chúc học tốt
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII,NỬA ÐẦU THẾ KỶ XIX
-Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học dân tộc trong suốt thời kỳ phong kiến. Vì sự phát triển rực rỡ của nó mà nhiều nhà nghiên cứu đã mệnh danh cho giai đoạn này là giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam. Khái niệm giai đoạn văn học cổ điển Việt Nam ở đây tạm hiểu là một di sản văn học thuộc về quá khứ, có giá trị ưu tú và đã được thử thách, được khẳng định qua thời gian.
-Vậy, một vấn đề đặt ra là tại sao văn học giai đoạn này lại phát triển rực rỡ như vậy? Văn học giai đoạn này phát triển rực rỡ, điều đó không có gì là ngẫu nhiên. Có hai nguyên nhân:
+Văn học giai đoạn này đã kế thừa những thành tựu của nền văn học dân gian và những thành tựu của nền văn học viết-một nền văn học đã được phát triển trong gần tám thế kỷ.
+Tuy nhiên cái quyết định vẫn là bối cảnh lịch sử-xã hội, tư tưởng, văn hóa.
I.BỐI CẢNH LỊCH SỬ - XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA
1. Giai đoạn khủng hoảng, suy vong trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam và bi kịch lịch sử dân tộc. |
TOP |
1.1.1. Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng
-Chế độ phong kiến Việt Nam cực thịnh vào thế kỷ XV. Sang thế kỷ XVI, XVII chế độ này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự suy yếu. Mầm mống của cuộc khủng hoảng nội bộ đã xuất hiện. Ðây là hai thế kỷ nội chiến phong kiến.
-Ðến nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX thì sự suy yếu này không còn là dấu hiệu nữa. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào thời kỳ khủng hoảng, suy vong trầm trọng, chuẩn bị cho sự sụp đổ toàn diện của chế độ này vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Sự khủng hoảng này được bộc lộ trên nhiều phương diện nhưng nổi bật nhất là tính chất thối nát, suy thoái trong toàn bộ cơ cấu của chế độ phong kiến .
+Kinh tế: Thành phần kinh tế chính của đất nước giai đoạn này vẫn là kinh tế nông nghiệp. Nền kinh tế này bị đình đốn. Kinh tế sản xuất hàng hóa cũng bị kìm hãm. .
+ Chính trị: Như một quy luật, kinh tế đình đốn thường dẫn đến sự hỗn loạn về chính trị. Những mâu thuẫn vốn có, chứa chất lâu ngày trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam đến đây đã có dịp bùng nổ dữ dội.
+ Văn hóa: Nhà Nguyễn cấm dùng chữ Nôm, cấm đoán về mặt tư tưởng rất nghiệt ngã.
* Tóm lại, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa cuối thế kỷ XIX chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Sự khủng hoảng này còn được biểu hiện ở sức trỗi dậy mãnh liệt với một khí thế chưa từng có của phong trào nông dân khởi nghĩa.
1.1.2. Nhân dân vùng lên mãnh liệt có lúc giành được thắng lợi vẻ vang nhưng rồi lại thất bại.
-Giai đoạn này được mang vinh hiệu là Thế kỷ nông dân khởi nghĩa. Có thể nói đây là thời kỳ đấu tranh liên tục, mạnh mẽ, rộng khắp của quần chúng mà chủ yếu là nông dân.
+Tính chất mạnh mẽ thể hiện ở chỗ có những cuộc khởi nghĩa tập trung hàng vạn người, kéo dài hàng chục năm như cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751); cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ( 1740-1750); cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1736-1769)
+Tính chất rộng khắp thể hiện ở chỗ các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp mọi miền đất nước.
-Ðỉnh cao của phong trào khởi nghĩa lúc này là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn Cuộc khởi nghĩa này đã dành được những thắng lợi vẻ vang: Ðánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị trong nước; đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược , lập nên một vương triều phong kiến mới với nhiều chính sách tiến bộ .Nhưng đáng tiếc là Quang Trung chỉ ở ngôi được mấy năm. Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn lại trở nên lục đục. Nhân cơ hội ấy, Nguyễn Aïnh đã trở lại tấn công nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn (1802). Triều Nguyễn là một tân triều, nhưng triều Nguyễn không đại diện cho cái mới. Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị của mình nhà Nguyễn còn thực hiện được một số chính sách tiến bộ nhưng càng về sau nhà Nguyễn càng đi vào con đường phản động để rồi trở thành một triều đại phản động nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì thế dưới triều Nguyễn các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp xảy ra.
-Tuy nhiên khởi nghĩa nông dân trong hoàn cảnh của xã hội đương thời không thể đi đến thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Khởi nghĩa của nông dân chỉ mới là động lực thúc đẩy xã hội phát triển chứ chưa thể làm thay đổi chế độ xã hội.
1.1.3.Lực lượng thị dân trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến
- Nền kinh tế hàng hóa vốn xuất hiện từ thế kỷ XVI, thế kỷ XVII đã có nhiều bước phát triển đáng kể, đến giai đoạn này lại bị nhiều chính sách kinh tế phản động của chính quyền phong kiến kìm hãm cho nên nó chưa phát triển thành một cơ cấu kinh tế mới để rồi tạo ra một giai cấp tư sản, nhưng cùng với sự đi lên của thành phần kinh tế này thì tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông đảo tập trung ở các thương cảng, đô thị.
-Tầng lớp này do sinh hoạt kinh tế của họ đã li khai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến, cuộc sống của họ là cuộc sống đi đây đi đó nhiều, giao tiếp rộng rãi kể cả giao tiếp với người nước ngoài cho nên về mặt tư tưởng, tình cảm, họ trở nên phóng khoáng hơn người nông dân vốn bị trói buộc vào làng quê, hơn cả nho sĩ vốn bị rập khuôn theo trăm nghìn thể chế, giáo điều chính thống cứng nhắc. Sự có mặt của tầng lớp này cũng đã tạo ra những làn gió mới lan tỏa vào đời sống tư tưởng, tinh thần thời đại.
*Tóm lại: lịch sử dân tộc ta giai đoạn này là lịch sử đau thương nhưng quật khởi, có bi kịch nhưng cũng có anh hùng ca. Nhìn về phía giai cấp thống trị là cả một sự sụp đổ, tan rã toàn diện của kỷ cương, của lễ giáo phong kiến, của bộ máy quan liêu và nói chung là của toàn bộ cơ cấu xã hội.
Song nhìn về phía quần chúng thì đây là thời kỳ quật khởi, thế kỷ bão táp của các phong trào nông dân khởi nghĩa, thời đại đấu tranh tháo cũi sổ lồng.
Trải qua nhiều biến động nhưng cuối cùng xã hội Việt Nam vẫn lâm vào tình trạng bế tắc không lối thoát. Tuy vậy phong trào đấu tranh rầm rộ của quần chúng liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ cũng đã làm bùng dậy nhiều khát vọng lành mạnh, làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, cổ vũ cho sự vươn dậy của tài năng, trí tuệ của con người.
2.Sự phá sản nghiêm trọng của ý thức hệ phong kiến và sự trỗi dậy của tư tưởng nhân văn của thời đại. |
TOP |
1.2.1.Sự phá sản nghiêm trọng của ý thức hệ phong kiến
-Giai cấp phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống, lấy Nho giáo làm quốc giáo, dựa vào Nho giáo để thống trị nhân dân. Trong mấy thế kỷ trước, khi chế độ phong kiến đang đi lên thì Nho giáo có uy lực của nó. Nhưng đến thời kỳ này chế độ phong kiến đã bước vào thời kỳ suy vong, khủng hoảng thì Nho giáo cũng bị đả kích, bị lung lay dữ dội.
+Nguyên nhân: Sự phá sản này chủ yếu phát sinh từ sức công phá của trào lưu tư tưởng nhân văn của thời đại và từ hàng ngũ giai cấp thống trị kẻ đã khẳng định, tôn sùng và nuôi dưỡng ý thức hệ này.
+Biểu hiện: Những cái được gọi là tam cương, ngũ thường của Nho giáo đều bị sụp đổ một cách thảm hại.
+Sự sụp đổ cuả ý thức hệ nho giáo có hưởng đến tầng lớp nho sĩ-lực lượng sáng tác văn học của thời đại.
Sống trong thời đại Nho giáo bị sụp đổ thảm hại như vậy, một tầng lớp nhà nho chân chính bị khủng hoảng về mặt lý tưởng. Họ không tìm ra con đường đi, họ hoang mang trước thời cuộc.Một số nhà nho bị bế tắc thực sự, Nguyễn Du đã từng thốt lên:
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử, đông hàn đoạt thiếu niên
(Tạp thi)
Họ mất hết niềm tin vào chính quyền, vào minh chúa. Số đông đã lui về ở ẩn, hoặc đang làm quan lui về ở ẩn để giữ gìn khí tiết, nhân cách của mình.
1.2.2.Sự trỗi dậy cuả truyền thống nhân văn.
-Trong khi Nho giáo bị sụp đổ như vậy thì một khuynh hướng tư tưởng, bảo vệ, khẳng định quyền sống và giá trị, phẩm chất con người đã phát triền thành một khuynh hướng mạnh mẽ.
-Cơ sở xã hội, tư tưởng của khuynh hướng này:
+Cơ sở xã hội: Ðó là phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng bị áp bức mà chủ yếu là của nông dân chống phong kiến đã liên tiếp nổ ra trong suốt thế kỷ.
+Cơ sở tư tưởng: Ðó là sự sụp đổ cuả ý thức hệ Nho giáo. Phật giáo, Ðạo giáo lại phát triển, tư tưởng thị dân hình thành, tất cả đã có ảnh hưởng đến sự kết tinh cuả truyền thống nhân văn cuả dân tộc.
Những biểu hiện của khuynh hướng, tư tưởng nhân văn trong văn học sẽ là sự lên án, tố cáo hiện thực cuộc sống đương thời chà đạp lên quyền sống của con người; đấu tranh đòi cuộc sống cơm áo; phát triển cá tính; giải phóng tình cảm, bản năng; là thái độ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; là thái độ đồng tình, xót thương, thông cảm của các tác giả đối với các nạn nhân của xã hội.
1.3.Sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa dân tộc
Ðây là giai đoạn nền văn hóa dân tộc phát triển khá mạnh, khá đều khắp, một số ngành đã đạt được những thành tựu xuất sắc.
-Thành tựu:
+Khoa học xã hội: Ngành nghiên cứu lịch sử, địa lý phát triển khá mạnh với hai học giả nổi tiếng: Lê Quí Ðôn và Phan Huy Chú.
+Khoa học tự nhiên: Nổi bật nhất là ngành y với nhà y học nổi tiếng Lê Hữu Trác.
+Các ngành văn học, nghệ thuật: Chèo ở Ðàng Ngoài, tuồng ở Ðàng Trong phát triển; văn học chữ Nôm phát triển mạnh, những tác phẩm có giá trị cuả giai đoạn này đều được sáng tác bằng chữ Nôm; kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật điêu khắc có nhiều thành tựu.
-Một số đặc điểm của nền văn hoá:
+Trước hết đó là tinh thần duy lý trong quan điểm và phương pháp biên soạn. Việc tiếp nhận văn hóa Trung quốc thoát li tính chất nô lệ, sùng ngoại để đi vào khuynh hướng tiếp nhận sáng tạo tinh hoa của văn hóa nước ngoài.Ðó là phương pháp biên soạn sách của Lê Quí Ðôn trọng thực tiễn, óc phán đoán suy luận khá chặt chẽ.
+Tinh thần dân tộc: Biểu hiện ở thái dộ nhìn nhận, đánh giá lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc. Lê Quí Ðôn trong Toàn Việt thi lục lệ ngôn đã viết: Nước Việt Nam từ khi mở cõi văn minh không thua kém gì Trung Hoa. Tinh thần ấy còn thể hiện ở hoài bão xây dựng một lá cờ cho y giới nước nhà (Lê Hữu Trác).
*Tóm lại: Những thành tựu rực rỡ của nền văn hóa với những đặc điểm riêng của nó là sản phẩm tinh thần của hoàn cảnh lịch sử nói trên.
II. TÌNH HÌNH VĂN HỌC
1.Lực lượng sáng tác. |
TOP |
2.1.1.So với các giai đoạn trước, lực lượng sáng tác đã có sự đổi mới về lượng và chất.
-Giai đoạn từ thế kỷ X-XV: Dưới triều đại nhà Lý, lực lượng sáng tác thống lĩnh văn đàn là các nhà sư. Triều đại nhà Trần, bên cạnh tầng lớp nhà sư là các nhà nho. Thời Lê sơ, lực lượng sáng tác chính là các nhà nho.
-Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII: Lực lượng sáng tác chính vẫn là các nhà nho, bên cạnh lực lượng này còn có thêm những cây bút là nho sĩ ở ẩn: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ.
-Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX:
+Lực lượng sáng tác tuy vẫn là các nho sĩ, nhưng bên cạnh những nho sĩ quan liêu, nho sĩ thuộc tầng lớp trên thì nho sĩ bình dân đã chiếm một vị trí đáng kể.
+Ngay những nho sĩ quan liêu cũng đã có những đặc điểm mới khác với nho sĩ quan liêu ở các giai đoạn trước. Kiến thức về văn hóa được mở rộng; vốn sống phong phú vì có những chuyến đi thực tế bất đắc dĩ.
2.1.2.So với các giai đoạn trước, lực lượng sáng tác trong giai đoạn này còn có sự chuyển biến trong quan niệm sáng tác.
Quan niệm văn dĩ tải đạo,thi ngôn chí vốn là quan niệm tryền thống của các nhà nho Việt Nam. Ðến giai đoạn này, các nhà văn, nhà thơ cũng chưa thoát khỏi quan niệm ấy, nhưng bên cạnh đó đã hình thành và phát triển một khuynh hướng thu hút đông đảo các nho sĩ sáng tác: Khuynh hướng hướng tới con người bình thường, hướng tới cuộc sống
xã hội rộng rãi, chính quan niệm sáng tác chứa chan bản sắc nhân văn này đã đưa đến bước phát triển đẹp đẽ, rực rỡ của văn học.
2.Các khuynh hướng chính của văn học |
TOP |
Chúng ta có thể chia văn học giai đoạn này làm ba khuynh hướng chính.
2.2.1.Khuynh hướng tố cáo hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa.
-Ðây là khuynh hướng chủ đạo của văn học giai đoạn này. Những tác giả tiến bộ, nhiều tài năng đều thuộc khuynh hướng này. Khuynh hướng này còn thu hút nhiều tác giả mà thiên kiến chính trị còn có những hạn chế như Phạm Thái, nhưng khi đi vào đời sống xã hội, đời sống cá nhân họ lại có nhiều điểm gặp gỡ với yêu cầu dân chủ, nhân đạo của thời đại.
-Nội dung của khuynh hướng này là phê phán hiện thực và đề cao con người, đề cao cuộc sống trần tục.
2.2.1.1.Phê phán hiện thực.
-Bộ phận văn học chữ Hán.
+Trong những tác phẩm văn xuôi viết theo thể ký, bộ mặt của xã hội, của giai cấp thống trị được dựng lên khá đậm nét.
Hoàng Lê nhất thống chí là bức tranh sinh động về cảnh thối nát của triều đinh phong kiến lúc bấy giờ. Vua thì ngồi làm vì, chúa Trịnh nắm hết quyền hành thì hôn mê, mù quáng gây ra bè đảng trong phủ chúa. Quan lại thì bất tài, cơ hội chủ nghĩa.
Tập bút kí đặc sắc: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác.
+Trong thơ chữ Hán nhiều nhà thơ đã đi sâu miêu tả cuộc sống của nhân dân. Cao Bá Quát, Phạm Nguyễn Du đã ghi lại những bức tranh sinh động về cuộc sống đói khổ của nhân dân. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thường xuất hiện những bức tranh đối lập: Một bên là cuộc sống đói khổ của nhân dân và một bên là cuộc sống xa hoa của giai cấp thống trị.
-Bộ phận văn học chữ Nôm.
+Khúc ngâm: Chinh phụ ngâm tố cáo chiến tranh phong kiến làm tan vỡ hạnh phúc, tình yêu của tuổi trẻ. Cung oán ngâm khúc tố cáo chế độ cung tần vô nhân đạo làm cho cuộc đời của bao cô gái tài sắc héo hắt, tàn lụi trong cung vua, phủ chúa.
+Thơ Hồ Xuân Hương tố cáo chế độ đa thê và toàn bộ nền đạo đức phong kiến đối với người phụ nữ .
+Nguyễn Du trong Truyện Kiều, thông qua cuộc đời của nhân vật chính đã tốï cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
-Ðặc điểm của sự phê phán, tố cáo của văn học giai đoạn này là các tác giả đứng trên lập trường nhân sinh để tố cáo tất cả những gì phản nhân sinh, phản tiến hóa vì thế mà diện tố cáo trong văn học được mở rộng và nội dung tố cáo cũng sâu sắc hơn.
2.2.1.2.Ðề cao con người và đề cao cuộc sống trần tục.
-Phát triển trong bối cảnh lịch sử mà chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng, ý thức hệ phong kiến bị sụp đổ, trào lưu nhân văn đang bộc phát lên như một tư trào, văn học giai đoạn này có một đặc trưng mang tính lịch sử là khám phá ra con người, khẳng định những giá trị chân chính của con người, phản ánh những khát vọng giải phóng của con người.
-Khám phá ra con người, văn học giai đoạn này đã lấy người phụ nữ làm đối tượng phản ánh chủ yếu .
-Bên cạnh hình tượng người phụ nữ, văn học giai đoạn này còn tập trung vào hình tượng anh hùng.
-Hàng loạt tác phẩm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều rồi nhiều truyện thơ Nôm khác đều phản ánh những khát vọng của con người.
2.2.2.Khuynh hướng lạc quan.
-Như phần bối cảnh lịch sử đã trình bày , triều đại Tây Sơn tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng với những chính sách tiến bộ, với những chiến công của nó, sự có mặt của triều đại này đã thực sự đem đến cho đời sống tinh thần của dân tộc một sinh khí mới. Ðiều này đã để lại dấu ấn trong văn học.
-Nội dung chủ yếu của khuynh hướng này vẫn là khẳng định cuộc sống, khẳng định con người, mà tiêu biểu hơn cả là khẳng định công đức của vua Quang Trung trong sự nghiệp chống giặc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Một số tác phẩm khác lại thể hiện lòng yêu nước, yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc. 2.2.3.Khuynh hướng thoát li, tiêu cực, bảo thủ .
-Các tác giả giai đoạn này có nhiêìu mâu thuẫn trong tư tưởng, tình cảm nên khuynh hướng này có thêí nhắc đến Nguyễn Gia Thiều, Ðặng Trần Côn, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ.
-Một số tác giả đứng trên lập trường phong kiến Ðàng Trong hoặc Ðàng Ngoài để mạt sát phong trào Tây Sơn. Các vua nhà Nguyễn như Tự Ðức, Minh Mệnh và một bộ phận quan lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ Nho giáo đã ca ngợi đạo đức, luân lý phong kiến.
-Một số tác giả vốn là cựu thần, bề tôi của triều Lê-Trịnh, khi thấy vận mệnh của giai cấp mình bị nghẽn lối, họ đâm ra buồn, hoang mang, luyến tiếc quá khứ. Có thể kể đến sáng tác của Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Hành, Bà huyện Thanh Quan.
3.Các đặc điểm chính của văn học giai đoạn này. |
TOP |
2.3.1.Văn học dân tộc phát triển rực rỡ cả về số lượng lẫn chất
lượng, đặc biệt là về chất lượng.
Ở cả hai bộ phận văn học Hán và Nôm, đặc biệt là ở bộ phận văn học Nôm có sự phát triển nhảy vọt, phồn vinh chưa từng thấy. Ðiều này chứng tỏ sự trưởng thành đến mức thuần thục của văn học Nôm. Tại sao lại có sự phát triển này?
+Ðội ngũ sáng tác được tăng cường, đó là kết quả của việc mở rộng việc học ở nông thôn.
+Nhờ có sự thay đổi quan niệm sáng tác do tác động của đời sống.
+Luật cấm chữ Nôm không có tác dụng nữa.
2.3.2.Nội dung và hình thức đều có sự phát triển, đổi mới và hoàn thiện tuy còn mang những hạn chế do thời đại và giai cấp xuất thân quy định.
2.3.2.1.Nội dung:
-Ðề tài được mở rộng không còn bó hẹp ở luân lí, đạo đức phong kiến, văn học đề cập những vấn đề thiết cốt trong cuộc sống trước mắt.
-Chủ đề: Có hai chủ đề chính, chủ đề số phận con người và tìnhh yêu đôi lứa, bao trùm lên là chủ đề số phận bi thảm của con người trong chế độ phong kiến suy tàn. Các tác phẩm ưu tú đều bằng cách này hay cách khác đề cập đến chủ đề này.
-Hình tượng trung tâm của văn học giai đoạn này là hình tượng người phụ nữ với những phẩm chất tốt đẹp với những niềm vui, nỗi buồn của họ.
-Tư tưởng rất phức tạp, nhiều khuynh hướng thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một tác giả và trong một tác phẩm.Trong đó khuynh hướng phê phán hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa là khuynh hướng chính của văn học giai đoạn này.
2.3.2.2.Hình thức.
-Thể loại: Những thể loại truyền thống vẫn tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn. Sự nở rộ đáng chú ý là truyện thơ Nôm và khúc ngâm. Nó làm đậm thêm nét đặc sắc của bộ mặt văn học giai đoạn này. Hàng loạt truyện thơ Nôm đã ra đời mà đỉnh cao là Truyện Kiều.
+Truyện và kí chữ Hán có khuynh hướng vươn lên tiểu thuyết.
+Thơ Ðường luật với Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ đã trở nên mềm mại.
+Nghệ thuật sân khấu:
*Ðàng Trong: Tuồng đạt đến mức mẫu mực.
*Ðàng Ngoài: Chèo phát triển
+Thể ca trù là một thể thơ trữ tình ngắn, so với thể thơ Ðường luật thì nó có dung lượng lớn hơn và cách luật cũng thoải mái hơn. Thể này xuất hiện từ thế kỷ XVI với Lê Ðức Mao nhưng sau đó không được dùng. Ðến đầu thế kỷ XIX nó được dùng lại với các nhà thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh. Ca trù của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đạt đến trình độ mẫu mực.
-Phương pháp sáng tác: Văn học giai đoạn này vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa qui phạm là phương pháp lấy những chuẩn mực, tiêu chuẩn có sẵn để sáng tác dẫn đến công
thức, ước lệ. Bên cạnh đó khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa khá phát triển đặc biệt là ở hai tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí và Truyện Kiều.
-Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thơ ca trong văn học Nôm có bước phát triển so với giai đoạn trước, xu hướng trở về với dân tộc, với đời sống ngày càng tăng , các xu hướng này đã có từ trước nhưng đến giai đoạn này phát triển mạnh hơn.
2.3.3.Ảnh hưởng qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết trở nên sâu rộng, đặc biệt là ảnh hưởng của văn học dân gian vào văn học viết ở cả hai bộ phận Hán và Nôm rất rõ.
III. KẾT LUẬN
1.Ðây là giai đoạn thuần thục của nền văn học viết dưới chế độ phong kiến, là giai đoạn đặt cơ s để nền văn học dân tộc bước sang thời kỳ hiện đại.
2.Vấn đề trung tâm của văn học giai đoạn này là vấn đề số phận con người trong chế độ phong kiến suy tàn.
bài đội tuyển à Minh Châu