Câu 1. Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địađiểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng ?
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh nướcPháp thua trận sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, hai vùng An-dátvà Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ.
Tên truyện Buổihọc cuối cùng theo em là ngày cuối cùng được học tiếng mẹ đẻ, chứ không phảibuổi học kết thúc niên học.
Câu 2. Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy?Truyện còn có những nhân vật nào và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bậtnhất?
Truyện được kể theo lời của nhân vật chú béPhrăng, thuộc ngôi thứ nhất.
Truyện còn có các nhân vật khác như cụ giàHô-de, bác phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, bác phát thư, những người dân làng,thầy giáo Ha-men và người e gái của thầy, các em học sinh.
Người gây ấn tượng nổi bật nhất là thầygiáo Ha-men, người đã phụng sự đất nước bốn mươi năm bằng nghề dạy học,người đã thể hiện sâu sắc tình yêu nước Pháp bằng cả tấm lòng.
Câu 3. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đãthấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khítrong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, trên đườngđến trường chú bé Phrăng đã thấy rất đông người đọc cáo thị dán trước trụ sởxã. Quang cảnh ở trường sáng hôm đó cũng khác với ngày thường, mọi sự đều bìnhlặng y như một buổi sáng chủ nhật, không ồn ào như hằng ngày. Không khí trong lớphọc có cái gì đó khác thường và trang trọng. Thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịudàng chứ không giận dữ. Trong lớp còn có cụ Hô-de, bác phát thư và nhiều ngườidân làng ngồi ở cuối lớp
Những điều đó báo hiệu sẽ xảy ra một việc rấtquan trọng, hôm đó là buổi học cuối cùng thầy Ha-men dạy các em bài học Phápvăn cuối cùng như là điều được niêm yết ở trụ sở xã.
Câu 4. Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếngPháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Trong buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng rất ngạcnhiên về không khí im lặng trong lớp học, choáng váng khi nghe thầy Ha-men nóilà buổi học bài học tiếng Pháp cuối cùng. Tâm trạng chú bé Phrăng rất hoangmang và lo sợ, rồi đây sẽ chẳng bao giờ được học tiếng Pháp nữa ư, sẽ dừng ở đóư!
Chú bé Phrăng tự giận mình trước đây đã bỏ phí thời gian được học tiếng Pháp, đã trốn học để đi bắt chim. Khi biết hôm nay làbuổi học cuối cùng, chú bé Phrăng mới nhận ra tình cảm yêu mến thầy và quý cácsách vở của mình.
Câu 5. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã đượcmiêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vậtnày về các phương diện:
- Trangphục;
- Tháiđộ đối với học sinh;
- Nhữnglời nói về việc học tiếng Pháp;
- Hànhđộng, cử chỉ lúc buổi học kết thúc.
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?
Thầy giáo Ha-men rất trân trọng buổi dạy học cuối cùngcủa thầy.
- Thầy ăn mặc bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặcbiệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sengấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Thầy nói năng với học sinh dịu dàng, không giận dữquát mắng. Thầy kiên nhẫn giảng bài, chuẩn bị bài học rất chu đáo.
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọingười có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Thầy coi tiếng Pháplà vũ khí, là chìa khóa của chốn lao tù.
- Buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người táinhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: “NƯỚCPHÁP MUÔN NĂM”.
Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ ThầyHamen là người thầy giáo tận tâm với nghề, người yêu nước sâu sắc, và là người yêu tiếng mẹ đẻ vô cùng.