a. Chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm.
- “Vụt qua mặt trận, đạn bay vèo vèo, thư đề thượng khẩn, sợ chi hiểm nghèo.”
- “Đồng quê vắng vẻ, Ca lô chú bé, Nhấp nhô trên đồng”
=>Dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù để kịp đưa thư, giữa cánh đồng vắng vẻ, ca lô của chú bé trở thành mục tiêu của kẻ thù.
b. Sự hi sinh của Lượm
- “Bỗng lòe chớp đỏ, một dòng máu tươi.”
=> Lượm hi sinh một cách đột ngột
- “Cháu nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, lúa thơm mùi sữa, hồn bay giữa đồng…”
=> Lượm như 1 thiên thần đang ngủ giữa cánh đồng lúc quê hương hương thơm của lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn bé nhỏ của Lượm đã hóa thân vào cánh đồng lúa quê hương đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.
c. Cảm xúc của nhà thơ:
- Ra thế
- Lượm ơi
+ Câu thơ được tách ra làm 2 dòng
=> Tạo ra khoảng lặng giữa những dòng thơ và thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào.
- Thôi rồi, Lượmơi
=> sự đau xót, tiếc thương như đang chứng kiến Lượm hi sinh
- Lượm ơi, còn không?
=> Câu hỏi tu từ hỏi nhưng mà dể khẳng định Lượm vẫn còn mãi
- Chú bé: Cách gọi của người lớn với một đứa em, thân mật nhưng chưa thật sự gần gũi.
- Cháu: thể hiệnquan hệ gần gũi, thân thiết, trìu mến.
- Chú đồng chí nhỏ: xem Lượm như một người đồng chí, ngang hàng về việc thực hiện nhiêm vụ vừa thể hiện sự trìu mến vừa trang trọng.
- Gọi thẳng tên nhân vật: thể hiện tình cảm yêu mến, đau xót, cảm phục lên tới cao trào.
- Câu hỏi tu từ: "Lượm ơi, còn không?” không tin rằng Lượm hi sinh và cũng để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người, sống mãi với quê hương đất nước.