Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 27
Số lượng câu trả lời 52
Điểm GP 5
Điểm SP 33

Người theo dõi (29)

Đang theo dõi (48)

Kirigaya Kazuto
Phan Thùy Linh
qwerty

Câu trả lời:

Trong cuộc sống, mỗi một hành động của chúng ta đều có đích đến, mỗi một quá trình đều có tác dụng. Trên hành trình đi tìm thành quả, khó khăn là không thể tránh khỏi và thất bại là một phần tất yếu. Trước những khó khăn gian khổ đó, có người thay đổi hướng đi hay bỏ cuộc, nhưng cũng có người chống chọi để vượt qua nghịch cảnh, để tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Những thử thách ấy khiến ta trưởng thành hơn, vững vàng hơn trước sóng gió cuộc đời. Cuộc sống là vậy, không có con đường nào bằng phẳng, không có thành công nào dễ dàng. Đó cũng là một bài học triết lý thâm trầm, sâu sắc về lẽ sống mà câu chuyện “Cái kén bướm” đã gửi gắm.Tạo hóa không ban đôi cánh cho loài bướm mà nó phải tự mình nỗi lực thoát ra khỏi kén để có thể bay lên được.

Nội dung câu chuyện “Cái kén bướm” giản dị, tự nhiên mà nói lên bao suy nghĩ trong lòng người đọc. Mở đầu câu chuyện là một hoàn cảnh hết sức khó khăn của loài bướm. Ta đã biết, cây lớn lên trong rừng cũng phải trải qua bao phong ba, bão táp mới có thể mọc lên thành những cây cao, to khỏe. Đối với loài bướm, nó phải trải qua cả một quá trình tôi luyện, vượt qua khó khăn để có thể hình thành và có đôi cánh vững chắc, giúp nó bay lên được. Đó cũng là thử thách mà con bướm trong câu chuyện gặp phải? Nó đang nỗ lực chui ra khỏi cái kén dày nhưng có vẻ không đạt được kết quả mong muốn. Quan sát con bướm trong bài giờ, cậu bé quyết định giúp nó vượt qua khó khăn bằng cách cắt cái khe hở to ra để giúp nó chui ra dễ dàng hơn. Đây là một việc làm hết sức tự nhiên, xuất phát từ lòng tốt của cậu bé. Nhưng sự giúp đỡ ấy vô tình đã khiến con bướm không thể trưởng thành theo lẽ tự nhiên mà nó không thể bay được “phải bò trườn suốt cuộc đời” bởi cơ thể nó bị phồng rộp và cánh nó co lại, bé xíu” Con bướm đã thất bại sau cả một quá trình nỗ lực, cố gắng. Vậy ta nhận ra rằng không phải khi nào sự giúp đỡ cũng có lợi đối với người khác!

Câu chuyện như chiếc chìa khóa mở ra một chân trời triết lí sâu xa về lẽ sống và khóa chặt những suy nghĩ tầm thường trong lòng người đọc. Ta thử nghĩ, Con người không được tôi luyện, rèn dũa trong thử thách thì cũng đâu có thể hoàn thiện bản thân, giống hình ảnh con bướm kia, không tự mình chui ra khỏi cái kén kia thì không thể bay lên được. Câu chuyện “Cái kén bướm” là một ẩn dụ về thế giới loài người, nó gieo vào lòng ta những hạt giống tâm hồn mạnh mẽ, xanh tươi để bước vào đời. Có chăng đó là những hạt giống của sự nỗ lực, của bản lĩnh và nghị lực vượt qua khó khăn nghịch cảnh? Trong thực tế, nhiều người vốn có khả năng làm nên sự nghiệp nhưng cả cuộc đời không có cơ hội tranh giành với nghịch cảnh, không có sự tôi luyện trong gian khổi để có thể kích động năng lực tiềm tàng bên trong, cho nên cuộc đời vẫn chỉ là con số không. Vậy nghịch cảnh đâu phải là kẻ thù của chúng ta mà thực tế nó là hạt giống chứa đựng những lợi ích, nó là điều kiện, là thử thách để giúp ta hoàn thiện bản thân hơn. Và cứ mỗi lần vượt ra một thử thách ta sẽ thấy mình trưởng thành hơn, khi đó cuộc đời sẽ có ý nghĩa biết bao. Nhưng câu chuyện không chỉ truyền cho ta những điều đó mà nó lên giá trị đích thực của sự giúp đỡ. Trong cuộc sống, đôi khi có những sự giúp đỡ khiến ta vững vàng hơn, rắn rỏi hơn, tự tin hơn nhưng nó không hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh. Cũng giống như cậu bé trong câu chuyện, sự giúp đỡ của cậu không đem lại lợi ích gì cho cái kén bướm.Và cậu bé cũng nhận ra sự giúp đỡ của mình là vô nghĩa. Ngược lại nó lại làm cho con bướm không thể bay theo cách tự nhiên của đồng loại. Chúng ta cần phải tự mình tôi luyện, tự mình đứng lên trước những khó khăn, đau đớn thì mới có thể bước trên đường đời?

Nếu như con người không kiên nhẫn tôi luyện trong thử thách thì họ sẽ ra sao? Thế mới biết, sự nỗ lực và bản lĩnh vượt lên những khó khăn của cuộc đời mình là một trong những hành trang quan trọng để hoàn thiện bản thân. Cái đích đến trong cuộc sống chẳng bao giờ là dễ dàng mà luôn chứa đựng đầy chông gia. Nhưng người có bản lĩnh, có khí phách thì có thể biến thất vọng thành nâng đỡ, giống như con trai sau những ngày chăm chỉ, miệt mài vượt qua thử thách, khó khăn của sông nước, biển cả đã biến hạt cát thành hạt ngọc. Và viên kim cương càng cứng thì ánh sáng của nó càng lung linh, kì diệu, khi muốn ánh sáng của nó hiện ra thì chỉ có sự mài dũa mới làm nó tỏa sáng được. Vậy con người không gặp phải những thử thách thì ngọn lửa của sự sống cũng sẽ không bùng cháy. Bởi thế mà chúng ta cũng phải được tôi luyện để hình thành bản lĩnh, nghị lực và tài năng. Hãy tự mình đứng dạy, tự mình bước những bước đi trong cuộc đời dẫu nhiều khó khăn, thử thách.

Câu chuyện cái kén bướm như một nguồn sáng vô tận rọi chiếu vào tâm hồn người đọc, khiến ta như được soi mình vào tấm gương để nhận ra những khiếm khuyết của mình. Ta được thấm thía hơn về một lẽ sống cao đẹp về bí quyết đi đến thành công trong cuộc đời. Đó là sự nỗ lực, là ý chí, bản lĩnh tự vươn lên trong thử thách, là sự kiên nhẫn tôi luyện trong gian khổ. Đến lúc đó, ta sẽ thực sự có một đôi cánh vững chắc để bay đến những chân trời mơ ước như chú bướm trong câu chuyện cái kén bướm kia.

Câu trả lời:

a,I/MB:
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/TB:
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

b,

Bài làm

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

Câu trả lời:

BÀI THƠ: QUÊ HƯƠNG

Tác giả: Nguyễn Đình Huân

Quê hương là một tiếng ve

Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

Dòng sông con nước đầy vơi

Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ

Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều

Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê

Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về

Quê hương nhắc tới nhớ ghê

Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa

Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình

Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi

Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.




BÀI THƠ: YÊU LẮM QUÊ HƯƠNG

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

BÀI THƠ: TÌNH QUÊ

Tác giả: Hoa Lục Bình

Chiều tà nắng ngã triền đê

Mục đồng thông thả đi về lưng trâu

Dòng sông xanh ngắt một màu

Một đàn cò trắng từ đâu bay về

Bình yên một buổi chiều quê

Khói đồng lan tỏa đêm về vắng tanh

Ngoài đồng cây lúa còn xanh

Chiều quê êm ả trong lành biết bao

Nhìn đàn gà nhỏ gọi nhau

Mọi người xong việc gọi nhau ra về

Giờ đây đêm cũng đã về

Thoảng đâu trong gió tóc thề thơm hương

Bình minh một sớm mù sương

Đàn trâu nhai có ngoài vườn nhởn nhơ

Cánh cò bay lạc vào thơ

Làm cho tôi mãi ngẫn ngơ giữa đồng

Con đò nằm dưới bến sông

Hình như nó cũng chờ mong một người

Người người rôm rả nói cười

Đồng xanh bát ngát thơm mùi mạ non

Tình quê một dạ sắc son

Ở nơi thành thị em còn nhớ không

Con đò bến cũ chờ mong

Hôm nào anh cũng chờ trông em về.

THƠ LỤC BÁT: MIỀN QUÊ
Tác giả: Đức Trung - TĐL

Tôi thầm nhớ một miền quê

Ước mơ thăm lại trở về tuổi thơ

Đồng xanh bay lả cánh cò

Hương sen tỏa ngát mộng mơ những chiều

Vi vu gió thổi sáo diều

Bóng ai như bóng mẹ yêu đang chờ?

Dòng sông, bến nước, con đò

Có người lữ khách bên bờ dừng chân

Xa xa vẳng tiếng chuông ngân

Bờ tre cuối xóm trong ngần tiếng chim

Tuổi thơ thích chạy trốn tìm

Cây đa giếng nước còn in trăng thề

Xa rồi nhớ mãi miền quê

Trong tim luôn nhắc trở về ngày xưa...




BÀI THƠ: QUÊ HƯƠNG QUA LỜI MẸ KỂ

Tác giả: Công Vinh

Con nghe Mẹ kể ngày xưa,

Quê hương của Mẹ, mỗi trưa nắng hè.

Bình yên những mái tranh che,

Sông Thu in bóng luỹ tre ven làng.

Quê hương hai tiếng dịu dàng,

Mà sao vẫn thấy ngỡ ngàng trong con.

Làm trai, chữ hiếu chưa tròn

Quê Cha, đất Tổ, mỏi mòn thiệt hơn.

Ngày xưa, Mẹ kể nguồn cơn,

Quê hương của Mẹ, đã hơn mươi đời.

Sông Thu, một thuở thiếu thời,

Chiến tranh, Mẹ phải xa rời quê hương.

Miền trung chín nhớ, mười thương

Con như cánh Nhạn, lạc đường lẽ loi.

Sông Thu bên lỡ, bên bồi

Quê hương in dấu, một đời Mẹ Cha.

Con chưa về lại quê nhà,

Nên đâu biết được, đường xa hay gần?

Lòng con day dứt, băn khoăn

Nữa đời tóc đã pha dần màu sương.

Bao giờ về lại quê hương

Để xem Vĩnh Điện, An Tường là đâu?

Sông Thu xanh thẫm một màu

Bãi bồi cùng những ruộng dâu, nong tằm.

Bây chừ, Mẹ đã yên nằm

Lấy ai dìu dắt về thăm quê nhà

Đời con rồi cũng sẽ qua,

Quê hương rồi cũng chỉ là giấc mơ.

Quê hương đẹp tựa vần thơ

Sông Thu với những bến bờ yêu thương.

Dù cho xa cách dặm trường,

Lòng con vẫn mãi vấn vương Thu Bồn...

BÀI THƠ: QUÊ HƯƠNG NỖI NHỚ

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Trở về tìm mái nhà quê

Tìm hình bóng mẹ bộn bề nắng mưa

Tìm nắng xuyên ngọn cây dừa

Tìm hương mạ mới gió lùa thơm tho

Tìm đàn trâu với con đò

Áo bà ba mẹ câu hò trên sông

Nón lá nghiêng nắng nước ròng

Miền quê khó nhọc con còng con cua

Lục bình tim tím mùa mưa

Bồng bềnh một khúc sông khua mái chèo

Khói lên cháy bếp nhà nghèo

Con gà cục tác con mèo quẫy đuôi

Heo gà chạy ngược chạy xuôi

Chân bùn tay lấm nụ cười chân quê

Cánh cò trắng xóa vọng về

Ngân nga vọng cổ bốn bề thiên nhiên

Đậm đà ký ức giao duyên

Xương cha máu mẹ dịu hiền ca dao

Con dù biền biệt phương nào

Quê hương một dạ dạt dào khó phai.

THƠ LỤC BÁT: QUÊ HƯƠNG
Tác giả: Đức Trung - TĐL

Quê hương xa cách phương trời

Nỗi buồn thương nhớ đầy vơi trong lòng.

Đêm ngày hết nhớ lại mong

Hướng về quê mẹ ròng ròng lệ rơi..!

Nhớ chiều ra ngắm biển khơi

Cánh buồm theo gió về nơi chốn nào?

Quê hương hai tiếng ngọt ngào

Đường xa vạn dặm nôn nao nhớ thầm.

Mẹ cha xa cách bao năm

Ban ngày thương nhớ, đêm nằm chiêm bao.

Tuổi thơ - kỷ niệm dạt dào

Vẫn còn đầy ắp xuyến xao tâm hồn.

Nhớ quê lòng dạ bồn chồn

Mỗi lần ngắm cảnh hoàng hôn... xa nhà.

Quê hương - hai tiếng thiết tha

Còn in ký ức đậm đà yêu thương...

Tuổi thơ cắp sách đến trường

Lớn lên đi khắp bốn phương chân trời.

Nhớ về quê mẹ yêu ơi!

Bâng khuâng lại thấy bồi hồi trong tim.




BÀI THƠ: QUÊ HƯƠNG THANH BÌNH

Tác giả: Lãng Du Khách

Cảnh quê bình dị khiêm nhường

Mà sao quá đỗi thân thương với đời

Trưa hè vọng tiếng ru hời

Đong đầy thương mến trong lời mẹ ru

Chiều tà tiếng sáo vi vu

Mênh mang trời đất lãng du thanh bình

Người quê mộc mạc chân tình

Cùng nhau đùm bọc hết mình đói no

Đồng quê mỏi rã cánh cò

Cho ta hạt gạo thơm tho nuôi người

Dân quê rạng rỡ nụ cười

Yêu thương đùm bọc lòng người thiện chân

Bản tính vốn rất chuyên cần

Hăng say lao động gian truân chẳng sờn

Cùng nhau xây dựng giang sơn

Để cho cuộc sống đẹp hơn với đời

Cảnh quê xanh thắm tuyệt vời

Thân thương gắn bó với đời dân quê

Bình dị mà vẫn đam mê

Đó là nơi chốn ta về ai ơi.

BÀI THƠ: LƯNG TỰA BẾN QUÊ

Tác giả: Toàn Tâm Hòa

Ta về lưng tựa chiều nghiêng

Thả hồn theo những bình yên lạ thường

Bao năm xuôi ngược dặm đường

Nay về gom những yêu thương đong đầy

Đồng xanh thẳng cánh cò bay

Dòng sông quê vẫn nặng đầy phù sa

Sáo diều vi vút ngân nga

Bao nhiêu âm điệu thiết tha mê hồn

Ta ngồi nhìn ngắm hoàng hôn

Mà lòng sao cứ bồn chồn xuyến xao

Hương đồng gió nội ngọt ngào

Nhà ai khói bếp quyện vào... chiều mơ!

Ta về tìm khúc ầu ơ

Ca dao của mẹ, ngày thơ xa rồi

Bước chân bổi hổi bồi hồi

Đếm từng kỷ niệm xa xôi hiện về

Ta về lưng tựa bến quê

Mơ màng trong những vỗ về dấu yêu

Lưng còng dáng mẹ liêu xiêu

Nghiêng theo bóng nắng cuối chiều mỏng manh

Ta về bên mái nhà tranh

Thấy bao ký ức vờn quanh bên mình

Bữa cơm ấm áp gia đình

Tựa vào lòng mẹ lặng nhìn rưng rưng.

Nhớ con sông quê hương-Tế Hanh


Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là 1 buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam đất việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước dập dềnh con cá nhảy

Bạn bè tôi túm 5 tụm 7
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi giang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới
Quê hương ơi ! lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi



Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những bến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bát cơm rau muống quả cà giòn tan...

Về làng - Nguyễn Duy

Làng ta ở tận làng ta
Mấy năm một bận con xa về làng
Gốc cây, hòn đá cũ càng,
Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay
Cha ta cầm cuốc trên tay,
Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa
Lưng trần bạc nắng thâm mưa
Bụng nhăn lép kẹp như chưa có gì

Không răng! cha vẫn cười khì
Rượu tăm vẫn để dành khi con về
Ngọt ngào một chút men quê
Cay tê cả lưỡi, đắng tê cả lòng
Gian ngoài thông thống gian trong
Một đời làm lụng sao không có gì

Không răng! cha vẫn cười khì
Người còn là quí kể chi bạc vàng
Chiến tranh như trận cháy làng
Bà con ta trắng khăn tang trên đầu
Vẫn đồng cạn, vẫn đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa
Đường làng cây cỏ lưa thưa
Thanh bình từ ấy sao chưa có gì

Không răng! cha lại cười khì
Đời là thế, kể làm chi cho buồn
Mẹ ta vo gạo thổi cơm
Ba ông táo sứt lửa rơm khói mù
Nhà bên xay lúa ù ù
Vẫn chày cối thậm thịch như thuở nào
Các em ta vác cuốc cào,
Rủ nhau bước thấp bước cao ra đồng
Mồ hôi đã chảy ròng ròng
Máu và nước mắt sao không có gì

Không răng! cha vẫn cười khì
Đời là thế, kể làm chi cho rầu
Cha con xa cách bấy lâu
Mấy năm mới uống với nhau một lần
Bụng ta thắt, mặt ta nhăn
Cha ta thì vẫn không răng cười cười

Ta đi mơ mộng trên đời

Quê hương Tế Hanh



Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trùng giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Dướn thân trắng bao la thâu góp gió...

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về"
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe"
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

Câu trả lời:

Sách đã có mặt trong cuộc sống của con người từ rất xa xưa. Ban đầu sách được làm từ các thanh tre, trúc, nứa gỗ…, sang thế kỉ XV sách mới được làm ra từ giấy. Trong cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Chính vì thế, Mác-xim Goóc- ki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy sách là gì? Theo A.Ghéc- xen (quan niệm ngày xưa): Sách là di huấn tinh thần của thế này đối với thế hệ khác: đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống…, Nhưng trong sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnh được tìm ra và chọn lọc qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi và máu, sách báo là cương lĩnh của tương lai. Theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ của nhân loại từ xưa đến nay. Còn kiến thức là gì? Kiến thức là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống. Khi chúng ta muốn giải một bài văn thì chúng ta cần có một kĩ năng giải bài văn và cách viết bài văn ấy. Con đường sống là con đường phát triển trí tuệ. Theo M.I Xa-cốp-xki, sách là nguồn kiến thức của con người, do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Vì vậy, sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Sách có một tầm quan trọng trong đời sống của con người. Sách là công cụ, là phương tiện để giao tiếp với nhau. Từ xa xưa, con người đã có những phát minh vĩ đại trong khoa học kĩ thuật, những tác phẩm văn học tuyệt vời, những ý kiến và những câu hỏi chưa được thống nhất và giải đáp. Nhờ sách mà con tìm ra sự thật, tìm ra được chân lí đúng đắn cho nhân loại. Sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp cho con người ngày nay có thể hiểu được lịch sử phát triển của đất nước, tạo nên một niềm tự hào dân tộc. Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Nó mở ra cho con người thấy những bí mật và quy luật của thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những bí mật và quy luật thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những quy luật đó để trở thành người chủ trái đất; người cải tạo trái đất và người sáng tạo một thế giới mới tốt đẹp hơn. Sách cung cấp kiến thức cho con người về mọi mặt: tự nhiên, xã hội, giúp con người hiểu biết rộng hơn, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống hiện đại. Sách là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong quyển sách. Sách như màn ảnh nhỏ đưa con người đi du lịch trên khắp thế giới. Ai yêu mến sách sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu người bạn trung thành, một người bạn đường trong mọi thành công trong mọi việc làm của mình. Sách là người khuyên bảo hữu ích, người đồng chí vui vẻ, người an ủi chân tinh. Khi đọc, khi nghiên cứu, khi suy nghĩ, chúng ta có thể giải trí một cách lành mạnh, trong sạch: có thể sử dụng tốt thời gian rãnh rỗi vào bất cứ lúc nào và trong mọi hoàn cảnh. Sách không những mở rộng được tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của chúng ta trong suốt cuộc đời, sách đã và đang là người giúp đỡ, là người thầy, người bạn tâm tình của chúng ta. Đứng sau “ Thuế máu” là một Hồ Chí Minh – một người thầy vĩ đại của văn học, của chính trị, của ngoại giao. Đứng sau “Đi bộ ngao du” là một Rút-xô – một bậc thầy của giáo dục… Chúng ta hãy học cách tôn trọng những cuốn sách, chúng ta hãy nhớ rằng sách do con người tạo ra, vì vậy chúng ta tôn trọng sách cũng là tôn trọng con người. Chúng ta yêu sách nhưng không mù quáng như Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xéc-van-tex. Chúng ta cũng phải biết lựa chọn sách tốt, tránh xa những sách có hại. Theo Đề-các: “Đọc những cuốn sách tốt tức là trò chuyện với những con người ưu tú nhất của các thời đại đã qua".