Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thanh Hóa , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 59
Số lượng câu trả lời 99
Điểm GP 7
Điểm SP 47

Người theo dõi (59)

Đang theo dõi (83)


Câu trả lời:

Tôi muốn viết về những người lính thời bình vẫn hi sinh thầm lặng cho cuộc sống ấm no của nhân dân, như truyền thống vẻ vang “vì dân” của Quân đội Việt Nam anh hùng.

Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời đại hòa bình, lúc đất nước đã vượt qua thời bom đạn đầy đau thương mất mát và đi qua biết bao nhọc nhằn khó khăn của những ngày tháng bao cấp. Thời điểm mà những người lính tiếp tục cùng nhân dân xây dựng đất nước.

Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hi vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc. Những chiến sĩ đang công tác nơi biên giới ấy, đa phần tuổi đời đều chẳng còn trẻ, vợ con chưa có, bố mẹ đã già, một năm được về phép vài ngày. Có những người mười mấy năm không còn biết đến không khí Tết nơi miền xuôi quê nhà, thoáng thấy những cánh đào lấm chấm nụ, lòng lại dâng lên nỗi nhớ nhà thao thiết.

Tuổi xuân của họ đã dành trọn cho Tổ quốc, nguy hiểm nơi rừng núi biên giới luôn rình rập, nhưng với họ, đáng sợ nhất lại là nỗi cô đơn. Sao tôi cứ hình dung về một nỗi buồn mênh mang khi chiều đông đến, có người lính đứng trên ngọn đồi nhìn xuống bản làng nhà cửa trù phú, khát khao một bữa cơm gia đình, một vòng tay yêu thương ấm áp.

Tôi biết đến những chiến sĩ đang ngày đêm miệt mài và âm thầm cống hiến. Dẫu bữa cơm còn đạm bạc, dẫu đêm đông giá buốt hay mưa gió sấm sét sáng lòa cả một vùng trời, họ vẫn vững vàng và kiên gan cống hiến. Ở nơi xa xôi ấy vẫn thấp thoáng màu hoa thược dược, đồng tiền, mười giờ rực rỡ. Họ trồng hoa, đun ấm chè như sẵn sàng cho bất kì người khách nào bất ngờ ghé thăm…

Ngoài trời đêm đã rất khuya, vẫn còn biết bao người lính đang thầm lặng bảo vệ và gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Là nơi đầu sóng ngọn gió ngoài biển Đông, là nơi địa đầu đất nước, là nơi biên giới xa xôi, vẫn có những người lính âm thầm đã ngã xuống, ngay cả trong thời bình. Không còn đạn lạc, chẳng có sốt rét rừng, có những người lính vẫn hi sinh vì cứu một em nhỏ giữa dòng nước lũ, vì bảo vệ một hòn đảo mỗi khi triều lên là chìm sâu trong nước, vì đuổi bắt tội phạm giữa đêm khuya… Trước đây tôi chưa bao giờ hình dung được hiện thực tàn khốc đến nhường ấy, mà giờ đây, khi đứng trước vong linh các chiến sĩ trẻ, lại cảm thấy như chạm vào nơi đau thương nhất của cuộc đời.

Tháng 12 nơi mùa đông miền Bắc gió lạnh tê người, tôi bắt gặp người phụ nữ trẻ, người trở dạ, bố mẹ ở quê xa chưa lên kịp, chồng là bộ đội, cô một mình tự bắt taxi đến bệnh viện. Nhìn ánh mắt cương quyết và nỗi đau cố kìm lại của người phụ nữ ấy, tôi bỗng hiểu đó là sự hi sinh. Có biết bao người phụ nữ đang hi sinh một cách thầm lặng như thế, như hậu phương vững chắc của những người chiến sĩ đang công tác xa nhà? Tôi cảm phục trước sự mạnh mẽ của những người phụ nữ ấy biết bao nhiêu, khi chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài của người vợ trẻ mới cưới một anh lính hải quân, chăn gối chưa nồng đã cách biệt cả năm trời.

Nhưng tôi tự hào biết bao vì giờ đây, vẫn luôn có những thanh niên yêu thích các học viện của Quân đội, như niềm khao khát cống hiến cho Tổ quốc, như lòng yêu nước tràn đầy trong tim. Sự cống hiến ấy không hề nhỏ, là cách biệt gia đình, là nơi thao trường huấn luyện nắng đỏ lửa hay trời sương giá, là sẵn sàng chiến đấu khi có nhiệm vụ.

Tôi xúc động khi nghe từng lớp lớp các chiến sĩ hàng ngày hát vang bài ca Vì nhân dân quên mình của người chiến sĩ lục quân Doãn Quang Khải. Những người lính ấy học hát chẳng qua trường lớp đào tạo nào, là cán bộ đại đội dạy cho cán bộ trung đội, cán bộ trung đội dạy cho cán bộ tiểu đội, cán bộ tiểu đội dạy cho từng chiến sĩ, là người đi trước dạy cho người đi sau, là sự truyền lửa không bao giờ lụi tắt, như ý chí và sức mạnh bền bỉ của Quân đội nhân dân Việt Nam, vượt qua mọi gian khó để hoàn thành nhiệm vụ. Bài ca ấy là bài ca thuộc về mỗi người lính.

Lời cuối, xin trích lời bài hát ấy, một bài hát chứa đựng cả 12 điều kỉ luật, 10 lời thề của Quân đội, nói được cả những lời dạy của Bác Hồ và hơn hết là nói lên Quân đội là từ nhân dân, vì nhân dân:

Vì nhân dân quên mình

Vì nhân dân hy sinh

Anh em ơi, vì nhân dân quên mình

Câu trả lời:

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục, hội thề chỉ được nhắc trong sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí.

Có tất cả 19 người (Đại Việt thông sử chép: "vua cùng 18 bề tôi..."), trong số đó chắc chắn có Lê Lai, Lê Thận, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Nguyễn Lý, Lê Văn An [2], được Đại Việt thông sử chép rằng:

Mùa đông, năm Bính Thân (1416) vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau.
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lai

[1]

Lê Lai sau khi chết được Lê Lợi truy phong Suy trung đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần.[3]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

[4]

Chế văn của vua Lê Thái Tổ ban cho Lưu Nhân Chú cũng nhắc đến sự kiện này:

Xét...Lê Nhân Chú đấy:...... Than ôi! Làm thuyền, chèo mong vượt sóng to, nay đã quan cơn sóng gió, viết đan thư cất vào nhà đá. mong chớ quên lời thề xưa
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

[5]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lý

[6]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Văn An

[7]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, nguyện cùng vui cùng lo có nhau, thì tên ông đứng thứ 3, sau Lê Lai
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Thận

[8]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Trịnh Khả

[2]

Bài văn thề được chép trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản. Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, được dịch từ gia phả của họ Đinh (Nông Cống và gia phả họ Lê (Kiều Đại)[9][10]:

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão[11] là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần[12].

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:

Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cung nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.

Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Bài văn thề do Hoàng Xuân Hãn dịch, hợp chú 2 bản, bản của dòng họ Lê Sát và bản của dòng họ Đỗ Bí:

Bui ! (cổ-ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên-hiệu Thiên-khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ-mão đến ngày 12 là ngày Canh-dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả-lam, tôi là phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu, với Lê-Lai, Lê-Thận, Lê Văn-Linh, Lê Văn-An, Trịnh-Khả, Trương-Lôi, Lê-Liễu, Bùi Quốc-Hưng, Lê-Nanh, Lê-Kiểm, Vũ-Uy, Nguyễn-Trãi, Lưu Nhân-Chú, Trịnh-Vô, Phạm-Lôi, Lê-Lí, Đinh-Lan, Trương-Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ-vật, sanh-huyết mà thành-khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui-vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm-tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì:

Ví bằng chúng tôi đây, Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa-phương để làng xóm được yên; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện-thời, mập-mờ sao-lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Kính cẩn tâu trình

Câu trả lời:

Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức 10 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Nguyễn Lý, Phạm Bôi, Lê Văn An, Bế Khắc Thiệu, Ma Luân cùng các tướng nhà Minh: Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông, Tham tướng Mã Anh, Thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh Xương hầu Trấn Trí, An bình hầu Lý An, Đô ty Phương Chính, Chưởng đô ty sự Trần Tuyền, Trần Hựu, Giám sát ngự sử Chu Kỳ Hậu,Cấp sự trung Quách Vĩnh Thanh, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm, Tả hữu tham chính là Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh và Lục Quảng Bình, Án sát sứ Dương Thời Tập và Thiêm sự Quách Đoan làm hội thề ở cửa Nam thành Đông Đô.[8][9]

Vương Thông hẹn rằng đến ngày 12 tháng 12 thì đem quân về nước và sai người đem tờ trình xin trả lại đất đai cho nghĩa quân. Lê Lợi sai giải vây thành Đông Quan, kéo quân lui về, lại sai giải vây cho 3 thành: Tây Đô, Cổ Lộng và Chí Linh; truyền cho nghĩa quân hộ tống các tướng trong 3 thành trên dẫn quân về thành Đông Quan, để cùng về Trung Quốc.[8]

Ngày 29, tháng 11 năm Đinh Mùi, Lê Lợi sai Lê Thiếu Dĩnh, Lê Cảnh Quang đem tờ biểu cầu phong của Trần Cảo, cùng các vật phẩm theo viên chỉ huy do Vương Thông sai, sang triều Minh.[10]

Các tướng sĩ, người dân căm tức sự tàn ngược của quân Minh, bảo vua đem giết đi, Lê Lợi đáp rằng:

"Trả thù báo oán là thường tình của mọi người, nhưng không thích giết người là bản tâm của bậc nhân đức. Vả lại, người ta đã hàng, mà mình lại giết thì là điềm xấu không gì lớn bằng. Nếu cốt để hả nỗi căm giận trong chốc lát mà mang tiếng với muôn đời là giết kẻ đã hàng, thì chi bằng tha mạng sống cho ức vạn người, để dập tắt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép tiếng thơm muôn đời, há chẳng lớn lao sao ?
— Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử[10][11]

Tháng 12, năm Đinh Mùi, Lê Lợi ra lệnh Cánh đường thủy, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về.[10]

Ngày 12, tháng 12, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng.[10]

Ngày 17, Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình.[12]

Câu trả lời:

Hội thề Lũng Nhai năm 1416 không được chép trong những cuốn sách sử như Đại việt sử ký toàn thư, Lam sơn thực lục, hội thề chỉ được nhắc trong sách Đại Việt thông sử của sử gia Lê Quí Đôn, ở phần Nhân vật chí.

Có tất cả 19 người (Đại Việt thông sử chép: "vua cùng 18 bề tôi..."), trong số đó chắc chắn có Lê Lai, Lê Thận, Lưu Nhân Chú, Trịnh Khả, Nguyễn Lý, Lê Văn An [2], được Đại Việt thông sử chép rằng:

Mùa đông, năm Bính Thân (1416) vua Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua, liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau.
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lai

[1]

Lê Lai sau khi chết được Lê Lợi truy phong Suy trung đồng đức Hiệp mưu Bảo chính Lũng Nhai công thần.[3]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

[4]

Chế văn của vua Lê Thái Tổ ban cho Lưu Nhân Chú cũng nhắc đến sự kiện này:

Xét...Lê Nhân Chú đấy:...... Than ôi! Làm thuyền, chèo mong vượt sóng to, nay đã quan cơn sóng gió, viết đan thư cất vào nhà đá. mong chớ quên lời thề xưa
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lưu Nhân Chú

[5]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Lý

[6]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, ông cũng ở trong số đó
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Văn An

[7]

Khi vua cùng 18 bề tôi thân cận liên danh hội thề, nguyện cùng vui cùng lo có nhau, thì tên ông đứng thứ 3, sau Lê Lai
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Lê Thận

[8]

Năm Bính Thân, vua Thái Tổ cùng tướng văn tướng võ 18 người- liên danh thề ước cùng cùng lo có nhau, ông cũng được dự
— Đại Việt thông sử, Nhân vật chí, Trịnh Khả

[2]

Bài văn thề được chép trong gia phả nhiều dòng họ khai quốc công thần triều Lê nên có nhiều dị bản. Nội dung văn thề sau đây được chép lại từ quyển Khởi nghĩa Lam Sơn của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, 1977, được dịch từ gia phả của họ Đinh (Nông Cống và gia phả họ Lê (Kiều Đại)[9][10]:

Niên hiệu Thiên Khánh thứ nhất, năm Bính Thân, tháng 2, qua ngày Kỷ Mão[11] là ngày sóc, đến ngày 12 là Canh Dần[12].

Phụ đạo lộ Khả Lam nước An Nam là Lê Lợi cùng Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh,Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến kính đem lễ vật, sinh huyết tấu cáo cùng Hạo nhiên Thượng đế, Hậu thổ Hoàng địa và các tôn linh thần bậc thượng, trung, hạ coi sông núi ở các xứ nước ta.

Cúi xin chứng giám cho:

Rằng có bạn ở phương xa đến, kết giao vui vẻ cùng giữ lòng tin. Vì thế phải có lễ tấu cáo.

Nay ở trong nước, tôi là Phụ đạo Lê Lợi cùng với Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người. Tuy họ hàng, quê quán khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như một tổ liền cành. Phận vinh hiển đều có khác nhau, mong có tình như cùng chung một họ.

(Có kẻ) bằng đảng xâm chiếm nước ta, qua cửa quan làm hại, nên Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến, 19 người chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cung nhau, không dám quên lời thề son sắt.

Tôi cúi xin trời đất và các vị thần linh chứng giám, ban cho trăm phúc, đến thân mình, nhà mình, con cháu trong họ hàng đều được yên vui hưởng lộc trời.

Nếu như Lê Lợi cùng Lê Lai đến Trương Chiến sinh lòng này khác, cầu ơn hiện tại, núp bóng quân thù, không cùng một lòng, quên lời thề ước, chúng tôi nguyện trời đất và các thần linh, giáng trăm tai ương trị mình cho đến họ hàng, con cháu đều bị tru diệt, chịu hết hình phạt của trời.

Kính xin có lời thề.

Bài văn thề do Hoàng Xuân Hãn dịch, hợp chú 2 bản, bản của dòng họ Lê Sát và bản của dòng họ Đỗ Bí:

Bui ! (cổ-ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên-hiệu Thiên-khánh là năm Bính-thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ-mão đến ngày 12 là ngày Canh-dần. Tại nước A-NAM, lộ Khả-lam, tôi là phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu, với Lê-Lai, Lê-Thận, Lê Văn-Linh, Lê Văn-An, Trịnh-Khả, Trương-Lôi, Lê-Liễu, Bùi Quốc-Hưng, Lê-Nanh, Lê-Kiểm, Vũ-Uy, Nguyễn-Trãi, Lưu Nhân-Chú, Trịnh-Vô, Phạm-Lôi, Lê-Lí, Đinh-Lan, Trương-Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ-vật, sanh-huyết mà thành-khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui-vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ-đạo Lê-Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm-tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì:

Ví bằng chúng tôi đây, Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa-phương để làng xóm được yên; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê-Lợi với 18 người từ Lê-Lai đến Trương-Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện-thời, mập-mờ sao-lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng-dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Câu trả lời:

Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi! thật là đẹp. Tất cả thật là đẹp.
Đoạn văn tả quê hương:
Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

Câu trả lời:

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn nguwxd “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Mỗi người đều có một quẻ hương để nhớ, để tìm về. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.