Câu 1: Cho 6,5g Zn vào dd HCl thì thể tích khí H2 thoát ra ở đktc là:
A. 2,24 l B.1,12 l C. 22,4 l D. 11,2 l
Câu 2: Khử 12g sắt (III) oxit bằng khí H2. Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc):
A. 22,4 l. B. 2,24 l. C. 5,04 l. D. 1,12 l.
Câu 3: Hòa tan 50g muối ăn vào 200g nước thu được dd có nồng độ % là:
A. 20%. B. 20,33%. C. 30% D. 52,7%.
Câu 4: Khối lượng của NaOH có trong 200ml dd NaOH 2M là:
A. 16g. B. 23g. C. 12g. D. 1,6g.
Câu 5: Số g KMnO4 cần dùng để điều chế 2,24l khí oxi (đktc) trong phòng tn là:
A. 31g. B. 22,7g. C. 31,6g. D. 16,8g.
Câu 6: Số g NaCl trong 50g dd NaCl 40% là:
A. 40g. B. 30g. C.20g. D. 50g.
Câu 7: Cho 2,24g CaCl2 hòa tan trong nước để được 100ml dd. CM của dd là:
A. 1M. B. 0,2M C.1,5M. D. 3M.
Câu 8: Khối lượng của 44,8l khí oxi ở đktc là:
A.64,2g. B.64g. C. 60g. D.65g.
Câu 9: trong các cặp chất nào sau đây khi phản ứng với nhau tạo kết tủa:
A. Dd BaCl2 và dd AgNO3. C. dd NaCl và dd KNO3.
B. Dd Na2SO4 và dd AlCl3. D. dd ZnSO4 và dd CuCl2.
Câu 10: Có 3 dd K2SO4; K2CO3; Ba(HCO3)2 có thể dùng dd nào dưới đây để nhận biết các dd trên.
A. dd HCl.
B. dd H2SO4.
C. dd NaOH.
D. tất cả đều đúng.
Câu 11: Hóa chất nào sau đây dùng để nhận biết 3 dd sau: H2SO4, BaCl2, NaCl ở ngay lần thử đầu tiên.
A. Bột kẽm. B. Giấy quỳ tím. C. dd Na2CO3. D. Tất cả đều đúng.
Câu 12: Cho 6,5g Zn td với dd HCl. Thể tích khí H2 (đktc), và khối lượng axit đã pứ là:
A. 22,4 l; 7,1g B. 2,24 l; 0,71g. C. 2,24 l; 7,3g D. 2,24 l; 0,73g.
Câu 13: Hóa chất nào sau đây dùng để nhận biết các dd sau K2SO4, H2SO4, HCl.
A. Quỳ tím và dd BaCl2.
B. Phenolphtalein và dd AgNO3.
C. dd BaCl2 và dd NaCl.
D. B và C.
Câu 14: Muốn điều chế 5,04 l khí oxi ở đktc cần phải dùng bao nhiêu g KClO3
A. 18g. B.18,4g C. 18,375g. D.20,3g.
Câu 15: Có những khí sau CO2, H2, O2, SO2, CO. Khí làm đục nước vôi trong là:
A. CO2. B. CO2, SO2. C. CO2, CO, H2. D.CO2, O2, H2.
Câu 16: Khí SO2 được tạo thành từ cặp chất nào sau đây:
A. K2SO3 và HCl. C. Na2SO3 và NaOH.
B. K2SO4 và HCl. D. Na2SO3 và NaCl.
Câu 17 : Dung dịch Na2CO3, Na2SO4, Na2SO3 . thuốc thử dùng để phân biệt 3 dd đó là:
A. dd Ca(OH)2 B. quỳ tím. C. dd H2SO4 loãng. D. Dd BaCl2
Câu 18: Có các dd riêng biệt : MgCl2, BaCl2, FeCl2, Ba(HCO3)2, Al2(SO4)3, ZnCl2, KHCO3, Fe(NO3)3. Khi cho dd NaOH dư vào từng dd thì số chất kết tủa thu đc là:
A. 6 B. 8 C. 7 D. 5
Câu 19: Để phân biệt các dd : NaCl, CaCl2, AlCl3 cần dùng hóa chất nào dưới đây:
A. Quỳ tím.
B. Dd NaOH, dd Na2CO3
C. dd H2SO4, dd AgNO3
D. dd NaOH, dd NaHCO3
Câu 20: Cặp chất không thể tồn tại đồng thời trong cùng 1 dd là:
A. NaOH, MgSO4.
B. KCl, Na2SO4.
C. CuCl2, NaNO3.
D. ZnSO4, H2SO4.
Câu 21: Các oxit axit là:
A. CO2, SiO2. B. SO2, CO. C. P2O5, Na2O. D. CuO, Fe2O3.
Câu 22: Có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng các muối nào sau đây:
A. KMnO4, KClO3.
B. CaCO3, KMnO4.
C. K2SO4, NaNO3.
D. MgCO3, CuSO4.
Câu 23: Dug dịch làm quỳ tím chuyển màu đỏ là:
A. HCl, H2SO4.
B. HCl,H2O.
C. NaOH, H2SO4.
D. Na2O, K2SO4.
Câu 24:Trong các oxit sau oxit nào tan đc trong nước:
A. CuO. B. CaO. C. MgO D.FeO.
Câu 25: Trong dãy các oxit sau oxit nào tác dụng với nước tạo dd bazơ .
A. Na2O, BaO, SO2, SO3. C. SO2, P2O5, CaO, NO.
B. Na2O,K2O, BaO, CaO. D. MgO, SO2, P2O5, CuO.
Câu 26: Oxit axit có những tính chất nào?
A. Tác dụng với nước tạo dd bazơ .
B. Tác dụng với oxit bazơ tạo muối.
C. Làm đổi màu quỳ tím.
D. A và B đúng.
Câu 27: Chọn đáp án đúng.
A. Oxit kim loại đều là oxit bazơ.
B. Oxit phi kim đều là oxit bazơ
C. Các oxit bazơ đều tan trong nước tạo dd bazơ
D. Nước vôi trong làm dd phenolphtalein không chuyển màu.
Câu 28 : Cặp chất nào sau đây không thể cùng tồn tại trong dung dịch :
A. CuCl2 và NaNO3. C. KCl và Na2SO4.
B. NaOH và MgSO4. D. ZnSO4 và H2SO4.
Câu 29: Trong các bazơ sau bazơ nào dễ bị nhiệt phân hủy :KOH, NaOH, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
A. KOH, Cu(OH)2, Fe(OH)3. B. Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
C. NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3. D. KOH, NaOH, Fe(OH)2.
Câu 30: Cho các bazơ : KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH. Số lượng các bazơ tan là:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 31: Để nhận biết dd Na2SO4 và Na2CO3 có thể dùng thuốc thử nào sau đây:
A. dd Pb(NO3)2. B. dd HCl. C. dd AgNO3. D. dd BaCl2.
Câu 32: Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong cùng dd:
A. NaOH và NaBr. C. HCl và AgNO3.
B. H2SO4 và BaCl2. D. NaOH và MgSO4.
Câu 33 : Để làm khô khí SO2 ẩm có thể dẫn mẫu khí này qua :
A. NaOH. B. H2SO4đ. C. CaO. D. Ca(OH)2.
Câu 34: Na2O và Fe2O3 cùng phản ứng được với :
A. H2O. B. H2SO4. C. NaOH. D. NaCl.
Bài 1: Đốt cháy 2,8 lít khí Hidro sinh ra nước
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra
b)Tính thể tích và khổi lượng của khí Oxi cần dùng cho phản ứng trên
c)Tính khối lượng nước thu được ( Thể tích các khí đo ở đktc)
Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 5,6 g sắt vào 100 ml dd HCl 1mol. Hãy:
a) Tính khối lượng khí H2 tạo ra ở đktc
b)Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu
c) Nồng độ các chất sau phản ứng
Bài 3: Cho 13g kẽm tác dụng với dung dịch có chứa 49g axit sunfuric
a) Viết PTHH phản ứng xảy ra
b)Sau phản ứng chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam
c)Tính khối lượng muối tạo thành và Hidro thoát ra
Bài 4: Cho 6,5g kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25 mol axit clohidric
a)Sau phản ứng còn dư chất nào? Khối lượng là bao nhiêu?
b)Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc