát khao bình dị nhất.Ông thấu hiểu nỗi đau của muôn kiếp vì chính bản thân mình cũng đã từng trải qua.
Thân bài Cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
“Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” được sáng tác khi ông đã nếm trải biết bao nhiêu cay đắng ở đời,phản ánh được hiện thực khốc liệt và tình yêu thương đồng loại của đỗ phủ.Tính hiện thực và tinh thần nhân đạo là chủ đề xuyên suốt trong thơ.Bài thơ bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài thơ như vậy.
Những năm tháng Đỗ Phủ phải sống trong cảnh nghèo khó cơ cực.Cuộc sống gia đình ông túng thiếu sống trong một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa phía Tây thành đô.
Bài thơ này được xem là bài thơ hay nhất trong số một trăm bài thơ tiêu biểu của Đỗ Phủ được sáng tác vào những năm cuối đời sống ở thành đô.Mở đầu bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá,đoạn đầu tiên viết về một trận cuồng phong tháng tám:
Tháng tám,thu cao,gió thét già,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa,
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Chỉ với mấy câu thơ đã khái quát được hiện thực tàn khốc từ thiên nhiên,những cơn gió tháng tám đã lật tung mái tranh nghèo.Thật thảm khốc cho mái nhà tranh rách nát của Đỗ Phủ,ông đành bất lực nhìn thiên nhiên tàn phá,một hiện tượng đầy xót xa mà người đọc nhận ra chính là thiên nhiên cứ vô tình với cuộc đời nhiều cay đắng của một người vẫn mải miết cống hiến cho những vần thơ thật đẹp.
Đây cũng chính là thời điểm loạn lạc mà nhân dân Trung Hoa phải đối mặt và trải qua.Binh biến loạn lạc,người dân mất hết nhà cửa,mất người thân,đạo đức suy thoái nghiêm trọng Đỗ Phủ bất lực nhìn xã hội đang rơi vào ngõ cụt:
Môi khô miệng cháy gào chẳng được
Quay về chống gậy lòng ấm ức
Nhà thơ dẫu có “gào” khô cả môi thì cũng không ai thấu,không ai hiểu đành ngậm ngùi “chống gậy lòng ấm ức”.Nỗi xót xa hiện ngay trong từng câu từng chữ khiến cho người đọc không kìm được cảm xúc.xã hội tàn khốc,lòng người lạnh lẽo làm sao cứu vãn nổi.Và tác giả trào ra sự căm tức và oán hận:
Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ
Mở cõi nhà vua chưa bỏ
Bài viết liên quan:
>> Kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi biểu cảm
>> Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng văn xuôi
Hiện thực chiến tranh tàn khốc đang phô bày ra trước mắt những nhà vua nào đâu có thấy cuộc sống của người dân giờ đây đã rơi vào ngõ cụt không thể cứu vãn.Cảnh mưa, ngày thu tàn phá căn nhà khiến cho Đỗ Phủ không thể chợp mắt ngủ được thương vợ thương con và thương chính bản thân mình:
Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
Đêm dài ướt át sao cho trót
Câu thơ như cứa vào lòng người nỗi khắc khoải,xót xa cho một kiếp người,kiếp nghèo long đong lận đận.Nỗi đau đớn tủi nhục của một người tài giỏi nhưng lận đận,tù túng,cái nghèo cứ bám riết lấy.Ông tự trách bản thân mình vô dụng không thể đỡ đần giúp cho vợ con.Đất nước chiến tranh loạn lạc nhân dân thì lâm vào cảnh lầm than.Một bức tranh hiện thực xã hội trung hoa nhiều xót xa và nước mắt.Bằng ngòi bút chân thực,ông đã vẽ nên trước mắt người đọc hiện thực xã hội nhiều ám ảnh.
Và rồi càng mong muốn,càng khát khao được ấm no và mong nhân dân qua khỏi cơ cực nhọc nhằn:
Ước được nhà rộng muôn ngàn gian
Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan
Gió mưa chẳng nũng vững vàng như thạch bàn
Than ôi bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt
Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được
Đây là một khổ thơ giàu giá trị nhân đạo,là một tấm lòng cao cả,vị tha đầy yêu thương của nhà thơ nghèo Đỗ Phủ dành cho nhân dân trung hoa ao ước có một gian nhà rộng lớn để giúp cho nhân dân đỡ lạnh,đỡ khổ trong những ngày mưa gió.Ướ muốn nhỏ nhoi ấy đã nói lên tấm lòng yêu thương vô bờ bến của ông dành cho những người nghèo khổ như ông.Tuy nhiên điều đáng nói ở đâylà ông không “ước” cho mình,chỉ ước cho mọi người.Câu thơ cuối thực sự khiến người đọc nghẹn ngào:
Riêng lều ta nát chịu chết rét cũng được
Dù nghèo dù đói dù cơ cực nhưng ông vẫn tràn đầy lòng vị tha.Dù chịu cảnh “chết rét” ông cũng can tâm để mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Căn nhà tranh bị cơn phong thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi có những tấm tranh bị gió cuốn bay rải rác bên bờ sông,có tấm lại bay tận rừng xa,có tấm rơi nơi mương nước…việc lặp lại từ “tranh” đến hai ba lần chứng tỏ một điều trận phong rất ghê gớm.Căn nhà được bạn bè giúp đỡ giờ đây bị ột trận phong cuốn bay tất cả.
Ngước nhìn những tấm tranh theo gió mà bay đi lòng đầy xót xa và bất lực.Tiếng thơ như lời than thở khóc lóc cho cảnh sống của chính tác giả.Sự đau đớn xót xa được thể hiện rõ hơn ở khổ thơ kế tiếp nhà thơ phải chứng kiến sự phá phách căn nhà của mình cùng với bao trận bão tố mà nhà thơ gọi là “đạo tặc”.
Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức,
Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật
Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre
Kết luận bài Cảm nghĩ về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Bài thơ “bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ đã phản ánh hiện thực xã hội trung hoa lúc bấy giờ,đồng thời người đọc thấy được tấm lòng nhân ái vị tha của cuộc đời với mọi người.