Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 254
Điểm GP 15
Điểm SP 234

Người theo dõi (36)

Đang theo dõi (5)

Hà Thùy Dương
Hà Đức Thọ
violet
Sách Giáo Khoa
Sen Phùng

Câu trả lời:

Trong thời đại ngày nay, người ta có thể đánh giá phần nào về mức độ phát triển và trình độ văn hóa, văn minh của một quốc gia qua bộ mặt của các đô thị và nếp sống của người dân. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên cho nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kĩ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Điều đáng buồn là ở nước ta, hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra những nơi công cộng, bất kể là đâu. Chỉ có thể gọi đích danh hiện tượng trên là lối sống thiếu văn hóa, văn minh.

Nguyên nhân của nó thì có rất nhiều. Thứ nhất là xuất phát từ lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ rất đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không phải là của mình, vậy thì việc gì phải mất công gìn giữ? Rác bẩn, đồ phế thải, xác súc vật chết… cứ ném toẹt ra đường là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận và nguy hại. Bởi thế mới dẫn đến tình trạng rác rưởi tràn ngập đường phố, công viên, sông hồ, kênh rạch…

Nguyên nhân thứ hai là do thói quen xấu đã có từ lâu, khó mà sửa đổi. Người ta tiện tay vứt rác ở bất cứ chỗ nào. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi hoặc vừa đi qua. Thản nhiên, vô tư, chẳng có gì mà phải áy náy (!) Cho nên đến cả những nơi đẹp đẽ như danh lam thắng cảnh hoặc chốn tôn nghiêm như chùa chiền đền miếu… cũng bị biến thành nơi xả rác.

Câu trả lời:

Thế giới của chúng ta đang bị đe đoạ. Nguồn đất, nguồn nước, nguồn không khí đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là hành động xả rác bừa bãi của con người. Là những công dân của thế kỉ XXI, bạn nghĩ gì về hành động đó? Chúng ta cần phải làm gì để trong sạch hoá hành tinh của chúng ta? Đó là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết trước nhất để cứu vãn sự sống này.

Quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người trên trái đất này tạo ra vô vàn các loại rác thải. Nếu không có quy trình xử lí kịp thời và hợp lí sẽ gây tác hại đến môi trường sống. Nhưng làm thế nào để kiểm soát được lượng rác thải? Đó là cả một vấn đề. Thực tế cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận dân cư còn kém. Nhà cửa của mỗi người thường được quét dọn sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mà luôn có ý thức thu gọn lại để xả ra ngoài đường, để miễn sao cho gia đình mình được sạch sẽ. Hiện tượng này phổ biến ở những thành phố nhỏ, thị xã và thị trấn... Có lẽ vì thế mà trên những đoạn đường vắng, chúng ta thường thấy những túi rác, bao rác, đống rác vứt ngổn ngang ở ven đường, ở vỉa hè, thậm chí là ngay trên mặt đường, gây khó khăn cho việc đi lại. Có những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì một bao rác mà ai đó đã cố ý đánh rơi trên đường. Có lẽ chẳng ai ngờ một bao rác lại có thể gây chết người nhưng trớ trêu thay đó lại là sự thật.

Không chỉ riêng gì nơi đô thị đông dân mới ô nhiễm mà ngay trên những miền quê thuần phác tôi cũng đã nhận ra dấu hiệu của sự ô nhiễm. Quanh nhà tôi ở có mấy cái ao khá rộng. Ngày trước nước ao rất trong mát, là nơi bơi lội thoả thích của lũ trẻ con ở làng trong những ngày nóng nực. Vậy mà nay không ai còn dám ngâm mình xuống đó nữa. Mặt nước ao giờ là nơi sinh sống của những đám bèo và cỏ dại. vẫn những túi ni lông, những bao tải to chứa đầy rác bẩn nổi lềnh bềnh cùng với những con cá chết trắng cả mặt nước đen sánh. Tôi thiết nghĩ, một miền quê thuần phác như quê tôi mà còn bị rác thải làm ô nhiễm đến thế này thì những thành phố lớn, những khu công nghiệp khói bụi suốt ngày đêm thì còn đáng sợ đến mức nào?

Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về nạn ô nhiễm và cảnh báo hiện tượng trái đất đang bị huỷ hoại dần. Là một phần của sự sống chúng tà hãy cùng nhau giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người hiểu được vai trò to lớn của môi trường sống. Tích cực đóng góp ý kiến, sáng kiến cải tạo và giữ gìn sự trong lành của tự nhiên, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm sạch đẹp, văn minh và tiến bộ.

Câu trả lời:

Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là hành vi xả rác bừa bãi của chính con người. Là những người chủ của tương lai, chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này và tìm cách cứu vãn môi trường sống đang bị đe dọa. Nghĩ về điều này tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Đừng xả rác bừa bãi và hãy giữ lấy môi trường xanh, sạch, đẹp”.

Môi trường là nơi sinh vật và con người tồn tại. Môi trường sinh thái tốt thì con người khỏe mạnh, cuộc sống sẽ tươi đẹp! Thế nhưng thực tế chó thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao, một số người xả rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Hiện tượng này khá phổ biến, nó làm ô nhiễm môi trường, mất đi mĩ quan của đường phố.nghi-luan-xa-hoi-ve-hien-tuong-xa-rac-bua-bai-cua-con-nguoi-hinh-anh-2

Các bạn ạ! Đất nước Việt Nam của chúng ta có diện tích nhỏ hẹp, dân số mỗi ngày một đông, nếu như hiện tượng này cứ tiếp tục thì môi trường sẽ ô nhiễm nặng, sức khỏe của cộng đồng sẽ bị đe dọa. Đó là chưa kể đến việc ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt sự sống của động vật, sinh vật, đặc biệt là các loài động vật sống dưới nước.

Các bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm. Vứt rác và xả nước thải xuống sông hồ sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Nước thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp đổ xuống sông với hàng loạt hóa chất độc hại có trong nước thải làm nguồn nước sông, hồ bị ô nhiễm. Tôi nghĩ rằng nhìn hồ nước trong veo không một tí rác hay nhìn những con đường sạch bóng không có rác thải thì ta cảm thấy khỏe khoắn hẳn lên. Chẳng phải ông bà xưa thường nói Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm đó sao.

Vậy thì chúng ta phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa của mình và nơi công cộng, không vứt rác ra đường, xuống sông hồ hoặc công viên… không làm ô nhiễm môi trường nước. Chúng ta hãy xem nơi công cộng là mái nhà của chúng ta, giữ môi trường sống thật sạch để có không khí trong lành, mát mẻ và có mĩ quan, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta rất cần “cái khỏe” và “cái đẹp”. Cũng chính từ quan điểm đúng đắn đó mà nhiều người đã thầm lặng quét rác nơi công cộng, bãi tắm hay đường phố. Nếu ta biết ơn những người công nhân vệ sinh môi trường phải tần tảo sớm khuya để quét rác, thu gom rác thải thì không lí gì chúng ta không bỏ rác đúng quy định. Không nên vứt rác bừa bãi ra đường hay ở những nơi công cộng, cũng không nên vứt rác xuống sông, hồ… cần bỏ rác đúng quy định để không ô nhiễm môi trường và tạo nên cái đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Làm được điều này sẽ cứu vãn được môi trường. Mặt khác, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh. Cây xanh đối với không khí cũng như lá phổi đối với con người. Giữ vệ sinh môi trường và tích cực trồng cây xanh là việc làm thiết thực nhất để bảo vệ chính chúng ta và làm cho môi trường sạch đẹp, bầu không khí trong lành hơn. Bảo vệ môi trường là cách sống tốt đẹp nhất.

Đề bài: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường và nơi công công. Em hãy viết một bài nghị luận về vấn đề trên và nêu suy nghĩ của mình về việc bảo vệ môi trường.

Thế giới của chúng ta đang bị đe đoạ. Nguồn đất, nguồn nước, nguồn không khí đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đó là hành động xả rác bừa bãi của con người. Là những công dân của thế kỉ XXI, bạn nghĩ gì về hành động đó? Chúng ta cần phải làm gì để trong sạch hoá hành tinh của chúng ta? Đó là vấn đề mà chúng ta phải giải quyết trước nhất để cứu vãn sự sống này.

Quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người trên trái đất này tạo ra vô vàn các loại rác thải. Nếu không có quy trình xử lí kịp thời và hợp lí sẽ gây tác hại đến môi trường sống. Nhưng làm thế nào để kiểm soát được lượng rác thải? Đó là cả một vấn đề. Thực tế cho thấy ý thức giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận dân cư còn kém. Nhà cửa của mỗi người thường được quét dọn sạch sẽ. Họ không bao giờ vứt rác bừa bãi trong gia đình mà luôn có ý thức thu gọn lại để xả ra ngoài đường, để miễn sao cho gia đình mình được sạch sẽ. Hiện tượng này phổ biến ở những thành phố nhỏ, thị xã và thị trấn… Có lẽ vì thế mà trên những đoạn đường vắng, chúng ta thường thấy những túi rác, bao rác, đống rác vứt ngổn ngang ở ven đường, ở vỉa hè, thậm chí là ngay trên mặt đường, gây khó khăn cho việc đi lại. Có những vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra chỉ vì một bao rác mà ai đó đã cố ý đánh rơi trên đường. Có lẽ chẳng ai ngờ một bao rác lại có thể gây chết người nhưng trớ trêu thay đó lại là sự thật.

Không chỉ riêng gì nơi đô thị đông dân mới ô nhiễm mà ngay trên những miền quê thuần phác tôi cũng đã nhận ra dấu hiệu của sự ô nhiễm. Quanh nhà tôi ở có mấy cái ao khá rộng. Ngày trước nước ao rất trong mát, là nơi bơi lội thoả thích của lũ trẻ con ở làng trong những ngày nóng nực. Vậy mà nay không ai còn dám ngâm mình xuống đó nữa. Mặt nước ao giờ là nơi sinh sống của những đám bèo và cỏ dại. vẫn những túi ni lông, những bao tải to chứa đầy rác bẩn nổi lềnh bềnh cùng với những con cá chết trắng cả mặt nước đen sánh. Tôi thiết nghĩ, một miền quê thuần phác như quê tôi mà còn bị rác thải làm ô nhiễm đến thế này thì những thành phố lớn, những khu công nghiệp khói bụi suốt ngày đêm thì còn đáng sợ đến mức nào?

Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về nạn ô nhiễm và cảnh báo hiện tượng trái đất đang bị huỷ hoại dần. Là một phần của sự sống chúng tà hãy cùng nhau giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp. Hãy tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người hiểu được vai trò to lớn của môi trường sống. Tích cực đóng góp ý kiến, sáng kiến cải tạo và giữ gìn sự trong lành của tự nhiên, làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng thêm sạch đẹp, văn minh và tiến bộ.

Câu trả lời:

1.Mở bài:
-Nhìn vào bộ mặt của các đô thị,ng ta có thể đánh giá trình độ và mức độ phát triển của 1 quốc gia.Ở các nc tiên tiến,vấn đề giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,bảo vệ môi trường sạch đẹp đc quan tâm thường xuyên.
-Ở nc ta,chuyện vứt rác,xả nc bẩn làm ô úê nơi công cộng, khá phổ biến.Có thể gọi hiện tượng này là nếp sống thiếu văn hóa,văn minh.
2.Thân bài:
*Nguyên nhân:
-Do lối sống ích kỉ,chỉ nghĩ đến mình mà k nghĩ đến ng khác (dc:muốn cho nhà mình sạch đem rác vứt ra đừong họặc sông,hồ,công viên…)
- Do thói quen xấu đã có từ lâu(dc: tiện tay vứt rác ở mọi nơi kể cả các khu di tích hay thắng cảnh nổi tiếng)
- Do k ý thức đc hành vi của mình góp phần phá họai môi trường,vô ý thức và thiếu văn hóa.
-Do việc giáo dục ý thức ng dân chưa đc làm thường xuyên và việc xử phạt chưa nghiêm túc.
*hậu quả:
- Mất vẻ mỹ quan đô thị (dc)
-Ô nhiễm môi trường nc,k khí,đất.(dc)
-Góp phần làm phát triển dịch bệnh(dc)
-Tốn kém nhiều trong việc thuê ng dọn dẹp khác khu di tích,đừong phố,công viên….(dc)

*Biện pháp:
-Đẩy mạnh tuyên truyền,giáo dục cho ng dân ý thức bảo vệ môi trừơng.
-Xử phạt nghiêm và nặng với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng xấu tới môi trường
-K chỉ có lực lượng thu dọn rác ở đừong phố mà cần chú ý đến sông ngòi,kênh rạch…
-Quan trọng hơn cả là mỗi ng cần có ý thức,sửa đổi đc thói quen xấu của mình.

3.Kết bài:
-Những hành vi thiếu văn hóa trên rất đáng phê phán vì nó gây ảnh hưởng k nhỏ tới xã hội.
-Mỗi ng cần nhận thức rõ hành vi của mình,cùng nhau bảo vệ môi trừơng,bảo vệ môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con ng khỏi những nguy cơ diệt vong

Câu trả lời:

Xả rác bừa bãi
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay ,vấn đề rác thải đang xuất hiện rất nhiều trong xã hội đã gây ô nhiễm môi trường và làm biết bao sinh vật phải chết . Trong đó vấn đề bức bách nhất là xả rác nơi công cộng . Vậy ta có suy nghĩ gì về hiện tượng trên ?
Ngày nay ,hiện tượng xả rác bừa bãi có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Như ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất ,uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối thì vứt ngay tại chỗ vừa ngồi dù thùng rác để rất gần đó. Tuy vậy ,họ vẫn thản nhiên ,vô tư không có gì áy náy . Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su ,họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác . Họ chỉ biết cái lợi cho riêng mình mà quên mất cái lợi cho cả xã hội ,cộng đồng ,quên đi những người đang sống xung quanh họ và tai hại hơn là họ quên đi cái môi trường mà họ đang sống ,đang hít thở . Và họ chính là những người sống không có trách nhiệm ,đáng bị xã hội lên án và phê phán .
Đầu tiên họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch còn ai bẩn thì mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình ,vậy thì việc gì mà phải gìn giữ . Cứ ném rác xuống đường là có đội vệ sinh dọn dẹp . Cách nghĩ như thế vô cùng thiểu cận và nguy hại làm sao . Nguyên nhân tiếp là do thói quen đã có từ lâu nên khó sửa đổi ,phải có sự nhắc nhở thì mọi người mới không xả rác bừa bãi . Ở các lớp học ,hằng ngày ,các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới có thể giữ cho lớp học sạch đẹp . Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Và khi không được nhắc nhở ,con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Nguyên nhân cuối cùng là do ý thức về vệ sinh của một số người chưa được tốt . Họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là phản văn hóa ,phản văn minh , phá hoại môi trường . Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến việc giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ qui định nơi công cộng chưa đi vào nề nếp . Mặt khác ,nếu so với các nước trên thế giới thì việc xử phạt những người vô ý thức cũng chưa thật nghiêm túc . Ví dụ như ở Singapo ,chỉ cần ném một mẩu giấy ra đường sẽ bị phạt tiền rất nặng và có thể bị đánh giữa đường . Còn ở Việt Nam thì những người vô ý thức vẫn ung dung như không có gì xảy ra vì hình thức xử phạt ở nước ta quá dễ dãi ,nhẹ nhàng chưa đủ sức răn đe .
Với tình hình vứt rác bừa bãi như hiện nay ,thì những hậu quả mà nó gây ra cũng không phải nhỏ . Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người . Và nếu cứ thải rác ra môi trường ngày càng nhiều mà không thu dọn thì sẽ gây ô nhiễm môi trường . Nguồn nước sẽ bị ô nhiễm nặng nề do dân cư ven các con sông đỗ rác xuống sông ,và người nào đó chẳng may dùng nguồn nước này sẽ có thể mắc các bệnh về đường ruột ,bệnh ngoài da …Và độc hại hơn cả là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư hay nước bị nhiễm chì ,nhiễm khuẩn . Rác tồn đọng trên các con kênh ,cống rãnh gây ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân . Và nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan thì sẽ để lại ấn tượng không tốt cho khách du lịch . Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài đường phố ? Lúc ấy ,chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch . Vậy chúng ta hãy chấm dứt những hành vi kém văn hóa ấy để làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn . Và hãy sống theo tinh thần cao đẹp:“Mọi người vì một người ,một người vì một người”
Đối với em ,những hành vi xả rác bừa bãi là những hành động xấu và thật đáng chê trách . Những việc làm đó đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho mọi người ,vì vậy mỗi người dân cần có ý thức khắc phục hiện tượng đó . Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì càng phải có ý thức bảo vệ môi trường . Và hi vọng rằng với những việc làm nhỏ đó ,học sinh chúng em có thể góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên sạch đẹp hơn .

Câu trả lời:

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa . Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp . Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố . Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường .
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần . Tuy vậy , họ vẫn thản nhiên , vô tư không có gì áy náy . Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác . Không chỉ với những nơi công cộng , ở một số khu phố , con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan , rác rưởi ngập đầy khắp lối đi , mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày . Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ ... .

Câu trả lời:

Để chuẩn bị cho đại lễ nghìn năm TL HN, rất nhiều hoạt động tích cực đã đc diễn ra nhằm xây dựng HN trở nên ngày càng mới đẹp hơn, xứng tầm là 1 thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhg bên cạnh những đóng góp to lớn đó lại có những hiện tượng vẫn đã và đang gây bức xúc làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp và nét thanh lịch của thủ đô chúng ta. Một trong số đó là hiện tượng xả rác bừa bãi, vấn đề mà từ trước tới nay vẫn chưa đc giải quyết triệt để.
Hiện tượng này diễn ra ở rất nhiều địa điểm khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau và cũng đc thực hiện bởi những tầng lớp người dân khác nhau. Bởi vậy mà mức độ của chúng cũng có phần khác nhau. Hiện tượng vứt rác bừa bãi có thể đc nhìn thấy ngay trong chính những ngôi nhà – nơi ở và sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Nếu người chủ của ngôi nhà đó khg biết sắp xếp, quét dọn sao cho giữ đc ngôi nhà sạch sẽ, cứ tiện tay cầm một quả chuối lên ăn, ăn xong thì quăng vỏ ra giữa nhà thì chả mấy chốc ngôi nhà đã chất đầy rác thải giống như mỗi bãi chứa. Có những người nhìn nhà cửa thì sạch sẽ thật, nhg nếu ta bắt gặp người đó ở một nơi công cộng nào khác mà người đó lại có hành vi xả rác bừa bãi thì thật sự là còn đáng chê trách hơn. Đó là những kẻ chỉ biết giữ vệ sinh cho bản thân, khg biết giữ gìn cho cả cộng đồng. Những con người như vậy nhìn qua cũng đủ thấy là những kẻ ích kỉ, sống chỉ vì bản thân, làm việc j cũng vì lợi ích riêng, khg có tính cộng đồng.
Việc xả rác ở nơi công cộng cũng đc chia làm nhiều hoàn cảnh khác nhau. Chẳng hạn như ở trường học, hiện tượng học sinh ăn quà vặt rồi quăng giấy kẹo, vỏ hộp ra sân là chuyện bình thường. Nhà trường có nhắc nhở, bảo ban vẫn khg lọt tai. Có nhắc mà khg thực hiện thì cũng như khg. Bởi sau khi nhắc nhở hs xong thì nhà trường đâu có thể lúc nào cũng bắt đc quả tang học sinh đang xả rác. Hầu như ở trường nào cũng có hiện tượng xả rác ra lớp, ra sân trường. Nhiều khi nhìn vào bên trg 1 lớp học hay trên sân trường ta thấy hoàn toàn sạch sẽ, tưởng chừng như học sinh ở đây rất có nề nếp, kỉ luật, nhg thực chất có thể là nhờ những người lao công trg trường ngày ngày gò lưng quét dọn để kiểm lấy một chút đồng lương ít ỏi. Vậy mà có phải học sinh nào cũng hiểu điều đó. Nếu để ý ta có thể nghe đc một số lời nói của học sinh thể hiện sự thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng tới những người công nhân vệ sinh chăm chỉ này, như là: “Khg xả rác thì lao công lấy việc j mà làm?” hay “Lao công đc trả tiền để nhặt rác mà! Đó là việc của họ” hay “Bọn mình chỉ tạo công việc cho họ làm thôi, đấy là giúp họ đấy.” Thật ngạc nhiên vì những lời này đc phát ra từ miệng của những học sinh sống giữa đất thủ đô đầy thanh lịch. Nói ra những lời này mà có bạn không những khg cảm thấy xấu hổ mà ngc lại còn tỏ ra khá khoái chí, xem chuyện này chỉ là bình thường như cơm bữa. Thật khg thể hiểu nổi, lớp học sinh ngày nay, lớp thế hệ trẻ trg tương lai của thủ đô đang tươi đẹp này, mai sau sao có thể tiếp bước cha ông để xây dựng Thăng Long thêm tươi đẹp hơn? Hay họ sẽ là những kẻ sẽ đưa Thủ đô phồn hoa yêu dấu này trở thành 1 bãi chứa rác khổng lồ nếu khg bỏ ngay những tật xấu đó từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường? Khg chỉ riêng j học sinh, các cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước cũng có khg ít người thường xuyên xả rác bừa bãi ra cơ quan, công sở, văn phòng làm việc,... Có thể họ cũng cho rằng việc giữ gìn vệ sinh môi trường khg phải là trách nhiệm của họ, đó là việc của những người lao công. Họ cho rằng họ ở đây là để làm việc chứ khg phải để giữ vệ sinh. Có lẽ họ đã nhầm, cái nhầm thực sự. Bởi giữ vệ sinh là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Nhg nếu như đó đã trở thành thói quen ngấm vào trg con người họ rồi thì thật khó có thể sửa đc.
Cũng tương tự như vậy, những người dân sống ở trg các khu phố, ngõ xóm cũng có những người khg biết giữ gìn vệ sinh chung, cứ tiện đâu vứt đấy. Xe rác đến tận ngõ, rung kẻng choe chóe rõ rành như thế mà cũng có nhà còn ngại khg muốn ra đổ rác. Chỉ cần xách túi rác ra ngoài đầu ngõ, để vào trg xe rác rồi quay trở về là xong. Chỉ mất có tới chưa đầy 3 phút. Công việc rất nhanh gọn lại giúp sạch sẽ cả khu xóm, thế mà có những người sao lười đến thế. Khi tối đến, vì khg vứt rác vào thời điểm xe rác tới, lại khg muốn để túi rác vừa bẩn vừa bốc mùi ở trg nhà mình nên họ đành ra đầu ngõ hoặc đầu phố (ở đâu cũng đc, miễn là cách xa nhà mình 1 chút) và đặt túi rác bên lề đường. Việc làm của những kẻ đó vừa làm mất vệ sinh chung, lại vừa tốn thời gian. Thay vì sử dụng chưa đầy 3 phút ra vứt rác đúng h đúng lúc thì họ lại phải đi 1 đoạn để tìm chỗ vứt cách xa nhà mình, lại vừa phả

Câu trả lời:

Nghị luận về hiện tượng vứt rác thì cần có một số ý chính:

- Hiện trạng: Vứt rác bừa bãi đã trơr thành một thói quen xấu khó bỏ của một bố bộ phận người dân. Dù làng quê hay đường phố, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hiện tượng này.

- Nguyên nhân: Cái chính vấn là do ý thức của một số bộ phận người dân, có thể do vô tình ( không hiểu biết) hay cố tình ( đã biết nhưng vẫn làm ngơ trước môi trường). Bên cạnh đó một phần do các cơ quan chức năng chưa đặc biệt chú ý đến vấn đề này, chưa mạnh tay xử lí những trờng hợp vi phạm,...

- Tác hại: Làm ô nhiễm môi trường( đất, sông hồ, không khí,...), ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của mọi người, làm mất mĩ quan, gây ngập lụt ở các thành phố vào mùa mưa ( do rác làm tác nghẽn các cống ngầm),...

- Giải pháp: Cần có những giải pháp cụ thể và thiết thực. Đầu tiên là tuyên truyền và vận động, nâng cao nhận thức của mọi người về môi trường, tổ chức những "hành trình xanh", dọn dẹp rác ( ở các ao hồ, bãi biển, đường phố,...). Các cấp chức năng cần phải mạnh tay nhắc nhở và xử phạt nghiêm khắc những hành vi xả rác bừa bãi,đồg thời tăng thêm số lượng thùng rác ở các nơi công cộng hay rìa đường ( trên vỉa hè...)