Lich su

  • Giáo viên
Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Cà Mau , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 29
Điểm GP 11
Điểm SP 32

Người theo dõi (18)

Linh Pea
Phúc
Hải Phương
Đỗ Đình Hưng

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1. Hoàn cảnh ra đời

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

1. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

- Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4-11/2/1945, với sự tham sự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudơven (Mĩ), U. Sớcsin (Anh).

2. Sự hình thành

Trong Hội nghị có nội dung:

- Nguyên thủ các quốc gia Anh, Mĩ, Liên Xô thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

+ Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu, quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

+ Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga - Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm đóng 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ. Các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương Tây.

Ở Đông Dương, việc giải giáp quân Nhật được giao cho quân Anh ở phía Nam, quân Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 16.

=> khuôn khổ của trật tự thế giới mới, trật tự hai cực Ianta.

3. Sự tan rã

Sau nhiều năm khủng hoảng và trì trệ kéo dài, từ 1989 – 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các liên minh kinh tế, quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa giải thể: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) tuyên bố giải thể (28/6/1991); Tổ chức Hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động (1/7/1991).

=> Trật tự hai cực Ianta tan rã.

Câu trả lời:

Yếu tố đã chi phối gần như toàn bộ quan hện quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến những năm 90 của thế kỉ XX là Chiến tranh lạnh.

1. Nguồn gốc:

- Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô - Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh do:

+ Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô - Mĩ.

+ Nhưng cũng sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

2. Những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh:

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, làm căng thẳng trong quan hệ giữa Mĩ, các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

* Phía Mĩ:

- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô là thông điệp của Tổng thống Truman ngày 12 – 3 – 1947 tại Quốc hội Mĩ. Thông điệp khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Học thuyết Truman được công bố chính thức mở đầu chính sách chống Liên xô, khởi đầu chiến tranh lạnh.

- Hai là, tháng 6 – 1947, thông qua “kế hoạch Mácsan”, Mĩ viện trợ cho Tây Âu 17 tỉ USD, Mĩ giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Việc thực hiện “kế hoạch Mácsan” đã tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị và kinh tế giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Ba là, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào ngày 4/4/ 1949. Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

* Phía Liên Xô: Để đối phó lại, Liên Xô và các nước Đông Âu đã:

- 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava , một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

- Như vậy, sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.