Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Vĩnh Phúc , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 51
Điểm GP 6
Điểm SP 296

Người theo dõi (20)

Đang theo dõi (29)

nguyễn công huy
*Liz*-*cute* !
Sagittarius
Học 24h

Câu trả lời:

Người Chăm Ahiêr từ xa xưa đã coi cuộc đời con người đến cõi trần như “một chuyến đi buôn” cuộc sống trên trần gian là một nơi cư ngụ tạm bợ. Họ quan niệm mọi người từ thế giới bên kia đến cõi trần như “một chuyến đi buôn” rồi lại về thế giới bên kia thế giới vĩnh hằng. Trong văn học dân gian Chăm có một Ariya (tráng ca) nổi tiếng là Ariya Nau Ikak (cuộc đời như một chuyến đi buôn)[2]. Có lẽ vì quan niệm cõi sống là cõi tạm cõi chết và sự giải thoát mới là đích con người hướng tới nên trong nghi lễ vòng đời người Chăm những nghi lễ khi con người còn sống (trừ nghi lễ cưới xin) không được coi trọng: nghi lễ sinh đẻ không còn dấu ấn của giáo lý Bàlamôn mà chủ yếu là tín ngưỡng bản địa. Khác với Bàlamôn giáo người Chăm Bàlamôn coi nhẹ lễ thức trưởng thành không có lễ thượng thọ trong khi lại rất coi trọng nghi lễ tang ma.

Lễ hoả táng là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr. Với quan niệm luân hồi giải thoát cõi trần chỉ là cõi tạm cõi chết mới là cõi thiên đường vĩnh hằng là cái mà mọi con người hướng tới. Nhưng không phải khi chết ai cũng được giải thoát lên thiên đàng. Để được lên thiên đàng con người phải hội đủ các tiêu chuẩn khi còn sống và đến khi nhắm mắt xuôi tay phải được làm lễ tang đầy đủ trọn vẹn. Đó là những tiêu chuẩn về nguồn gốc đẳng cấp không tật nguyền cuộc sống phải đầy đủ gia đình có vợ có chồng có con cái. Đặc biệt là khi chết phải lành lặn toàn thây chết trên giường ở nhà có người nhà đỡ lưng đặt xuống đất khi chết và phải được các chức sắc Bàlamôn thực hiện đầy đủ các lễ thức như khâm liệm lễ rửa tội lễ cho ăn lễ chém cây lễ hoả táng tươi và sau cùng là lễ nhập kút. Vì vậy lễ hoả táng nhất là lễ hoả táng lớn (lễ hoả táng 4 thầy) của người Chăm Ahiêr là một nghi lễ được tổ chức rất lớn của dòng tộc bắt buộc phải diễn ra trong 4 ngày do đội ngũ chức sắc tôn giáo và chức sắc dân gian đủ tiêu chuẩn làm chủ lễ và phải thực hiện đầy đủ các quy trình về hình thức cũng như nội dung lễ.

Lễ hỏa táng “bốn thầy” là lễ hoả táng lớn nhất của những người chết thuộc dòng họ có đẳng cấp cao nên trước khi làm lễ cả gia đình phải chuẩn bị một khoản kinh phí không nhỏ (10 đến 15 triệu đồng) để làm lễ. Gia đình phải mang lễ vật gồm rượu trầu cau trứng gà đến gặp ông thầy Sư cả xin ngày nếu không phạm vào những ngày cấm kỵ thì ông Sư cả chỉ định các thầy pà xế (passeh) đến làm lễ.

Chủ lễ hoả táng lớn phải có đủ bốn thầy pà xế bao gồm: Thầy pà xế “cho ăn” (passeh pahuăk); Thầy pà xế tạo hình hài (passeh ralang); Thầy pà xế thổi tù và (passeh sơng); Thầy pà xế đánh trống (passeh hagar) đánh chiêng và các vị chức sắc dân gian nghệ nhân đến làm lễ (khoảng trên dưới 20 người gồm các thầy kéo đàn kanhi thầy hát lễ nghệ nhân trang trí thầy cúng trừ tà ma). Ngoài ra còn những người trong gia tộc và bà con làng xóm được nhờ hoặc tự nguyện đến phụ giúp. Gia đình phải lo phục vụ những người đến giúp/dự lễ và các thành viên trong tộc họ ăn uống trong những ngày làm lễ.

Sự chuẩn bị cho một lễ hoả táng rất công phu từ việc dựng nhà lễ làm nhà hoả táng đòn khiêng và các công cụ phương tịên làm lễ cho đến lễ vật đối với từng tiểu lễ v.v...tất cả phải tuân thủ các quy định chặt chẽ theo kiểu “xưa sao nay vậy”. Bốn ngày diễn ra lễ hoả táng gồm:

Ngày thứ nhất (Ngày làm “lễ cho ăn” - harei pahwak)

Người Chăm quan niệm chết là sự đầu thai trở lại nhưng sẽ sang một thế giới khác. Bởi vậy “lễ cho ăn” mang tính tượng trưng cho bào thai ăn nước gạo muối. Trong lễ cho ăn bốn ông thầy có bốn mâm lễ riêng. Vật lễ trên mâm có lửa trầm trầu cau hạt nổ cơm vắt (ngày xưa là bánh đúc) muối hạt. Mủng gạo được chia làm hai: một phần để thầy cho ăn một phần để con cháu trong gia đình cho người chết ăn. Ông pà xế pahwak bốc nắm đất vụn lấy ở gò mối về rải lên thi hài người chết và vẽ bùa dùng con dao làm bùa phép lên miệng người chết vẽ bùa trong khay nước ở con dao có một sợi dây chỉ buộc sáp nến và một chiếc nhẫn mư ta. Ông gỡ khăn “thơp dwa đắp trên mặt người chết ra tay trái cầm khay nước bằng đồng tay phải ông cầm cây gậy nhúng vào nước và vẩy lên phía đầu chấm xuống đất 3 lần rồi đổ nước đó đi thay khay nước khác cứ vậy 3 lần. Sau đó ông chấm vào xoáy đầu vào 2 tai 2 mắt 2 lỗ mũi miệng (7 lỗ) và 2 vai mỗi nơi 3 lần và cuối cùng đổ cả khay nước vào miệng người chết. Sau đó ông bốc gạo cho vào miệng người chết. Vừa cho ăn ông vừa cho uống nước cứ 3 lần cho gạo vào miệng lại 3 lần cho uống nước. Sau cùng ông bỏ quả cau có gắn hạt gạo vào miệng người chết và cho ngậm miệng lại.

Lễ cho ăn diễn ra cả ngày và cả buổi tối có nhiều lễ thức phức tạp nhưng bắt buộc vì mỗi lễ thức đều có ý nghĩa của nó không được bỏ sót lễ thức nào.

Ngày thứ hai: (Ngày hát tang ca)

Ban nhạc tang lễ lập bàn lễ để hát xướng ba buổi: sáng chiều và tối. Ban nhạc sẽ hát hết khoảng 170 bài tang ca nội dung kể lại vòng đời người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết và sau khi chết được đầu thai lại. Trong những lời hát tuỳ theo từng giai đoạn của cuộc đời mà mời các thần linh tương ứng và có giai điệu tương ứng. Các giai điệu những bài tang ca rất buồn thảm sầu não đưa người nghe đến một cảm giác linh thiêng như đang thoát ra khỏi cõi trần tục. Do phạm vi của tham luận chúng tôi xin không đề cập sâu đến những bài tang ca nhưng chúng mang tính nghệ thuật âm nhạc dân gian rất độc đáo có giá trị nghệ thuật cao và có sự ảnh hưởng không nhỏ đến âm nhạc của các dân tộc xung quanh.

Ngày thứ ba: Lễ chém cây (Tak Kayơw - có thể so sánh như lễ “phạt mộc” của người Việt)

Đối với lễ hỏa táng “bốn thầy” lễ “chém cây” kéo dài cả ngày. Gọi là lễ “chém cây” nhưng thực chất chỉ là chặt vào cây gỗ một cách tượng trưng vì cây đã được chặt về đã được đẽo gọt đục mộng và bó lại dựng ở gần rạp lễ.

Ngày thứ tư: Lễ hỏa táng (Đam chuh) Người Chăm còn gọi đây là "Page edak" (buổi sáng hỏa thiêu). Trong lúc hoả táng khi lửa đang nghi ngút cháy người ta dùng câu liêm lấy đầu lâu người chết ra. Hai người mang đầu lâu ra một cái lán nhỏ ở góc bãi để đục. Người ta dùng chàng và đục đục lấy 9 mảnh xương trán hình tròn đường kính khoảng 1cm. Những mảnh xương trán sau khi được gọt đẽo tròn được tẩy uế bằng nước cát lồi (mu) rồi đem bỏ vào chiếc hộp bạc hình tròn (klong). Chiếc hộp này sẽ được chôn giấu một cách bí mật quanh nhà để vài năm sau làm lễ nhập kút.

2. Lễ hoả táng của người Chăm Ahiêr môi trường bảo lưu văn hoá truyền thống Chăm.

Qua quá trình nghiên cứu các nghi lễ tang ma của người Chăm chúng tôi thấy tính nhất quán rất cao từ nội dung đến các hình thức. Những quan niệm vũ trụ nhân sinh về sự sống cái chết quan niệm âm dương lưỡng hợp sự tái sinh luân hồi giải thoát được thể hiện thông qua các hình thức lễ và được biểu tượng hoá. Để giải mã nó phải “đọc” được tất cả những hình vẽ bùa chú lời hát khấn những con số phương hướng giờ khắc từ số lượng lá trầu têm cách têm trầu cách bài trí lễ vật các động tác và lời khấn lễ những bài táng ca v.v...đều là những biểu tượng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa nhất định.

Có thể nói trong các nghi lễ vòng đời người của người Chăm Ahiêr chỉ có nghi lễ tang ma là còn giữ được nhiều lớp văn hóa cổ truyền nhất. Trong một lễ hoả táng chứa đựng khá đầy đủ văn hoá tín ngưỡng phong tục tập quán nghệ thuật ca múa nhạc tạo hình dân gian đồng thời nó cũng chứa đựng nhiều yếu tố của văn hóa tôn giáo Bàlamôn cổ đại (là những nền móng cơ bản hình thành nên văn hoá truyền thống Chăm). Có nghĩa là nếu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr mất đi những tập tục cổ truyền sẽ là nguy cơ mai một lớn nhất những sắc thái văn hóa Chăm. Chính những quy tắc chặt chẽ trong nghi lễ tang ma như làm lễ tang theo dòng họ mẹ (dù có đi lấy vợ ở đâu những mảnh xương trán của người đàn ông Chăm Ahiêr lấy ra từ lễ hoả táng cuối cùng cũng được đưa về dòng họ mẹ của mình làm lễ nhập kút) đã và đang như sợi dây gắn chặt cộng đồng người Chăm lại với nhau một cách bền vững và cũng chính là những sợi dây níu kéo cuối cùng của văn hoá truyền thống Chăm trong giai đoạn giao lưu hội nhập mạnh mẽ như ngày nay.

Vì vậy việc nghiên cứu bảo tồn nghi lễ tang ma người Chăm Ahiêr có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống dân tộc Chăm. Hay nói một cách khác nếu nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr mất đi những giá trị truyền thống người Chăm sẽ đánh mất bản sắc văn hoá của mình.

3. Một vài suy nghĩ về lễ hoả táng trong giai đoạn hiện nay

Bên cạnh ý nghĩa bảo lưu văn hoá truyền thống nghi lễ tang ma của người Chăm Ahiêr hôm nay cũng chứa đựng những yếu tố không đúng với phong tục truyền thống xưa và những yếu tố không còn phù hợp với thời đại cần phải nghiên cứu để có định hướng bảo tồn đúng đắn sao cho vẫn giữ được những giá trị văn hóa mà vẫn giảm nhẹ được sự tốn kém thời gian và vật chất.

Ông Quảng Văn Đại 70 tuổi - một người Chăm đã có nhiều công sức nghiên cứu và tìm hiểu phong tục tập quán người Chăm Ahiêr và là một ông hăng (hơng) một nghệ nhân trang trí hoa văn và vẽ bùa trong các nghi lễ tang ma cũng là một người có uy tín trong cộng đồng Chăm hay được mời làm ông “inưmư" trong nghi lễ cưới xin - cho rằng nghi lễ tang ma nhất là nghi lễ cưới xin bây giờ khác xưa nhiều không những không đơn giản hóa đi mà lại còn rườm rà tốn kém hơn có sự đua tranh giữa tộc họ này gia đình nọ. Nhiều người còn nghĩ ra những nghi thức mới những lễ vật mới mà trong văn bản cổ Chăm hướng dẫn quy trình nghi lễ tang ma xưa không có. Một số chức sắc không hiểu việc mình làm không lý giải nổi những biểu tượng ký hiệu của lễ thức mà họ chỉ sử dụng những bài vở được truyền lại với ý thức “xưa sao nay vậy”. Lớp trẻ Chăm chỉ biết tuân thủ các quy định của lớp người lớn tuổi không hiểu tại sao lại phải làm lễ tang phức tạp rườm rà đến vậy? Tại sao lại không làm đơn giản hoá nó đi như các dân tộc khác?

Trong nghi lễ tang ma chỉ tính riêng bình quân một lễ hỏa táng (chưa tính các lễ cúng tuần lễ dựng kút nhập kút sau lễ hỏa táng sau đó) cũng tới trên dưới 15 đến 20 triệu đồng. Lễ hỏa táng kéo dài 4 ngày đêm huy động khoảng 20 thầy chủ lễ (chức sắc pà xế và các thầy chủ lễ dân gian) tất cả tộc họ những ngày đó phải đến để phục vụ cúng lễ chưa kể đông đảo bà con làng xóm xa gần. Lễ tang của người Chăm Bàni tuy có đơn giản hơn không quàn xác lâu ngày trong nhà không chôn theo nhiều của cải nhưng sau khi chôn lại phải làm thịt 2 con trâu để cúng tế và ăn uống trong 2 ngày tiếp theo kết quả là chi phí cho một đám tang người Chăm Bàni cũng không thua kém gì người Chăm Ahiêr. Điều đáng nói ở đây là dù gia đình có nghèo đến đâu cũng phải đi vay mượn để làm lễ nếu không họ lại sợ thần linh trừng phạt sợ làng xóm cười chê. Vì vậy một số gia đình phải đi vay nặng lãi và trở thành con nợ của người khác. Với niềm tin tuyệt đối vào phép nhiệm màu của thần thánh một bộ phận tín đồ thiếu tự tin vào bản thân trông chờ vào sự trợ giúp của các lực lượng siêu nhiên trở thành nô lệ của thần linh. Khi đời sống kinh tế của một cá nhân gia đình hay một cộng đồng không được cải thiện lại bị ốm đau bệnh tật hay xảy ra những sự kiện không bình thường lại cho rằng do thần linh trừng phạt vì thực hiện các lễ nghi chưa đến nơi đến chốn những tín đồ lại dốc hết của cải vật chất để lo cúng tế tốn kém.

Nguyên nhân của sự tốn kém về mặt lễ vật là do quan niệm cổ truyền của người Chăm “dương sao âm vậy”. Họ quan niệm rằng ở thế giới bên kia cũng có cuộc sống như ở cõi dương gian và trông chờ vào lễ vật dâng cúng hiến tế và ở đó những linh hồn tổ tiên có quyền năng tuyệt đối chi phối cuộc sống ở cõi sống. Nếu những linh hồn ở cõi âm được hiến tế dâng cúng lễ vật tử tế được chăm sóc chu đáo thì sẽ cứu hộ độ trì cho những người ở cõi dương cuộc sống no đủ che chở bảo vệ trước mọi hiểm họa bệnh tật gặp nhiều vận may và về sau sẽ còn gặp lại ở thế giới hồn linh. Ngược lại nếu lễ nghi tế tự không đàng hoàng không đủ loại lễ vật theo quy định không thành tâm (lễ vật phải là những sản vật quý nhất ngon nhất) và là lễ vật thật (trong khi người Kinh có thể cúng bằng vàng mã) hoặc cầu cúng không đều đặn v.v...) thì những linh hồn ở bên kia sẽ đói khổ quay lại quấy phá sinh ra ốm đau bệnh tật và mọi tai họa. Vì vậy tâm lý của người Chăm là dù đói khổ cũng không tiếc tiền tiếc của và thời gian cho các lễ tục phải chăm chỉ tổ chức và tham gia đầy đủ các loại lễ tục từ lễ tục cộng đồng dòng họ cho đến gia đình bên cha bên mẹ thậm chí họ lo cho những linh hồn ở thế giới bên kia sung túc hơn chính bản thân họ. Cũng như các dân tộc khác trước kia trong lễ tang của người Chăm những người trong tộc họ bà con gần xa đều đến viếng và đóng góp gạo hoa trái trầu cau vải thổ cẩm. Ngày nay sự đóng góp ấy chủ yếu bằng tiền. Gia đình đáp lễ các vị chức sắc làm lễ cũng bằng tiền. Tuy chưa có tính chất thương mại hóa nhưng sau đám tang gia đình cũng phải ngồi lại cân đối thu – chi và phần lớn là phải gánh nợ.

Ngày nay một số trí thức Chăm cảm thấy tang lễ Chăm nói chung lễ hoả táng nói riêng quá phức tạp nặng nề và tốn kém ít nhiều kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội Chăm. Có những ý kiến đề xuất nên làm gọn nhẹ lại như: rút gọn từ 4 ngày làm lễ xuống còn 2 ngày giảm bớt sự rườm rà trong lễ tục giảm số lượng lễ vật giảm sự đóng góp của bà con dòng tộc v.v...Theo chúng tôi những ý kiến đề xuất này phải xuất phát từ sự bàn bạc và tự nguyện của chính bà con trong cộng đồng người Chăm Ahiêr và phải được sự nhất trí cao của hệ thống chức sắc Chăm. Sau khi đã bàn bạc thống nhất và tự nguyện của bà con chính quyền đoàn thể các cấp mới đưa vào các chương trình vận động bà con thực hiện (như chương trình toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá chẳng hạn) tránh sự can thiệp từ ý kiến chủ quan của chính quyền hay đoàn thể các cấp.

Trước năm 1975 trong cộng đồng người Chăm Ahiêr vẫn duy trì tục thiêu tươi (lễ hoả táng tươi – thiêu xác ngay sau khi chết). Lễ hỏa táng tươi Chăm thực sự là một thảm họa về vệ sinh môi trường. Theo phong tục và bị quy định bởi ngày giờ làm lễ nên đa số các xác chết sau khi làm lễ rửa tội được để ở nhà lễ trên dưới 10 ngày có khi đến cả tháng mới được tiến hành làm lễ hỏa táng. Mặc dù người Chăm có những phương thuốc cổ truyền để giữ xác lâu ngày. Nhưng với một vùng nắng nóng quanh năm như ở Ninh Thuận những xác người chết vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mùi xác chết bay khắp cả một vùng. Những người hành lễ và những người dự lễ đều phải chịu mùi của xác chết để lâu ngày. Mỗi lần thiêu những xác chết ấy nhân dân cả vùng phải hứng chịu mà không dám kêu ca. Sau năm 1975 nhất là khi triển khai phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở với sự vận động bỏ tục “thiêu tươi” của các cấp chính quyền hiện nay trên toàn vùng Chăm không còn tồn tại lễ hỏa táng tươi nữa (trừ lễ tang cho các vị chức sắc Bàlamôn) chỉ thỉnh thoảng có tình trạng hoả táng tươi một cách vụng trộm. Qua gần 30 năm bỏ tục thiêu tươi quan niệm chỉ có thiêu tươi linh hồn mới được giải thoát trọn vẹn cũng mất dần trong tín ngưỡng người Chăm. Để loại bỏ tục “thiêu tươi” các cấp chính quyền đã phải đi vận động rất nhiều trước hết là trong các vị chức sắc Bàlamôn. Sau khi bỏ được tục thiêu tươi sau khi chết xác người chết được đưa đi “chôn gửi” thường là sau một năm lại được các thầy cả sư định ngày (tùy thuộc vào tuổi tác ngày sinh ngày chết của người chết) đào lên để làm lễ hỏa táng khô (hỏa táng hài cốt). Nhưng rất nhiều trường hợp sau một năm ở những vùng đất ẩm ướt xác người chết chưa kịp phân huỷ hết đã bị đào lên để làm đám tang. Chúng tôi cũng đã từng chứng kiến những trường hợp này rất mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay chính quyền các cấp đang vận động các vị chức sắc cải tiến những quy định này phải “chôn gửi” trên một năm mới được đào lên làm lễ hỏa táng.

Theo chúng tôi thực ra việc vận động bà con Chăm bỏ tục thiêu tươi chưa phải là phương án tối ưu. Thứ nhất là không đảm bảo yếu tố tâm linh của người theo Bàlamôn giáo. Thứ hai là như trên đã nêu việc “chôn gửi” một năm rồi lại đào lên làm lễ hoả táng (thiêu khô) vẫn bị ảnh hưởng môi trường. Như chúng ta đã biết nhiều dân tộc tôn giáo trên thế giới vẫn giữ tục thiêu tươi. Ngay ở thủ đô Hà Nội vẫn có lò hoá thân Hoàn vũ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị lò hỏa táng hiện đại. Như vậy với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển người Chăm có thể áp dụng mô hình “lò hoá thân” để làm lễ hỏa táng tươi vừa vẫn đảm bảo yếu tố tâm linh vừa vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường. Chỉ có một điều là phải nghiên cứu làm sao sau khi thiêu phải giữ lại được 9 mảnh xương trán để làm lễ nhập kút.

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang đang đặt ra cho cộng đồng người Chăm một vấn đề về tổ chức lễ tang sao cho vừa giữ được những yếu tố tâm linh tín ngưỡng vừa phù hợp với quá trình phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đây là một vấn đề không đơn giản cần phải nghiên cứu kỹ và phải do chính cộng đồng người Chăm tự nguyện. Bài viết này chỉ như một sự gợi mở một sự “đặt vấn đề” để mọi người cùng suy ngẫm

Câu trả lời:

câu truyện buổi học cuối cùng lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử. Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

hững đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện: - Cách kể chuyện từ ngôi thứ nhất với vai kể là một học sinh có mặt trong buổi học. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (chú bé Phrăng) và qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha-men). - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, nhiều từ cảm thán, phép so sánh, có những lời và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bi quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
Ý nghĩa tư tưởng của truyện : Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.

Câu trả lời:

I. VỀ TÁC GIẢ Nhà văn Võ Quảng sinh năm 1920, quê ở Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935, chính thức gia nhập tổ chức Thanh niên Dân chủ ở Huế. Năm 1939, làm tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941, bị giặc Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Sau đó bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hoà. Cách mạng tháng Tám 1945 ông làm uỷ viên Tư pháp thành phố Đà Nẵng, sau đó làm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Đà Nẵng. Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó chánh án) toà án quân sự miền Nam Việt Nam. Từ 1948 đến 1955 làm Uỷ viên Ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, đồng thời lần lượt phụ trách Nhà xuất bản Kim Đồng và Xưởng phim hoạt hình. Năm 1971, Võ Quảng về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, phụ trách Văn học thiếu nhi. Tác phẩm đã xuất bản: Cái thăng (truyện, 1961); Chỗ cây đa làng (truyện, 1964); Cái mai (truyện, 1967); Những chiếc áo ấm (truyện, 1970); Quê nội (truyện, 1973); Bài học tốt (truyện, 1975); Tảng sáng (truyện, 1978), Vượn hú (truyện, 1993); Kinh tuyến vĩ tuyến (truyện, 1995); Gà mái hoa (thơ, 1957); Thấy cái hoa nở (thơ, 1962); Nắng sớm (thơ, 1965); Anh đom đóm (thơ, 1970); Măng tre (thơ, 1972); Quả đỏ (thơ, 1980); ánh nắng sớm(thơ, 1993); Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Những chiếc áo ấm (kịch bản phim hoạt hình), Tuyển tập Võ Quảng (1998). Ngoài ra, nhà văn còn viết một số bài nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi, dịch và biên soạn viết bằng tiếng Pháp. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian: - Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác; - Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ; - Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ. Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau: - Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước". - Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò". - Đoạn 3: Còn lại. 2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay theo hành trình của con thuyền ngược dòng, theo trật tự không gian. Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài: trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ. Vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt. Chẳng hạn: - Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít"; - Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt; - Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. 3. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố: - Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng; - Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật: - Ngoại hình gân guốc, chắc khoẻ: đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa; - Động tác mạnh mẽ, dứt khoát: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc" rất mạnh, ghì chặt đầu sào, lấy thế trụ lại. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh: - Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc; - Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" - qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách. 4*. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh: - Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu. Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước. 5. Một số cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả trong bài văn: Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. 2. Cách đọc Khi đọc đoạn văn, cần nhấn giọng ở những chi tiết diễn tả cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ dọc chuyến đi, từ vùng đồng bằng vượt thác ghềnh qua vùng núi - mà trung tâm của bức tranh là hình ảnh con người trong cuộc đối mặt với những thử thách của thiên nhiên. 3. Hai bài Sông nước Cà MauVượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu ảt của mỗi nhà văn cũng vậy. Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi về cái sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiện lên vừa cụ thể lại vừa bao quát dưới ngòi bút của nhà văn. Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hũng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng.

Câu trả lời:

nhiều lắm bạn nhé nhưng mình cho biết có 9 hồ nổi tiếng nhất việt nam :

Hồ Thác Bà, Yên Bái

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 1
Ảnh: yenbai.gov.

Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Hồ cách Hà Nội 160 km theo quốc lộ 2 hoặc quốc lộ 32 về phía tây bắc. Đây là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Thác Bà (thuộc hai huyện là Lục Yên và Yên Bình - Yên Bái).

Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động. Đến đây, ngoài “đặt vé” một chỗ trên thuyền thuyền phám phá lòng hồ, thưởng thức cảm giác làm cần thủ hay nằm dài ngắm bầu trời cao vút, bạn đừng quên ghé thăm khu vực làng ven hồ. Nơi vẫn giữ được nét hoang sơ cùng bản sắc văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan...

Hồ Ba Bể, Bắc Kạn

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 2
Ảnh: mytour

Ba Bể là một trong một hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nằm trong vườn quốc gia Ba Bể. Về địa hình, hồ như một khối nước khổng nằm giữa lưng chừng vùng núi đá vôi. Ba nhánh của hồ thông nhau được gọi tên là Pé Lầm, Pé Lù và Pé Lèng.

Những trải nghiệm không nên bỏ qua tại đây là chèo thuyền trên hồ, khám phá các hang động và chiêm ngưỡng dòng thác hùng vĩ ở thượng nguồn.

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 3
Ảnh: Xomnhiepanh

Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là một hồ nước ngọt nằm giữa thủ đô Hà Nội. Hồ gắn với truyền thuyết trả gươm cho Rùa Vàng của vua Lê Lợi vào thế kỷ 15.

Giữa hồ có Tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lý Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu…

Hồ Tây, Hà Nội

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 4

Hồ Tây, còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo,Tây Hồ, là hồ lớn nhất nội thành Hà Nội.

Đến hồ Tây vào bất kỳ thời điểm nào, bạn đều khám phá những nét đẹp không nơi nào có. Ngoài tham quan hồ, một số di tích khác gần đó bạn có thể khám phá là làng Nghi Tàm, làng Nhật Tân, đền Sóc thờ Thánh Gióng, đền Đồng Cổ, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ…

Hồ Tơ Nưng, Gia Lai

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 5
Ảnh: loca

Hồ Tơ Nưng hay biển Hồ cách trung tâm thành phố Pleiku 6km về hướng Bắc. Hồ nguyên là miệng núi lửa đã ngưng hoạt động. Có khá nhiều truyền thuyết tuyệt đẹp gắn với sự ra đời của hồ. Đến nay, hồ Tơ Nưng như là hạt ngọc của Pleiku, nơi mà bất cứ ai đã đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên đều không thể ghé qua.

Hồ Lắk, Đắk Lắk

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 6
Ảnh: hoixe

Hồ Lắk nằm ở thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Đây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và lớn thứ hai Việt Nam (sau hồ Ba Bể).

Hồ Lăk quyến rũ du khách với vẻ đẹp hùng vĩ của những dạy núi lớn bao quanh và buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M’Nông. Xung quanh hồ còn có những kiến trúc lịch sử như biệt điện của vua Bảo Đại, nhà dài của người M'Nông.

Hồ Biển Lạc, Bình Thuận

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 7

Hồ Biển Lạc tọa lạc ở huyện Tánh Linh và một phần ở huyện Đức Linh. Quanh hồ là rừng già nguyên sinh và bạt ngàn rừng cao su nên được ví như “biển lạc giữa rừng”.

Đến hồ Biển Lạc, du khách có thể ngồi thuyền dạo chơi giữa bốn bề trời nước mênh mông cùng với núi rừng bát ngát, thưởng thức những đặc sản trên những chiếc bè nuôi cá hay thưởng thức những thành phẩm mà mình câu được.

Hồ Trị An, Đồng Nai

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 8
Ảnh: chudu

Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo, nằm trên dòng sông Đồng Nai, thuộc tỉnh Đồng Nai, hồ là nơi chứa nước cung cấp cho nhà máy thủy điện Trị An.

Hồ Trị An có vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của nước, của cây xanh và những hòn đảo nhỏ. Một chuyến khám phá lòng hồ trên thuyền hay các sản vật như cá lăng, cá chuột khiến bạn càng thêm yêu mến vẻ đẹp của đất nước. Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn đừng quên khám phá ngọn thác gắn với truyền thuyết đẹp về người phụ nữ chung thủy hay rừng quốc gia Nam Cát tiên ở thượng nguồn.

Hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh - Bình Dương

9 ho nuoc noi tieng nhat Viet Nam hinh anh 9
Ảnh: Doisongphapluat

Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Cũng như các hồ khác, hồ Dầu Tiếng hùng vĩ và thanh bình với mặt nước rộng, những dãy núi xanh in bóng cùng hàng loạt sản vật đặc trưng của vùng đất này.