Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Trị , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 12
Điểm GP 0
Điểm SP 2

Người theo dõi (3)

Quỳnh Nhung
Ngô Nhất Khánh
Hồ Gia Huy

Đang theo dõi (5)

Xuân Dinh
Ngô Nhất Khánh
Ngô Nhất Khánh

Câu trả lời:

Soạn bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh văn lớp 7
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
 - Hồ Chí Minh (1890 – 1969).
– Các bút danh và tên gọi khác như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, bác Ba…
– Tên thật là Nguyễn Sinh Cung.
– Cả đời Người hoạt động cách mạng, sinh ra cho cách mạng và chết cho cách mạng.
– Bản thân là một người giàu lòng nhân ái, dễ đồng cảm thấu hiểu, yêu thiên nhiên, yêu thơ ca, yêu con người lao động bình thường và có một đời sống hết sức giản dị mộc mạc.
– Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm cả truyện kí, thơ, văn chính luận. 2. Tác phẩm. - Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác vào một đêm trăng rằm, khi ấy nhà thơ cùng với các cán bộ Đảng họp bí mật trên thuyền. Nhân một đêm trăng sáng cùng sự kiện hội họp quan trọng ấy Bác không quên làm bài thơ ghi lại khoảnh khắc đẹp ấy.
– Thể thơ: bản chữ hán: thất ngôn tứ tuyệt; bản dịch: lục bát.
– Bố cục: 2 phần.
• Phần 1: 2 câu đầu: cảnh đêm trăng tròn.
• Phần 2: hoạt động cách mạng trong đêm trăng tròn. 
II. Phân tích
1. Cảnh đem trăng rằm.
 

– Rằm xuân -> dùng để chỉ rằm tháng giêng tháng đầu của một năm.
– “lồng lộng” thể hiện sự chiếu sáng của ánh trăng rằm, tính từ thể hiện sự lan tỏa của ánh trăng đêm rằng.
– Dường như mọi ngóc ngách tối tăm đều được ánh trăng rằm chiếu soi xuống xóa tan bóng tối đi.
-> Ánh trăng đêm rằm có sức lan tỏa chiếu soi đến mọi ngóc nghách khiến cho ánh vàng tràn ngập khắp mặt đất.
– Câu thơ thứ hai rất đặc biệt và chứa đựng nhiều yếu tổ tả cảnh nhất.
• Sông xuân -> sông cũng được nhuốm mùa trăng xuân.
• Nước lẫn màu trời -> sự kết hợp màu của cả trời và đất.
• Thêm xuân -> càng đẹp hơn.
-> Câu thơ điệp từ “xuân” nhấn mạnh vào sự đẹp đẽ của sông nước đêm trăng. Ánh trăng kia với sức lan tỏa mạnh đã chiếu xuống sông làm cho màu nước và màu trời hòa quyện giống nhau và làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi núi rừng đầy trăng, xuân như ngập tràn nơi đây.
-> Hai câu thơ đầu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, một vẻ đẹp lung linh huyền ảo, một vẻ đẹp tươi sáng của mùa xuân, một ánh vàng ấm áp hiền hòa tỏa khắp bài thơ.

 

 

soan bai ram thang gieng ho chi minh

 2. Hoạt động của con người. - Trong đêm trăng ấy nhà thơ cùng với các chiến sĩ của mình họp bàn kế hoạch tác chiến với giặc.
– Trên con thuyền nhỏ được đưa ra giữa dòng ánh trăng kia như soi sáng lí tưởng cách mạng của những con người ấy, tiếp sức cho những người ấy để tiến tới thắng lợi.
– Chính sự hiền hòa của thiên nhiên đã khiến cho các chiến sĩ cộng sản càng mong đất nước hòa bình để giữ gìn cảnh sắc thiên nhiên này.
– Việc quân bàn bạc đến tận khuya trăng cũng như thức cùng càng chiến sĩ, soi rõ lý tưởng.
– Chữ “ngân” thay thế cho chữ “đầy” làm cho câu thơ lãng mạn hơn.
-> Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng thế thiên nhiên đi liền với hoạt động của con người và đa số là hoạt động cách mạng. Đêm trăng xuân đẹp như thế nhưng Bác và các chiến sĩ đang họp bàn việc quân để giành lại mùa xuân thật sự cho dân tộc Việt Nam. Mùa xuân của niềm vui, của tự do độc lập. III. Tổng kết. - Bài thơ ngắn gọn súc tích, nghệ thuật điệp từ đã làm nổi bật bức tranh đêm rằm tháng giêng đầy ấm áp ngọt ngào, mang hơi ấm của quê hương. Những người chiến sĩ cách mạng đang họp bạn chính trong cảnh đêm ấy. Ánh trăng đêm đẹp, đẹp như tấm lòng của nhà thơ đang từng ngày từng đêm mong cho mùa xuân thực sự đến với đất nước và nhân dân Việt Nam.