Xác định câu cầu khiến trong những trường hợp sau và chỉ ra đặc điểm hình thức của những câu cầu khiến đó ?
1. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào ? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ !
(Em bé thông minh)
2. Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
(Thạch Sanh)
3. Ông lão ơi ! Đừng băn khoăn quá ! Thôi hãy về đi.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
a. Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
b.Cho biết các câu văn sau, câu nào là câu nghi vấn? Chỉ ra đặc điểm hình thức cho biết đó là câu nghi vấn?
1. Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:
- U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không ? Sao u lại về không thế ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
2. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu !
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
3. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ?
(Trần Quốc Tuấn, Chiếu dời đô)
4. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
(Nam Cao, Lão Hạc)
5. - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
6. Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
7. Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
(Nam Cao, Lão Hạc)