Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 180
Điểm GP 13
Điểm SP 97

Người theo dõi (15)

lê huân
Lam Ly
Lê Khôi Nguyên
Phạm Mai Anh

Đang theo dõi (15)

vũ tiến đạt
Ngố ngây ngô
Đức Hiếu
Đức Minh

Câu trả lời:

Nhà văn Nga Aimatôp có lần đã viết “không thể nói về chiến tranh một cách giản đơn, không thể xem nó như câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Chiến tranh đọng lại thành máu trong sâu thẳm trái tim con người và kể chuyện về nó không phải là điều dễ dàng”. Quả đúng như vậy, kể chuyện về chiến tranh với các nhà văn Việt Nam là điều không dễ dàng, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ 30 năm trường kì của nhân dân Nam bộ. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cây bút trưởng thành từ trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ở Nam bộ lại nhìn về hiện thực đau thương đó bằng một cái nhìn nhân văn, cao đẹp. Vượt lên những mất mát, đau thương của con người, nhà văn ngợi ca về vẻ đẹp của tình cha con, tình đồng đội. Điều này được thể hiện trọn vẹn trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” qua nhân vật bé Thu và câu chuyện cảm động của hai cha con bé Thu- anh Sáu.} Ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam bộ trong 30 năm chiến tranh, “Chiếc lược ngà” được kể lại qua sự chứng kiến của bác Ba, người đồng đội của anh Sáu. Người đã lặng lẽ dõi theo từ đầu đến cuối câu chuyện cảm động của cha con anh Sáu- bé Thu. Qua sự quan sát tinh tế, sâu sắc của bác Ba, chúng ta mới thấm thía hết nỗi đau của người dân Nam bộ trong chiến tranh và sức mạnh của tình cha con thiêng liêng, bất tử. Bé Thu trong câu chuyện, cũng như bao cô bé miền Nam khác đều thiếu thốn tình cha từ nhỏ do cuộc chiến tranh. Khi anh Sáu ra đi, em chưa đầy một tuổi, tám năm trời, cha con em chỉ biết nhau qua hai tấm ảnh. Lần về phép ba ngày của anh Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ nhau, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng nhà văn lại đặt bé Thu vào một tình huống đầy éo le: vì một sự hiểu lầm trẻ con, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba, đến lúc nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tập kết. Và lần gặp mặt ấy, là lần gặp mặt đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con em. Tuy nhiên, từ tình huống truyện éo le ấy, người đọc vẫn nhận ra đặc điểm riêng, cá tính riêng của nhân vật bé Thu: một cô bé tám tuổi bướng bỉnh nhưng dễ thương và đặc biệt có tình yêu ba sâu sắc, mãnh liệt. Tình yêu ấy được thể hiện trong hai hoàn cảnh trái ngược nhau, trước và sau khi sự hiểu lầm trong em được bà ngoại giải đáp. Lúc chưa chịu nhận anh Sáu là ba, Thu là một cô bé trẻ con, bướng bỉnh và đáo để đến nỗi làm anh Sáu đau lòng vì thái độ khước từ tình thương ba dành cho em. Phút đầu tiên hai ba con gặp mặt, trái ngược với nỗi mong nhớ, sự sốt ruột và suy nghĩ của anh Sáu, bé Thu vụt chạy đi, nét mặt đầy sợ hãi kêu “má, má” để lại anh Sáu đứng một mình “nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai cánh tay buông xuống như bị gãy”. Trong ba ngày anh sau ở nhà, anh không dám đi đâu vì muốn ở bên con, vỗ về, chăm sóc và bù đắp sự thiêu thốn trong 8 năm qua cho nó nhưng bé Thu lại tỏ ra cứng đầu, không chịu nhận anh, cũng không chịu gọi anh một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nhà văn đã xây dựng một loạt các chi tiết để miêu tả tâm lí, thái độ rất trẻ con, cố chấp của bé Thu. Khi má bắt kêu ba vô ăn cơm, doạ đánh để cô bé gọi ba một tiếng, Thu vẫn chỉ nói trống không “vô ăn cơm! cơm chín rồi”, “con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” mà Thu thốt lên làm anh Sáu đau lòng đến mức “không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười”. Thậm chí, ngay cả khi bị má đặt vào một hoàn cảnh khó khăn để buộc Thu gọi anh Sáu một tiếng ba là chắt nước nồi cơm to đang sôi, Thu cũng lại nói trống không “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Sự im lặng của anh Sáu và cả sự gợi ý của bác Ba đều không thể làm cô bé gọi tiếng “ba” đơn sơ, giản dị. Tiếng gọi mà mỗi đứa trẻ đều ghi nhớ và bập bẹ lần đầu tiên trong cuộc đời mình. Đỉnh điểm của sự kiên quyết chối từ tình yêu thương của anh Sau trong bé Thu là chi tiết cái trứng cá trong bữa cơm gia đình. Bằng lòng thương con của người cha, anh Sáu gắp cái trứng cá ngon nhất vào chén cơm của Thu nhưng con bé bất thần hất nó ta khỏi chén cơm. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, anh Sáu đánh con, Thu không khóc, lầm lì bỏ trứng cá lại vào chén cơm và bỏ sang nhà bà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây xuòng cho thật to. Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lí trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chối từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Bởi nguyên nhân sâu xa của sự chối từ ấy vẫn là tình yêu ba. Tình yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối với người ba trong tấm ảnh chụp chung với má. Người ba với gương mặt không có vết thẹo dài do tội ác của kẻ thù. Khi đã có hình ảnh người ba ấy, em ngây thơ và rất trẻ con cho rằng ba không thay đổi và mình không thể gọi ba với bất kì một người nào khác.

Câu trả lời:

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi…

Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.

Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn…

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …

May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .

Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.

Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Câu trả lời:

Câu 1: Nêu vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Á? Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của châu Á:

-Giới hạn: châu Á tiếp giáp với: + 2 châu lục là châu Âu và châu Phi. + 3 đại dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

-Diện tích: + Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới với diện tích 44, 5 triệu km2.

-Lãnh thổ: + Trải dài từ Xích đạo đến vùng cực Bắc. + Trải rộng từ Đông sang Tây trên 160 kinh tuyến.

Câu 2: Trình bày đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á? Khí hậu châu Á có những đặc điểm gì? Giải thích nguyên nhân của các đặc điểm đó. Đặc điểm nổi bật của địa hình châu Á:

a. Đặc điểm địa hình: - Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ vào bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa. Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam. - Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa. - Có nhiều núi, sơn nguyên, đồng bằng nằm xen kẽ nhau, làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

b. Đặc điểm khoáng sản: - Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú. - Các khoáng sản chủ yếu: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom và một số kim loại màu như đồng, thiếc, Khí hậu châu Á có những đặc điểm: Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng: 1.Châu Á có đủ các đới khí hậu trên Trái Đất: - Khí hậu châu Á rất đa dạng, phân hóa thành nhiều đới khí hậu khác nhau từ khí hậu Cực và Cận cực -> khí hậu Ôn đới -> Cận nhiệt -> Nhiệt đới -> Xích đạo. - Nguyên nhân: Do lãnh thổ châu Á trải dài từ cực Bắc -> Xích đạo.

Câu 3: Trình bày các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.

Các kiểu khí hậu gió mùa: -Ôn đới gió mùa.Ở Đông Á. - Cận nhiệt gió mùa. - Nhiệt đới gió mùa. Đông Nam Á. * Đặc điểm: - Một năm có 2 mùa: + Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều. + Mùa đông: khô, lạnh, ít mưa.

Các kiểu khí hậu lục địa: Gồm: -Ôn đới lục địa. Nằm ở nội địa Trung Á và Tây Á. - Cận nhiệt lục địa. - Nhiệt đới khô. Tây Nam Á. * Đặc điểm: - Mùa đông: khô – lạnh. - Mùa hạ: khô – nóng. - Lượng mưa thấp từ 200 – 500mm, độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp. => Hình thành cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

2. Khí hậu châu Á lại phân thành nhiều kiểu khác nhau: - Trong mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành nhiều kiểu khác nhau:

+ Đới khí hậu Cực và Cận cực.

+ Đới khí hậu Ôn đới: Kiểu ôn đới lục địa. Kiểu ôn đới gió mùa. Kiểu ôn đới hải dương.

+ Đới khí hậu Cận nhiệt: Kiểu cận nhiệt địa trung hải. Kiểu cận nhiệt gió mùa. Kiểu cận nhiệt lục địa. Kiểu núi cao.

+ Đới khí hậu Nhiệt đới: Kiểu nhiệt đới khô. Kiểu nhiệt đới gió mùa.

+ Đới khí hậu Xích đạo.

-Nguyên nhân: + Lãnh thổ rất rộng.

+ Có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản ảnh hưởng của biển và sâu trong lục địa.

Câu 4: Cho biết đặc điểm chung và giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á.

Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á: -Sông ngòi châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn (sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng, sông Ô – bi,) - Sông ngòi châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: -Giao thông; thủy điện; cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; du lịch.

Câu 5: Giải thích sự khác nhau về chế độ nước của các khu vực sông ngòi châu Á.

Các khu vực sông: Khu vực Bắc Á: (sông Ô – bi, sông I – ê – nít – xây, sông Lê – na). *Đặc điểm: - Mạng lưới sông dày. - Về mùa Đông sông đóng băng, mùa Xuân thường hay có lũ băng do băng tuyết tan. Ở khu vực khí hậu gió mùa: (Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á). -Đông Á (sông A – mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang). - Đông Nam Á ( sông Mê – Công). - Nam Á (sông Ấn, sông Hằng). * Đặc điểm: - Mạng lưới sông dày có nhiều sông lớn. - Các sông có lượng nước lên xuống theo mùa. Ở Tây Nam Á và Trung Á: (sông Ti – gro, sông Ơ – phrat, sông Xưa Đa – ri – a, sông A – mu Đa – ri – a). -Rất ít sông, nguồn cung cấp nước do băng tan. - Càng về hạ lưu lượng nước sông càng giảm.

Câu 6: Xem bài thực hành số 4 chú ý các trung tâm áp thấp, áp cao vào 2 mùa: mùa Đông và mùa Hạ. Mùa Đông: -Trung tâm áp thấp: A – lê – út. - Trung tâm áp cao: Xi – bia. Mùa Hạ: -Trung tâm áp thấp: I – ran. - Trung tâm áp cao: Ha – oai. Xem hoặc có thể học bảng Tổng kết dưới đây: Mùa Khu vực Hướng gió chính Từ áp cao ... Đến áp thấp ... Đông Á Tây Băc – Đông Nam. C. Xi – bia -> T. A – lê – út. Mùa Đông Đông Nam Á Bắc – Đông Bắc – Tây Nam. C. Xi – bia -> T. Xích đạo Ô – xtray – li – a. Nam Á Đông Bắc – Tây Nam. C. Xi – bia -> T. Xích đạo. Đông Á Đông Nam – Tây Bắc. C. Ha – oai -> T. I – ran. Mùa Hạ Đông Nam Á Đông Nam – Tây Bắc. Tây Nam – Đông Bắc. C. Ô – xtray – li –a -> T. I – ran. Nam Á Tây Nam – Đông Bắc. C. Nam Ấn Độ Dương -> T. I – ran.

Câu 7: Chứng minh châu Á là một châu lục đông dân? -Châu Á có số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002) chiếm 61% dân số thế giới. - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,3%. Do nhiều nước ở châu Á thực hiện chính sách dân số. bảng số liệu trích ra(2002) Châu Á là một châu lục đông dân. Câu 8: Châu Á có các chủng tộc nào và phân bố tập trung ở đâu? Ngày nay thành phần chủng tộc châu Á có gì thay đổi. Châu Á có 3 chủng tộc lớn: -Môn – gô – lô – it (Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á). - Ơ – rô – pê – ô – it (Trung Á – Tây Nam Á, Nam Á). - Ô – xtra – lô – it (Có số ít ở Nam Á và Đông Nam Á). Ngày nay thành phần chủng tộc châu Á thay đổi: -Sống hòa huyết, bình đẳng với nhau. - Tạo thành người lai.

câu 9 lập bảng nha