Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Phúc , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 51
Điểm GP 6
Điểm SP 296

Người theo dõi (20)

Đang theo dõi (29)

nguyễn công huy
*Liz*-*cute* !
Sagittarius
Học 24h

Câu trả lời:

Cái này mà phân tích thì dài dòng lắm. Nhưng có thể gói gọn trong vài ý như sau:

- Sức mạnh của văn hóa Việt đã cắm rễ quá chắc chắn và tạo nên một xã hội có trật tự và ngăn nắp trước khi bị xâm lăng.

- Kẻ xâm lược luôn muốn xóa bỏ văn hóa bản địa và muốn đồng hóa vào văn hóa của họ. Hai điều này luôn tạo ra các mâu thuẫn xung khắc ở thời kỳ đô hộ sau xâm lược. Nếu kẻ áp đặt yếu hơn thì xu hướng vùng lên đánh đuổi kẻ đo hộ sẽ rất mạnh. Điều này giải thích tại sao người Trung Hoa buộc phải chấp nhận một nước Việt của người Việt.

- Nhiều khi kẻ đô hộ ở lại với dân chúng bị đô hộ lại bị chính người bản địa đồng hoá, do sức mạnh của văn hóa bản địa đã đồng hóa kẻ đô hộ. Ví dụ, người Mông Cổ luôn đô hộ người Hán, nhưng chỉ hai thế hệ, người Mông Cổ đã bị Hán hoá. Tương tự, Triệu Đà đô hộ người Việt và đương nhiên sau đó con cháu Triệu Đà bị Việt Hóa.

Tóm lại, Người Việt có một nền văn hóa vững chắc và lâu bền thì không thể bẻ gãy được. Các dân tộc khác bị Hán hóa chính là họ không có nền tảng đủ hùng mạnh để bảo vệ mình. Văn hóa Làng Xã của người Việt cũng là yếu tố mà kể cả người Pháp cũng phải chấp nhận nó và chưa bao giờ người Pháp có thể len lỏi được vào các tập tục và văn hóa của làng xã Việt Nam.

Câu trả lời:

1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỉ I đến đầu thế kỉ X

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

a) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, quân khởi nghĩa đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), rồi từ Mê Linh tiến đánh, chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi, Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.

Lên làm vua. Trưng Vương bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và xá thuế trong 2 năm liền cho nhân dân ba quận.

Nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa được phong chức tước như Trần Thị Đoan, Lê Chân, Thiều Hoa, Ngọc Lâm, Vũ Thục Nương... Tổ chức chính quyền của Trưng Vương còn rất sơ khai nhưng là một chính quyền độc lập, tự chủ của nhân dân ta được ra đời sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi và đã cổ vũ tinh thần đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sau đó.

Mùa hè năm 42, Mã Viện được vua Hán cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn khoảng 2 vạn người, chia làm 2 cánh thuỷ, bộ kéo vào xâm lược nước ta.

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.

Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt ở Lãng Bạc. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Trưng Vương phải rút quân về cổ Loa Cổ Loa bị thất thủ, quân Trưng Vương lui về Hạ Lôi và từ Hạ Nội lui về giữ Cẩm Khê (vùng chân núi Ba Vì đến vùng chùa Hương - Hà Tây) Quân Mã Viện dồn sức đánh bại quân Hai Bà ở Cấm Khê. Hai Bà Trưng hi sinh. Đại quân của Hai Bà bị tan vỡ, số còn lại rút về chiến đấu ở Cửu Chân cho đến khi bị tiêu diệt.

b) Cuộc khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân

Mùa xuân năm 542, nhân lúc nhân dân đang oán giận chế độ bóc lột hà khắc của nhà Lương, Lý Bí liên kết với hào kiệt các châu thuộc miền Bắc nước ta, nổi dậy khởi nghĩa. Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã đánh chiếm được châu thành Long Biên (Bắc Ninh). Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi vua (Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ ra đời.

Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên cùng với Thứ sử Giao Châu đem quân sang xâm lược nước ta. Lý Nam Đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục rút quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) tổ chức kháng chiến. Đến năm 550, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Triệu Quang Phục lên làm vua (Triệu Việt Vương).

Năm 571, Lý Phật Tử (một người họ hàng với Lý Nam Đế) bất ngờ đem quân lánh úp Triệu Việt Vương, cướp ngôi. Sử ghi là Hậu Lý Nam Đế. Năm 603, nhà Tuỳ đem quân xâm lược. Lý Phật Tử bị bắt. Nhà nước Vạn Xuân kết thúc.

c) Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ

Năm 905, nhân cơ hội nhà Đường suy sụp, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ, đánh chiếm Tống Bình (Hà Nội), giành quyền tự chủ. Năm 907. Khúc Hạo lên thay, thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được thắng lợi về căn bản, tạo điều kiện để đi đến hoàn toàn tháng lợi vào năm 938.

d) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Năm 931, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, thay họ Khúc nắm giữ chính quyền tự chủ. Đầu năm 937, ông bị Công Tiễn giết hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Tháng 10 — 938. Ngô Quyền đem quân đánh Kiều Cống Tiễn. Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán, lợi dụng cơ hội này, quân Nam Hán kéo vào xâm lược nước ta lần thứ hai.

Ngô Quyền nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn và dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở bên bờ sông. Khi thuỷ triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả lua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô quân ta đổ ra đánh. Thuyền giặc vướng cọc lại bị đánh từ nhiều phía, tan vỡ, tướng giặc bị tiêu diệt.

Nhận xét về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhà sử học Ngô Thì Sĩ ở thế kỉ XVIII viết : “Trận thắng lợi trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc phục lại quốc thống. Những chiến công các đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu”.

Quân 13 nhử địch vâo trận địa 4 4 Bãi cọc ngắm Địch tiến quân A A (giả định) Địch tháo chạy.

Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta ...

Câu trả lời:

Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ.

Bài thơ được viết dựa trên những sự kiện có thực. Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ đang ở Nghệ An thì được một người bạn là bộ đội vừa từ Việt Bắc về kể cho nghe chuyện được gặp Bác Hồ.

Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ, là nguồn thi hứng để Minh Huệ sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng cũng được phản ánh rất thành công trong tác phẩm.

Trong thơ ca Việt Nam đã có nhiều bài thơ của nhiều tác giả viết về Bác Hồ với những cách thể hiện khác nhau. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

Bài thơ có thể tóm tắt như sau:

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, trên đường đi kiểm tra khâu chuẩn bị của chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đến thăm một đơn vị chủ lực rồi nghỉ chân tại nơi đóng quân của bộ đội. Đêm khuya, trời mưa lâm thâm và rất lạnh. Anh đội viên thức dậy lần đầu, thấy Bác ngồi bên bếp lửa rồi đi dém chăn cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi ngủ. Lần thứ ba thức dậy, anh thấy Bác vẫn thức. Trời đã gần sáng, anh tâm tình với Bác và thức luôn cùng Bác.

Trong bài thơ có hai nhân vật: Bác Hồ và anh đội viên chiến sĩ. Hình tượng trung tâm là Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sĩ, qua những lời đối thoại giữa hai người.

Qua đó, bài thơ phản ánh tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác Hồ với đồng bào, chiến sĩ và thể hiện tình cảm kính yêu, khâm phục của bộ đội, nhân dân đối với Bác Hồ.

Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên :

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh… Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một .
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Bác đốt lửa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

Hành động này đã thể hiện tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với chiến sĩ. Bác như người cha, người mẹ chăm lo cho giấc ngủ của những đứa con. Sự chăm sóc thật chu đáo, không sót một ai: Từng người, từng người một. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác để không làm các chiến sĩ thức giấc là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

Anh đội viền mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

cam nghi ve bai tho dem nay bac khong ngu

Hình ảnh và cử chỉ của Bác trong đêm khiến anh đội viện không phân biệt được cảnh trước mắt mình là thực hay là mộng. Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Tâm trạng anh ngạc nhiên và xúc động. Đang tỉnh mà anh nghĩ là mình đang mơ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Từ Bác tỏa ra hơi ấm lạ kì: Ấm hơn ngọn lửa hồng. Đó là hơi ấm của tình thương bao la, nồng đượm, cao sâu hơn cả tình mẹ đối với con.

Câu trả lời:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN -

Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. - Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có năng khiếu làm thơ từ rất sớm. Từ khi còn là học sinh tiểu học, Trần Đăng Khoa đã có thơ đăng báo và tập thơ đầu được in năm 1968. Thư của Trần Đãng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân, vườn nhà, nhưng cũng từ đây mà nhìn ra được đất nước và khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước. - Bài Mưa tác giả viết năm 1967, lúc tác giả mới chín tuổi, đang là một cây bút thiếu nhi rất nối tiếng. Đây là bài thơ được rút từ tập thơ đầu tay Góc sân và khoáng trời của Trần Đăng Khoa. Bài thơ miêu tả chính xác, sinh động những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc ở làng quê trước và trong cơn mưa. Bức tranh cơn mưa rào được thế hiện qua hàng loạt hình ảnh về hình dáng, động tác hoạt động của nhiều cảnh vật với cái nhìn, cách cảm hồn nhiên, tinh tế, rất trẻ thơ của tác giả. Cơn mưa được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian. Ngoài việc miêu tả trực tiếp cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa; tác giả còn miêu tả cơn mưa một cách gián tiếp thông qua trạng thái, hoạt động của các loài vật, cây cối, con người trước và sau cơn mưa. - Thủ pháp nghệ thuật nối bật của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi với nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị: Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận/ Muôn nghìn cây mía/ Múa gươm/ Kiến/ Hành quân/ Đầy đường; Sấm/ Ghé xuống sân/ Khanh khách/ Cười/ Cây dừa/ Sải tay/ Bơi/ Ngọn mồng tơi/ Nhảy múa. Hình ảnh độc đáo, có giá trị phát hiện: cỏ gà rung tai/ Nghe; Bụi tre/ Tần ngần/ Gỡ tóc. Hình ảnh con người ở cuối bài mang ý nghĩa biểu tượng qua lối so sánh có tính khoa trương: người cha đi cày về dưới trời mưa được tác giả nhìn như là đang đội mưa, đội sấm chớp. Thiên nhiên đá trở thành “cái nền” đế tôn vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp về tư thế mạnh mẽ, hiên ngang, vững vàng, tự tin, chiến thắng trước sức mạnh ghê gớm của tự nhiên: Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa. Băng nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập với những câu thơ ngắn, có số tiếng không đều nhau, bài thơ đã diễn tả sinh động cơn mưa rào mùa hạ, gợi được âm thanh của một trận mưa lớn. - Hai bài đọc trong phần “Đọc thêm” của Tô Hoài (trích từ tác phẩm Tự truyện) và bài thơ Ngày 27 thảng 6 viết tại lầu Vọng Hồ trong lúc say của Tô Thức (nhà thơ Trung Quốc) đều miêu tả cơn mưa lớn bằng các chi tiết về âm thanh, màu sắc, cảnh vật,... trước, trong và sau cơn mưa một cách độc đáo, tiêu biểu. Đấy cũng là nhừng gì nhà thơ “nhí” Trần Đăng Khoa quan sát được và miêu tả trong bài Mưa của mình.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1

. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc dang mửa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Gơi ý: Bài thơ tả cơn mưa rào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa Hè. Bố cục: gồm 3 phần. Phần 1: Từ đầu cho đến Ngọn mùng tơi/ Nhảy múa. Nội dung tả khung cảnh sắp mưa. Phần 2: Tiếp theo cho đến Cây lá hả hê. Nội dung tả cảnh vật trong khi mưa. Phần 3: Đoạn còn lại. Nội dung tả hình ảnh người nông dân trong mưa thật to lớn và đẹp đẽ. 2. Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung? Gợi ý: Bài thơ làm theo thể thơ tự do; cách ngắt nhịp linh hoạt, gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 chủ yếu là nhịp 2. Điều dó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát của người viết. 3. Gần hết bài thơ chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người: Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa ... Em hãy nhận xét về ý nghĩa biếu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên? Gợi ý: Đó là một hình ảnh to lớn, vừng chãi: Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa... Tầm vóc của người nông dân trở nên lớn lao, kì vĩ, như một vị thần. Viết về cơn mưa nhưng cũng viết về người nông dân (qua hình ảnh người cha) dãi nắng, dầm mưa. Đây là một cách ca ngợi rất hồn nhiên nhưng cũng vô cùng sâu sắc.

banhqua

Câu trả lời:

Câu 1. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

Cơn mưa dược tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả,em hãy tìm bố cục của bài thử.

(a. Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở quê hương tác giả, vùng Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian: lúc sắp mưa và lúc đang mưa, qua các trạng thái hoạt động của sự vật và loài vật. Dựa vào thứ tự miêu tả, bố cục bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:

+Đoạn 1: Từ đầu đến... Dầu tròn - Trọc lốc: Quang cảnh lúc trời sắp mưa.

+Đoạn 2: Từ Chớp - Rạch ngang trời... đến Cây lá hả hê: Quang cảnh trong cơn mưa.

+Đoạn 3: Phần còn lại: Tư thế hiên ngang của con người giữa khung cảnh dữ dội của cơn mựa. )

Câu 2. Nhận xét về thể thú, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể

hiện nội dung (tả trận mưa rào ồ làng quê).

(Bài thơ viết theo thể tự do, các câu thơ rất ngắn; nhịp thơ nhanh, gấp gáp. Cách gieo vần linh hoạt không theo lề lối thông thường. Tất cả các đặc điểm trên góp phần miêu tả sinh động cảnh tượng một trận mưa rào, trong đó các loài côn trùng, các con vật, cây cỏ, gió mây đều vội vàng, hối hả, bị cuốn hút vào sự thay đổi đột ngột của thiên nhiên. )

Câu 3. Bài thơ dã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và .trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá Đềmiêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.

a. Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được tác giả đưa vào bài thơ trở nên rất sinh động thông qua nghệ thuật miêu tả hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài.

Đây là khung cảnh lúc trời sắp mưa: Những con mối-Bay ra-Mối trẻ-Bay cao - Mối già- Bay thấp - Gà con - Rối rít tìm nơi - Ân nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn đang kéo đến gần. Động từ bay được lặp lại nhiều lần, các tính từ trẻ, già, cao, thấp, rối rít có tác dụng gợi tả, gợi hình đặc biệt. Người đọc như được chứng kiến tận mắt khung cảnh sinh động đó.

Từ hình ảnh cây cỏ gà lay động trước gió, tác giả hình dung ra: cỏ gà rung tai nghe; còn những cành tre bị gió thổi mạnh thì được nhân hoá: Bụi tre tần ngần gỡ tóc.

Trời chuyển mưa giông, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi Lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xoá. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn, đất gặp nước sủi bọt, bong bóng nổi đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi.

b. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và tài tình: ông trời, Mặc áo giáp đen, Ra trận, Muôn nghìn cây mía, Múa gươm, Kiến, Hành quân, Đầy đường... Những đám mây đen che phủ bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng khi ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được nhà thơ hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận.

Cách miêu tả của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc. Từ cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa, Bế lũ con, Đầu tròn, Trọc lốc... đến cảnh: Chớp, Rạch ngang trời, Khô khốc, Sấm, Ghé xuống sân, Khanh khách, Cười, Cây dừa, Sải tay, Bơi, Ngọn mùng tơi, Nhảy múa... đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mưa... mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất. )

Câu 4. Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:

Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa...

Em hãy nhận xét về ỷ nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ dẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.

(Cả bài thơ toàn tả cảnh thiên nhiên, chỉ có bốn dòng cuối tả con người, nhưng hình ảnh con người vẫn hiện lên rất đẹp. Hình ảnh trên được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được đứa con đón nhận bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục: Bố em đi cày về, Đội sấm, Đội chớp, Dội cả trời mưa...

Nghệ thuật tương phản được sử dụng Đềđặc tả vẻ đẹp khỏe mạnh, kiên cường của con người lao động trước khung cảnh dữ dội của cơn mưa. Đúng hơn, tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là cái phông nền Đềlặmnổi bật tư thế mạnh mẽ của con người. )