Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 28
Số lượng câu trả lời 1929
Điểm GP 302
Điểm SP 2298

Người theo dõi (393)

Đang theo dõi (21)


Câu trả lời:

Suy nghĩ về ý kiến: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích

1. Giải thích ý kiến

Người nổi tiếng được khâm phục, được mọi người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó; người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tất đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình. Về thực chất ý kiến này khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.

2. Bàn luận về ý kiến

Luận bàn về môi quan hệ giữa hai mệnh đề: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.

Khát vọng trở thành người nổi tiếng là chính đáng nhưng không phải ai cũng có năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. Nếu cố gắng bằng mọi cách để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. Mỗi cá nhân bằng suy nghĩ và việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng. Tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng thì hãy là người sống có ích.

Những người bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hi vọng thành người nổi tiếng.

3. Bài học nhận thức và hành động

Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

Câu trả lời:

Phải sống như thế nào cho hợp lòng người, cho đúng đạo lí, để trở thành người nổi tiếng hay người có ích?

Đây là một ý kiến khá xác đáng, từng được nhiều người nhắc đến để làm phương châm ứng xử, hành động trong suốt cuộc đời: "Dừng cố gắng trở thành người nổi tiến ạ mà trước hết hãy là người có ích".

Vậy, thế nào là người nổi tiếng? là người có ích?

Người nổi tiếng là người có tiếng đồn xa, được rất nhiều người nhắc đến, biết đến. Đồng nghĩa với nổi tiếng là nổi danh, lừng danh, nức danh, nức tiếng. Người nổi tiếng có thể là người được cộng đồng tôn vinh về tài đức, cũng có thể là người ''cộm cán", bị tai tiếng.

Ví dụ, thầy giáo Nguyền Ngọc Kí bị tàn tật bẩm sinh mà dùng đôi chân để viết, vẽ ... nổi tiếng gần xa, được hàng triệu học sinh Tiểu học yêu quý. Trần Đăng Khoa là nhà thơ thần đồng nổi tiếng từ năm lên 9 - 10 tuổi. Trái lại, tướng cướp Năm Cam "nổi tiếng" đâm chém, giết người cướp của một thời! Nhân vật Sở Khanh cũng là người "nổi tiếng":

"Bạc tình nôi tiếng lầu xanh,

Một tay chôn biết mấy cành phù dung".

(Truyện Kiều)

Còn người có ích là người đem lại điều có lợi, đem lại hiệu quả tốt cho gia đình hoặc xã hội trên tinh thần phục vụ và cống hiến. Nhân dân lao động là những người có ích, được xã hội ghi nhớ công ơn: "Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớtìì cấy cày cho chăng?". Đồng nghĩa với người có ích là /Igười hữu ích', trái nghĩa với người có ích là ke’ vô dụng, vô tích sự.

Câu nói trên đây nhắc nhở mỗi chúng ta phải sống thiết thực, phải tùy theo tài, đức của mình để phấn đấu: "trước hết là người cố ích"', coi việc hiến dàng, phục vụ gia đình, đất nước là nghĩa vụ, là niềm vui hạnh phúc trong suốt cuộc đời.

Muốn trở thành người nổi tiếng thì phải có đức trọng tài cao, làm nên công danh sự nghiệp. Nếu chỉ là người bình thường, "một phó thường dân" thì làm sao mà thành người nổi tiếng được? "Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng" vì chỉ là mơ hồ, hão huyền. Câu tục ngữ: "Liệu cơm gắp mắm" nhắc nhở mọi người phải có đầu óc thực tế, phải sống thiết thực! Thành ngữ “hữu danh vô thực" châm biếm, mỉa mai những kẻ “có danh" mà vô tích sự đầy rẫy trong xã hội, nhan nhản trong đời!

Vị thế xã hội của mỗi người có thể khác nhau, người lãnh đạo/ thường dân; giàu sang phú quý/ nghèo khổ; trí thức/ lao động chân tay; trẻ con/ người lớn, ... ai cũng cần học tập, lao động, tu dưỡng thành người có ích. Người có ích là người cao quý, là người vẻ vang vì đã làm nên bao thành quả ích nước, lợi nhà. Đúng vậy, "người hoàn thiện nhất là người hữu ích nhất cho xã hội" (Kinh Coran).

Thiếu niên, nhi đồng "tuổi nhỏ làm việc nhỏ...", chăm ngoan, học giỏi. Các cụ già: "Sống khỏe, sống vui, sống có ích". Công nhàn, nông dân ra sức sản xuất vì dân giàu, nước mạnh. Thầy cô giáo, kĩ sư, bác sĩ... đem tài năng hiến dâng cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Anh bộ đội nắm chắc tay súng, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ, giữ vững hòa bình của đất nước.

Sống phải có ước mơ, luôn luôn có ý thức vươn lên xây dựng cho bản thân một sự nghiệp. Không được mơ mộng hão huyền, nhưng cũng không nên an phận thủ thường.

Câu khẩu hiệu: “Đáu cần thanh niên có, đâu khố cố thanh niên” luôn luôn nhắc nhở tuổi trẻ chúng ta biết sống đẹp, phấn đấu trở thành người có ích, có ích cho gia đình, có ích cho Tổ quốc.

Câu trả lời:

“Tràng Giang” là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939, in trong tập Lửa Thiêng. Cảm xúc thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước… Với bút pháp nghệ thuật đặc sắc, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thơ mang vẻ đẹp hòa quyện giữ cổ điển và hiện đại, đồng thời bộc lộ cái tôi cô đơn, cái tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà tha thiết.
Tựa đề của bài “Tràng Giang” xuất phát từ nghĩa Hán-Việt. “Tràng” là dài, “Giang” là sông, kết hợp lại “Tràng Giang” mang nghĩa là “Sông Dài”. Nhưng tại sao nhà thơ lại không đặt nhan đề của bài là “Sông Dài” mà lại lấy là “Tràng Giang”. Bởi lẽ “Tràng Giang” mang một sắc thái cổ kính, trang nhã, vần “ang” gợi nên sự mênh mang, bát ngát của sóng nước, còn là nỗi niềm của nhà thơ cũng mênh mang, vô định. Hai từ “Tràng Giang” như cho ta một nét buồn man mác, mang màu sắc cổ điển. “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã toát lên không chỉ là cảnh mà còn là tình. Cảnh “trời rộng sông dài” còn tình người “bâng khuâng”. Bên cạnh đó, câu đề từ cũng gợi ra nét nhạc chủ âm cho bài thơ. Nét đẹp cổ điển của Tràng giang hiện lên qua những hình ảnh thiên nhiên hung vĩ nhưng lại mang nỗi buồn da diết: “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”. Một hình ảnh đẹp đẽ của sóng gợn nhưng từ ngữ “buồn điệp điệp” ở cuối câu thơ đã làm cho ta một cảm nhận về nỗi buồn dạt dào. Hình ảnh: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” vẽ lên vẻ đẹp thiên nhiên tráng lệ, hung vĩ, nhưng cũng không làm trôi đi nỗi sầu. Câu thơ cuối bài: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” được gợi từ hai câu thơ trong bài Hoàng Hạc lâu của nhà thơ Thôi Hiệu thời Đường, được nhà thơ Tản Đà dịch: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn – Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Qua đó nói lên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn đau trăn trở và them da diết, ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm lặng.

Cùng với nét đẹp cổ điển, vẻ đẹp hiện đại trong Tràng Giang cũng được nhà thơ thể hiện rất đặc sắc với bút pháp nghệ thuật điêu luyện. Những hình ảnh thơ rất bình dị, rất đời thường tưởng chừng như vô nghĩa nhưng lại rất có ý nghĩa: “ Con thuyền xuôi mái nước song song” đã tô đậm sự lẻ loi, đồng thời là sự chia li, là sự ám ảnh về những kiếp người lênh đênh, lạc loài: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Hình ảnh thơ: “Lơ thơ cồn nhỏ – Đâu tiếng làng xa – nắng xuống trời lên – Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”, là không gian được mở rộng và đẩy cao hơn, cảnh vật càng thêm vắng lặng, nhà thơ lắng nghe âm thanh cuộc sống nhưng chỉ cảm nhận được đây chính là tiếng dội hoang vắng của cõi long. Tác giả khẳng định sự có mặt của con người nhưng chỉ là để phủ nhận nó, chỉ còn thiên nhiên đẹp, cô quạnh. Hình ảnh: “bèo dạt về đâu – Mênh mông không một chuyến dò ngang” đã khắc sâu nỗi buồn về sự li tán, tan tác. “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa” biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm, không có niềm vui. Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ với tất cả những hình ảnh dường như vô nghĩa lí ấy đã tạo cho “Tràng Giang” một cái tính không bao giờ tắt trong bức tranh thiên nhiên mịt mờ, ảm đạm, đẹp nhưng quá đỗi buồn tẻ.

Sự kết hợp của hai vẻ đẹp cổ điển và hiện đại đã tạo nên một “Tràng Giang” cao đẹp, rộng lớn, mênh mang, hùng vĩ. Qua đó, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên hoang sơ nhưng thấm đượm tình người và lòng yêu nước thầm lặng, da diết..




Câu trả lời:

Trong dàn đồng ca đa điệu buồn của thơ ca lãng mạn trước Cách mạng thì Huy Cận là hồn thơ buồn hơn cả:

“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm”

Trong tâm hồn ông luôn luôn chất chứa nỗi sầu buồn: buồn sông núi, sầu vũ trụ, sầu nhân thế, sầu vạn kỉ… Tâm trạng ấy của Huy Cận được diễn tả khá thấm thía và cảm động trong bài “Tràng giang” – một bài thơ đã đạt đến trình độ cổ điển của dòng thơ Mới.:

Hoàn cảnh sáng tác và cảm hứng chủ đạo.Tràng giang” là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, sáng tác vào năm 1939, đăng lần đầu tiên trên báo “Ngày nay”, sau đó in vào tập thơ “Lửa thiêng” (Lửa sáng tạo). Bài thơ mang phong vị Đường thi khá rõ. Đây là bài thơ được cảnh sông nước mênh mông của sông Hồng gợi tứ. Huy Cận đã có lần tâm sự: “Tôi có thú vui thường vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm để ngoạn cảnh sông Hồng và Hồ Tây. Phong cảnh sông nước đẹp, gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ không chỉ do sông Hồng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương”. Vì vậy, phân tích bài thơ này là phân tích một bức tranh thiên nhiên sông nước hầu như đã trở thành cổ điển mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu, mênh mang, cô đơn. Qua mỗi khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn nào đó. Tất cả những nét buồn ấy cứ trở đi trở lại, vẫn là bát ngát mênh mang mà hoang vắng và có một cái gì đó tàn tạ, lụi tắt, cô đơn, bơ vơ, nổi trôi, chia lìa, phiêu bạt. Đây là nỗi buồn cô đơn đến rợn ngợp của cái tôi cá nhân trước không gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khát khao hoà hợp, cảm thông giữa người và người trong tình đất nước và tình nhân loại. Nhan đề:

Theo Huy Cận, đây là một bài thơ “tình”, tình gặp cảnh tình sầu nên cảnh cũng sầu. Nỗi sầu buồn mênh mang bao trùm cả không gian, thời gian thấm toả vào cả linh hồn tạo vật. Vào những buổi chiều tà, trên những bãi sông, nhà thơ thường đứng trầm tư để cho lòng mình “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Ngay nhan đề của bài thơ đã vẽ lên trước mắt ta một hình ảnh cổ kính, cổ điển. “Tràng giang”, hai âm Hán - Việt và vần “ang” đi liền với nhau làm cho con sông trong thơ bỗng trở nên dài rộng hơn, vĩnh hằng hơn trong tâm tưởng của người đọc. Đó là con sông tự một thuở xa xưa nào đã từng chảy trên đất Việt qua nghìn năm lịch sử, nghìn năm văn hiến.

Phân tích Khổ 1

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái, nước song song

Bài thơ được mở đầu bằng một hình ảnh sông nước mênh mông:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Tràng giang” dài rộng đang trải ra từng đợt sóng “điệp điệp” không dứt. Với tấm lòng sầu tư ngắm nhìn cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra từng đợt “điệp điệp” như những lớp sóng cùng con thuyền quen thuộc thả mái chèo “song song” xuôi dòng. Hai câu thơ của Huy Cận làm ta nhớ tới hai câu thơ trong bài thơ nổi tiếng “Đăng cao” của Đỗ Phủ:

Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ

Bất tận trường giang cổn cổn lai”

(Mênh mông cậy rụng hiu hiu trái

Cuồn cuộn trường giang chảy chảy mau)

Điều khác biệt mà người đọc nhận ra trước tiên là hai từ láy trong câu thơ của Huy Cận được tác giả đưa xuống cuối câu. Vì vậy, không gian trong “Tràng giang” vừa mở ra chiều rộng, vừa vươn tới chiều dài:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”

Động từ “gợn” diễn tả làn sóng nhẹ nhàng có vẻ mong manh, mơ màng nhưng lại lan mãi không thôi. Nó gợi được nỗi buồn da diết khôn tả của thi nhân. Để làm rõ hơn cảm giác ấy, phần sau câu thơ tác giả viết “buồn điệp điệp”. “Điệp điệp” là một từ láy thật gợi hình, gợi cảm, vừa là hình ảnh vừa là tâm tư. Nó vừa gợi từng đợt sóng chồng chất, tầng tầng lớp lớp, vừa diễn tả “điệp điệp” nỗi sầu. Đúng là dòng nước đã đồng nghĩa với dòng sầu:

“Sông bao nhiêu nước dạ sầu bấy nhiêu”

“Con thuyền xuôi mái nước song song”, “xuôi mái” là con thuyền nương theo dòng nước mà đi, nhưng cũng có thể hiểu là con thuyền bất lực với cả mái trèo của mình lênh đênh để dòng nước cuốn xuôi tận cuối chân trời mặc cho dòng đời xô đẩy, phiêu bạt, buông xuôi không bến đậu.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

Hình ảnh sông nước mênh mang cùng con thuyền nhỏ nhoi giữa dòng tạo nên sự đối lập gợi cho ta cảm giác cô đơn da diết. Từ xưa tới nay, thuyền và nước là hai hình ảnh luôn luôn gần gũi, gắn bó. Vậy mà ở đây, con thuyền lênh đênh mà dòng nước mênh mông như có một nỗi buồn chia li xa cách đương đón đợi:

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”

Những con thuyền đã về hết, chỉ còn dòng sông mênh mang sóng nước. Vì thế, cảnh dễ gợi nỗi “sầu trăm ngả”. Suy ngẫm về ba câu thơ, ta thấy nỗi lòng tác giả đã có sự nâng cấp từ “buồn điệp điệp” đến “sầu trăm ngả”. Nỗi buồn không chỉ có bề sâu nữa mà còn được mở rộng ra “trăm ngả’.

“Củi một cành khô lạc mấy dòng”

Giữa con sông mênh mông mang nặng dòng nước sầu buồn chia li, “trăm ngả”gợi lên sự chia lìa cách biệt ấy hiện lên một cành củi khô trôi dạt lạc lõng bơ vơ, không biết rồi sẽ đi đâu về đâu trong dòng sông mông lung, vô định. Ba câu thơ trên mang dáng dấp cổ điển thì đột nhiên câu cuối lại mang dáng dấp một câu thơ rất hiện đại. Tác giả đã đưa vào thơ ca “những thi liệu sống của đời thường” - chữ dùng - Xuân Diệu. Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” là hình ảnh mới mẻ, gợi cảm, có nhiều sức biểu hiện, Đây không phải là thân gỗ xuôi dòng mà là một cảnh củi khô bập bềnh nổi trôi. Nó đã nói lên được cái trôi dạt, cô đơn, bơ vơ giữa mênh mông cuộc đời sóng gió. Từ một cành cây tươi xanh trên núi rừng đầu nguồn đến một cành củi khô dập dềnh nổi trôi, thân phận cỏ cây đã mấy lần tan thương khô héo, mấy lần trôi dạt đổi thay. Đó là thân phận cỏ cây hay số kiếp con người trong cuộc đời cũ? Cái tôi cô đơn, tội nghiệp của thơ ca lãng mạn đã tìm thấy sự tương đồng của nó trong cành củi khô lạc loài của thơ Huy Cận. Đột nhiên, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trọn trong vòng một chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu. Càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ. Ta phiêu du trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư. Ta đắm say cùng Xuân Diệu. Ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng, lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta lại ngẩn ngơ buồn trở về cùng Huy Cận”.

(Về nghệ thuật: ở khổ này tác giả sử dụng điệp từ: một… và nghệ thuật đối rất thành công. Điều đó cũng tô đậm thêm nỗi buồn bát ngát, dằng dặc và sự chia lìa, bơ vơ).

Khổ 2

“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng bến cô liêu”

Tiếp tục hoàn chỉnh bức tranh trời rộng sông dài với những chi tiết mới. Nó được mở rộng thêm đất thêm người. Nhưng nỗi buồn thi nhân ở đây dường như càng lan toả thấm sâu hơn trong từng cơn “gió đìu hiu” đưa lại những tiếng “chợ chiều” đã vãn vẳng lên từ một làng xa xôi - nơi một “cồn nhỏ” heo hút nào đó. Câu thơ này theo Xuân Diệu còn có thể hiểu ngay cả những âm thanh náo nức của cuộc sống dù chen lấn, bươn trải, xô bồ, hỗn độn nhưng có sức lôi cuốn vỗ về lòng người “cũng có đâu, đâu có”, nghĩa là tạo vật thống trị tuyệt đối. Bức tranh “Tràng giang” tuy có cồn đất, có nắng, có bến, có làng, có chợ nghĩa là có hơi tiếng con người đấy nhưng vẫn không át được cái cảm giác tàn tạ, hiu hắt, quạnh vắng, buồn bã mênh mang. Bởi không gì buồn bằng cái chợ chiều tan tác. Bởi trên nền thiên nhiên bát ngát chỉ điểm “lơ thơ” mấy “cồn” và thoáng chốc xao động lên một vài cơn gió buồn “đìu hiu”. Hai từ láy đồng thời là tính từ“lơ thơ” và “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm. Nó không chỉ gợi buồn mà nó còn gợi cảm giác quá nhỏ nhoi, thưa thớt, quạnh quẽ, lạnh lẽo. “Lơ thơ” diễn tả những dáng cây nhỏ nhoi, mỏng, thưa thớt trên cồn bãi, đồng thời gợi lên sự xuất hiện đơn độc lẻ loi, đượm chút ngơ ngác của những bãi cồn giữa dòng “Tràng giang” bát ngát. “Đìu hiu” nói về hơi gió nhẹ đưa nỗi buồn lan toả khắp đất trời. Huy Cận rất lấy làm thích thú với những chữ này, cho rằng mình đã học được trong thơ nổi tiếng của Đoàn Thị Điểm:

Non kỳ quạnh quẽ trăng treo

Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Hai câu thơ của Huy Cận mới đọc qua tưởng chúng không có quan hệ gì với nhau bởi không gian địa lý và hình thức câu thơ. Nhưng thực ra chúng đều cộng hưởng với nhau để làm nổi bật lên cái cô đơn, lạnh giá, lụi tàn của những kiếp người.

Câu 3+4:

Không gian trời rộng, sông dài được đột ngột đẩy cao và mở ra bốn phía đến vô cùng làm cho cảnh bờ bãi của dòng sông vốn đã vắng vẻ lại càng trở nên “cô liêu” tĩnh mịch:

“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng bến cô liêu”

Không gian ở đây được mở rộng ra nhiều chiều khó nắm bắt. “Nắng xuống, trời lên”, “sông dài trời rộng” nhịp nhàng tạo nên một vũ điệu kì vĩ của vũ trụ. Tác giả dùng từ “sâu chót vót” chứ không phải “cao chót vót”. Từ “cao” chỉ độ cao vật lý của bầu trời, nó thuần tuý tả cảnh; còn từ “sâu” vừa tả cảnh vừa tả tình và hàm súc hơn. Nó không chỉ gợi cho ta mối liên tưởng đó là vòm trời phản chiếu vào lòng sông tạo nên một không gian hun hút, thăm thẳm đến chới với, rợn ngợp mà còn gợi lên nỗi buồn cô đơn không đáy của hồn người trước cái vũ trụ vô cùng. Con người càng nhỏ bé cô đơn, bơ vơ hơn giữa vũ trụ bao la. Từ khổ thơ này, các tính từ được tác giả sử dụng như động từ (hay động từ hoá các tính từ) “dài”, “rộng”, “chót vót”… vẽ ra những chuyển động ngược hướng làm cho “sông dài” như dài mãi, “trời rộng” như rộng vô cùng và bến sông cũng tăng thêm phần “cô liêu”, tĩnh mịch như tiền sử (thuở hồng hoang). Tác giả lại sử dụng nhiều tiểu đối… kèm theo các dấu phẩy ngắt câu thơ ra thành các cụm từ biệt lập giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về một thực tại thiếu vắng những liên hệ, gợi cảm giác cô đơn da diết.

Như vậy, những cảm giác quạnh hiu, trống vắng đến đây đã được tác giả diễn tả thấm thía.

Qua khổ thơ ta thấy, nỗi buồn của thi nhân dường như bao phủ tất cả cảnh vật, vừa lan toả theo chiều rộng, vừa dâng đầy theo chiều cao của không gian. Đằng sau đó là tấm lòng của thi nhân đối với cuộc đời, quê hương đất nước. Vì vậy, khổ thơ cũng gợi được nhiều hình ảnh chân thực, bình dị, quen thuộc. Bởi thế, nó vẫn có thể khơi dậy trong tâm hồn hàng triệu độc giả tình yêu nước Việt Nam muôn đời.

Khổ 3

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

Đến đây, bài thơ lại có thêm một hình ảnh gợi về sự tan tác chia lìa, nổi trôi phiêu dạt, dập vùi:

Phận bèo bao quản nước xa

Lênh đênh đâu cũng nữa là lênh đênh”

Đúng là một hình ảnh thơ rất gần gũi, thân quen mà giàu sức gợi. “Bèo dạt về đâu”, nhà thơ sống trong cảnh mất nước, nô lệ nên đã cảm nhận được cả thế hệ thanh niên lúc đó cũng như mình đang vật vờ, lênh đênh trôi dạt, bị cuộc đời cuốn đi nhưng không biết đi về đâu.

Cảnh mênh mông, buồn bã, trống vắng quạnh hiu của “Tràng giang” càng được nhân lên bằng mấy lần phủ định:

Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bờ là biểu hiện sự giao nối của con người với cuộc sống, thường gợi về sự tấp nập gần gũi và gợi nhớ quê hương:

Chiếc cầu đám cưới đi qua

(Nguyễn Cảnh Trà)

Chiếc cầu là đêm trăng ta hò hẹn”; “Quê hương là cầu tre nhỏ”; “Quê hương là con đồ nhỏ”… là sự sống. Nhưng ở đây “không một chuyến đò” lạc qua, không một chiếc cầu bắc nối đôi bờ, nghĩa là tuyệt nhiên không một dấu vết của sự sống hay một cái gì đó gợi về tình người, lòng nước muốn gặp gỡ lại qua đôi bờ hoang vắng. Hai bờ sông cứ thế chảy dài về phía chân trời xa như hai thế giới cô đơn, xa lạ không bao giờ gặp nhau, không chút niềm thân mật của những tâm hồn đồng điệu. Cảnh “Tràng giang” chỉ còn “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Câu thơ vẽ lên được một bức tranh thật đẹp nhưng tĩnh lặng, buồn đến nao lòng.

Bốn câu thơ, bốn hình ảnh, tất cả đều buồn. Mỗi hình ảnh mang một nỗi buồn riêng. Chúng liên kết với nhau tạo thành một bức tranh gợi về số phận nổi trôi, bơ vơ, bất hạnh, vô định của kiếp người trong xã hội cũ. Về nghệ thuật, ở khổ thơ này tác giả sử dụng thủ pháp quen thuộc của nghệ thuật cổ điển: lấy không để nói có, nhắc nhiều đến cái không, làm cho ta càng thiết tha khát khao cuộc sống ấm cúng đông vui của con người.

Khổ 4

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Huy Cận là một nhà thơ lãng mạn luôn luôn có nỗi lòng khắc khoải nhớ quê hương và một cảm giác cô đơn khi một mình đứng trước cái vô cùng của vũ trụ. Nỗi niềm ấy của “một linh hồn nhỏ, mang mang thiên cổ sầu”được diễn tả khá thấm thía và cảm động trong khổ thơ cuối của bài “Tràng giang” - một bài thơ không chỉ nổi tiếng của Huy Cận mà còn là cả phong trào thơ Mới, sáng tác năm 1939, in trong tập “Lửa thiêng” - 1940:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa

Thiên nhiên, cảnh vật, tạo vật qua tâm hồn Huy Cận buồn nhưng cũng có khi bộc lộ một vẻ đẹp kì vĩ, nên thơ. Mây trắng hết lớp này đến lớp khác như những búp bông trắng khổng lồ cứ liên tiếp nở ra, ánh trời chiều chiếu vào trông như quả núi dát bạc trong nền trời trong xanh khiến cho ánh chiều trước khi vụt tắt ánh lên vẻ đẹp. Câu thơ dựng lên được một hình ảnh rất tạo hình như một bức tranh sơn mài. Đằng sau bức tranh là nỗi lòng thi nhân. Từ “buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngả” ở những khổ thơ trên, đến đây nỗi sầu thi sĩ đã dâng lên trùng trùng, “lớp lớp” tràn ngập cả bầu trời. Từ “lớp lớp” diễn tả nhiều lớp kế tiếp nhau, lớp nọ liền lớp kia đều đặn không dứt. “Đùn” diễn tả những đám mây và cũng là nỗi sầu tự mở ra, liên tiếp như có một sức đẩy từ bên trong. Đúng là: “Sầu đong càng lắc càng đầy”. Câu thơ Huy Cận làm ta liên tưởng đến câu thơ dịch trong bai “Thu hứng” nổi tiếng của Đỗ Phủ:

Mặt đất mây đùn cửa ải xa

Trên cảnh mây trời, sông nước buồn vắng, bao la nhưng đẹp đẽ, hùng vĩ, nên thơ ấy, đột nhiên xuất hiện con chim “nghiêng cánh” bay như hút lấy nắng hoàng hôn cùng “bóng chiều sa” xuống nhanh quá, nắng quá làm lệch cả cánh chim lấp lánh phía trời xa. Cánh chim nhỏ biểu hiện của sự sống, khát vọng, ước mơ bay liệng tuy có gợi lên một chút ấm cúng cho cảnh vật nhưng vẫn không vơi được nỗi buồn của thi nhân. Bởi cánh chim chiều trong thơ Huy Cận có nét đặc sắc riêng của nó. Thơ ca cổ xưa nay khi miêu tả cảnh chiều tà thường vờn vẽ một vài hình ảnh cánh chim:

Chim hôm thoi thóp về rừng

(Nguyễn Du)

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”

(Bà huyện Thanh Quan)

Cánh chim trong thơ Huy Cận xuất hiện giữa “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Đúng là cánh chim trong thơ Mới. Nó nhỏ nhoi, bé bỏng cô đơn, buồn thương, tội nghiệp và mông lung hơn trước cảnh sông nước mây trời bao la.

Trong câu thơ trên, nghệ thuật đối lập giữa hình ảnh cánh chim nhỏ bé với vũ trụ bao la làm cho không gian như bát ngát hơn và qua đó cũng xa vắng buồn bã hơn. Đến đây, nỗi sầu dâng kín “Tràng giang” và từ trời cao đổ xuống cánh chim yếu ớt rồi thấm sâu vào cõi lòng nhân thế:

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Câu thơ có từ láy “dợn dợn” rất gợi cảm. Nó là một sáng tạo của nhà thơ. Từ ấy đã diễn tả chuyển động uốn lên uốn xuống nhẹ nhàng không dứt của mặt nước khi bị dao động, còn “vời” là xa, “con nước” là nước thuỷ triều đương lên. “Dợn dợn vời con nước” vừa là hình ảnh vừa là tâm trạng. Nó vừa diễn tả sóng lan ra vừa gợi cảm giác nỗi buồn lạnh lẽo u uẩn trải ra vời vợi không nơi bám víu. Sông vốn dài rộng càng thêm rộng mênh mông lại gặp lúc hoàng hôn đang xuống gợi nỗi buồn cô đơn da diết. Thì ra, nỗi buồn của nhà thơ trong chiều sâu thẳm của nó cũng có nguyên nhân rất cụ thể. Đó là nỗi buồn của người xa quê chạnh lòng nhớ tới quê hương xứ sở. Câu thơ cuối của khổ thơ càng khẳng định điều đó:

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Tràng giang” là một bài thơ mang đậm ý vị cổ điển. Cổ điển ở hình ảnh con người một mình đứng trước không gian trời rộng sông dài; trước thời gian buổi chiều tà lặng lẽ. Ý vị cổ điển càng được tô đậm thêm ở câu cuối này. Nó toát ra từ một ý thơ Đường trong bài “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thuỷ sử nhân sầu”

(Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)

Người xưa nhìn khói sóng mơ màng trên sông lúc chiều tà mà cảm thấy nhớ nhà đã đành. Còn Huy Cận không cần “khói hoàng hôn” gợi về một bếp lửa có người thân đang quây quần mà vẫn nhớ nhà tha thiết. Có nghĩa là, niềm thương nhớ quê hương của Huy Cận còn mãnh liệt và sâu sắc, cao độ hơn thành một tình cảm thường trực: sông càng vời rộng càng buồn nhớ quê hương da diết, cháy bỏng vì quê hương không chỉ là một làng quê thân thương nào đó mà nó còn là bến đậu của tâm hồn, là cội nguồn đời sống tinh thần, xây đắp trên nền tảng của một đời người. Cho nên, nỗi nhớ khắc khoải quê hương có mặt khắp mọi nơi và tự nó tuôn trào ra từ trái tim thi sĩ. Như vậy, hai câu kết này đã khép lại một bức tranh phong cảnh và mở ra một nỗi lòng. Đó là nỗi sầu, niềm thương nhớ quê hương dâng trào man mác. Đây là tâm trạng rất hiện thực và điển hình của người dân mất nước. Aragon (1942) đã viết : “ Sống trên đất nước mình mà như người khách lạ”. Còn Huy Cận thì luôn luôn cảm thấy một tâm trạng tha hương, lưu lạc ngay trên Tổ quốc, ngay trên đất mẹ của mình. Đúng như câu thơ của Tố Hữu: “Sống giữa quê hương mà bơ vơ như kiếp đi đày”. Bài thơ của Huy Cận mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

1. Đề tài cảm hứng:

- “Tràng giang” mang nỗi sầu từ vạn cổ của con người nhỏ bé hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn của đất trời.

- “Tràng giang” đồng thời thể hiện nỗi buồn thế hệ của một cái tôi thơ Mới thời mất nước chưa tìm thấy lối ra:

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

2. Chất liệu thi ca:

- Ở “Tràng giang” ta bắt gặp hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ (tràng giang, bờ bãi đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều, khói hoàng hôn…). Nhiều hình ảnh, tứ thơ được gợi lên từ thơ cổ (lớp lớp mây cao…).

- Mặt khác, “Tràng giang” cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực của đời thường, không ước lệ (củi khô, tiếng vãn chợ chiều…).

3. Thể loại và bút pháp

- “Tràng giang” mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ bảy chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi nhiều hơn tả, những từ Hán Việt cổ.

- Song “Tràng giang” lại cũng rất mới qua xu hướng bày trực tiếp cái tôi trữ tình (buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhá) qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn cảm xúc cá nhân của tác giả (sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn).

Kết luận:

Tràng giang” của Huy cận không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là một bài thơ về tâm hồn. Bài thơ thể hiện nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, trước cuộc đời, luôn luôn khao khát hoà hợp cảm thông trong tình đất nước, tình nhân loại.

Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, “Tràng giang” vừa mang phong vị thi ca cổ điển, vừa mang chất liệu hiện đại của thơ. Vẻ đẹp ấy cũng là nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.

Câu trả lời:

Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Riêng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.

Muốn làm nhà cửa tốt

Phải ra sức trồng cây

Chúng ta chuẩn bị từ nay

Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha"

Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.

"Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"

Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.

Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn… ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành… đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp… chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ… Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam… Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.

Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.

Câu trả lời:

Đến với Thơ mới là đến với thế giới cảm xúc muôn cung nghìn bậc, thế giới nghệ thuật muôn hình vạn trạng. Một Thế Lữ “rộng mở”, một Lưu Trọng Lư “mơ màng”, một Nguyễn Bính “quê mùa”, một Hàn Mặc Tử “kì dị”… Họ đều là những cái tên không thể bỏ quên khi nhắc về Thơ mới. Nhưng sẽ mãi mãi là thiếu sót, là chưa đủ nếu không có sự góp mặt của Xuân Diệu. Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu – một trong ba đỉnh cao của thơ mới. Những tên gọi đầy trân trọng ấy đã xác lập một chỗ đứng riêng cho Xuân Diệu trong làng thơ, để đến tận hôm nay người đời vẫn không thôi nhắc đến và ngưỡng mộ.

“Hồn thơ Xuân Diệu là nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”. Những lời bình phẩm sâu sắc ấy của Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu có lẽ đã đủ nói về một hồn thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” – một hồn thơ lúc nào cũng “thiết tha, rạo rực, băn khoăn”. “Vội vàng” là một thi phẩm gói trọn hết thảy những cung bậc cảm xúc ấy, cũng có thể gọi đó như một bài thơ “rất Xuân Diệu”.

“Vội vàng” bắt đầu bằng bốn câu thơ ngũ ngôn tưởng như lệch nhịp so với toàn bài, nói lên một ước muốn lạ thường:

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Ngay những câu mở đầu, Xuân Diệu đã bộc bạch thổ lộ lòng mình trực tiếp bằng hai chữ “tôi muốn” đầy chủ động. Ước muốn ấy không phải dời non lấp bể, đắp lũy xây thành, đi “phù địa trục” như những bậc trí chủ thời xưa, mà là một ước muốn tưởng như dị thường: tắt nắng, buộc gió. Thi sĩ muốn tắt nắng để màu không nhạt, muốn buộc gió để hương đừng bay – những ước muốn đoạt quyền tạo hóa. Vậy là hóa ra chẳng có ước muốn dị kì nào ở đây, điều thi sĩ muốn là níu giữ màu và hương bên đời để những gì tươi đẹp nhất không bị nhạt phai – một mong muốn chính đáng. Nhịp thơ nhanh, cách điệp câu nhịp nhàng, những câu thơ tựa như khúc dạo đầu đầy hứng khởi của một tâm hồn nồng nàn nhựa sống. Những câu thơ sau lí giải sâu hơn về lí do mà tâm hồn thi sĩ nảy sinh những ước muốn ấy.

Bằng con mắt “xanh non biếc rờn” cùng lòng yêu cuộc sống, bằng “toàn tâm, toàn trí, toàn hồn”, Xuân Diệu đã phát hiện ra cả một thiên đường trên mặt đất với bao màu sắc, âm thanh và ánh sáng:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Bức tranh cuộc sống hiện ra tựa như một bữa tiệc trần gian với chân thức sẵn bày, mời gọi hấp dẫn. Hai chữ “Này đây” được nhắc đến nhiều lần không gợi sự thừa thãi trong câu chữ, mà tô đậm không gian và thời gian thơ, đó là ngay lúc này và ở tại đây. Nơi đây – nơi cuộc sống trần thế với bao điều hấp dẫn, chính là cái phần ngon nhất mà nhà thơ muốn ôm trọn vào lòng. Nơi có bướm ong dập dìu, yến anh tình tự. Nơi có màu xanh đồng nội, màu lá phất phơ. Nơi có âm thanh của khúc tình si, có ánh sáng của bình minh tựa như hàng mi chớp dịu. Tất cả đều gợi ra một bức tranh thiên nhiên ngồn ngộn sự sống, dạt dào sắc xuân. Qua lăng kính luyến ái của thi sĩ, mọi thứ đều hiện lên có đôi có lứa, tươi ròng sự sống. Chính Xuân Diệu chứ không phải ai khác, đã “đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới”, người “xây lầu thơ trên một tấm lòng trần gian”, luôn gắn bó sâu sắc với cuộc đời trần thế. Không “thoát lên tiên” mơ theo cảnh bồng lai như Thế Lữ, không tìm về chốn thôn quê để ủ mình trong yên bình như Nguyễn Bính, không lẩn trốn vào quá khứ nơi có những “bóng ma sợ soạng” như Chế Lan Viên, trong mắt Xuân Diệu, thế giới đẹp nhất là cuộc sống trần thế, tại đây và ngay lúc này. Chẳng thế mà từng có lần nhà thơ tự bộc bạch:

Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hóa rễ để hút mùa dưới đất

Nhưng có lẽ cái đặc sắc và để lại ấn tượng sâu nhất trong mỗi người là câu thơ: “Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần” – một câu thơ “hoàn toàn Xuân Diệu”. Thi sĩ đã hữu hình hóa cái vô hình, đã vật chất hóa một khái niệm thời gian bằng vị cảm. Và còn đặc biệt hơn, cái điều thi sĩ cảm được từ tháng giêng lại là một cặp môi gần của phụ nữ – nó vừa quyến rũ, vừa tươi hồng, vừa mời gọi. Ta chợt ngộ ra, cái đẹp của con người trong mắt nhà văn mới là cái đẹp chuẩn mực. Chính con người mới là trung tâm cho mọi sự so sánh. Rõ ràng ở đây có cả một sự thay đổi lớn về quan niệm thẩm mỹ. Người xưa ví vẻ đẹp người con gái với hoa, núi, nước, mây, ví khí phách người anh hùng như mai, trúc, phượng, điểu. Còn Xuân Diệu trong cái nhìn của một con người hiện đại lại chỉ luôn mong muốn tôn vinh con người.
Chính niềm say mê tha thiết với hương sắc trần thế mà trong thi sĩ đã nảy sinh một xúc cảm khác: Lo sợ thời gian trôi sẽ làm nhạt phai thanh sắc của đời. Bởi thế mà ngay sau những câu thơ tươi vui kia, mạch thơ chuyển ngay sang những điệu thơ trầm lặng, trĩu nặng suy tư:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Xuân Diệu bằng nhãn quan tinh nhạy của mình, đã nhìn thấy cái đương qua ngay trong cái đương tới, cái sẽ già ngay trong cái còn non. Không phải ngẫu nhiên mà thi sĩ có những cảm xúc ấy. Đỗ Lai Thúy đã gọi Xuân Diệu là “Nhà thơ của nỗi ám ảnh thời gian”. Hơn một lần thi sĩ từng giục giã:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ
Em, em ơi. Tình non sắp già rồi

Nhưng nghĩ một cách sâu hơn, thì có thể thấy tình yêu cuộc sống và nỗi ám ảnh thời gian của nhà thơ là hoàn toàn biện chứng. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, con người càng tiếc thời gian và tuổi trẻ bấy nhiêu, huống chi là Xuân Diệu – một người có khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời. Với Xuân Diệu cái đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người là mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Trôi qua những cái đó, cuộc đời chỉ còn là vô nghĩa. Nỗi ám ảnh và sự hối thúc về thời gian của nhà thơ còn cho ta một nhận thức về nhân sinh: Cuộc đời vô thủy vô chung, dòng đời trôi không đứng đợi, tuổi trẻ chẳng thắm lại lần hai và mùa xuân chẳng bao giờ quay lại. Triết lí ấy lại là một bước tiến vượt bậc trong tư tưởng của nhà thơ. Người xưa quan niệm thời gian tuần hoàn, lấy sinh mệnh vũ trụ để tính vòng đời, họ tin đời người là kiếp luân hồi, đi rồi sẽ trở lại. Còn Xuân Diệu nhìn thời gian trong sự tuyến tính để có những nhận thức đúng đắn về đời người. Vậy là xét cho cùng, tiếc nuối thời gian âu cũng là một biểu hiện khác của lòng yêu cuộc sống. Và đúng như Hoài Thanh nói: “khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết”.

Trước dòng đời ngược xuôi trôi dạt, đôi mắt tinh nhạy của người nghệ sĩ nhìn đâu cũng thấy chia li xa cách:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng buồn vì nỗi phải bay đi
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…

Tháng năm được cảm nhận qua mùi, qua vị. Mùi và vị của nó chính là chia phôi. Câu thơ được chuyển đổi cảm giác, sự tương giao giữa các giác quan khiến cho ta tưởng như người thi sĩ nhìn đâu cũng thấy chia lìa, đi đâu cũng thấy chia phôi. Cả đoạn thơ man mác bâng khuâng, ngậm một nỗi tiếc nuối bùi ngùi. Tất cả hiện vật, sự vật trên thế gian đều không được vẹn tròn ngày vui. Núi sông thì buông lời than tiễn biệt, gió chim thì đều mang nỗi nợ phải bay đi, phải lìa tổ. Quả thật mọi cuộc vui đều có lúc tàn. Cảm nhận rất rõ được điều ấy, thi sĩ thốt lên trong sự tiếc nuối: “Chẳng bao giờ, ôi, chẳng bao giờ nữa…”, để rồi ngay sau đó là lời giục giã: “Mau đi thôi. Mùa chưa ngả chiều hôm”.

Sau những tiếc nuối ngậm ngùi, nhà thơ bộc lộ một khao khát mãnh liệt – khao khát được giao cảm tận độ với đời, hưởng trọn thanh sắc của thời tươi, khao khát tận hưởng và tận hiến:

Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Ba chữ “Ta muốn ôm” đứng biệt lập ở giữa đoạn thơ, gợi tư thế chủ động, tâm thế sẵn sàng của một chủ thể đang đứng giữa đất trời, dang rộng vòng tay đón trọn hương đời. Từ xưng “tôi” ở đầu bài thơ, nhà thơ chuyển sang xưng “ta” như nói lên một khát vọng chung cho mọi người – khát vọng hòa nhập. Từ đó, một loạt cụm từ “ta muốn” xuất hiện trong mỗi dòng thơ – một cách bộc bạch lòng mình trực tiếp của một thi sĩ thơ mới có xúc cảm luôn nồng nàn. Những gì thi sĩ muốn là được giao cảm với thiên nhiên, với sự sống: từ mây, gió, cánh bướm đến tình yêu, cỏ cây, non nước. Mức độ giao cảm cũng dần mãnh liệt hơn: từ ôm, riết, đến say, thâu, và sau cùng là cắn. Dường như thi sĩ muốn ôm cho hết, say cho tận, thâu cho cùng mọi điều đẹp nhất của cuộc đời, để được hưởng cảm giác “chếnh choáng, đã đầy, no nê”. Câu thơ cuối cùng như một sáng tạo đặc biệt, gợi cảm giác mạnh như một nốt vĩ thanh vút lên ở cuối bài trong một thi phẩm tràn trề cảm xúc cảm giác: “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. “Xuân hồng” vừa gợi màu, vừa gợi vị, vừa đập vào thị giác, vừa tác động đến cảm giác. Một lần nữa thi sĩ hữu hình hóa cái vô hình, coi xuân hồng như phần tươi ngon nhất của cuộc đời, muốn cắn và nuốt trọn nó. Một cái kết mạnh đã cho Xuân Diệu tổng kết triết lý nhân sinh của mình: Vì lẽ cuộc đời trôi đi không đứng đợi mà con người cần sống tận hưởng và tận hiến trong từng giây phút cuộc đời, nhất là khi còn đang ở tuổi trẻ. Đó là triết lý bất diệt với thời gian, mang giá trị nhân sinh cao cả.

Và một lẽ tất nhiên, để làm nên một chỉnh thể nghệ thuật không thể bỏ ngoài các yếu tố về hình thức nghệ thuật. Xuân Diệu “mới” không chỉ ở tư tưởng mà “mới” cả ở cách thể hiện. Thể thơ tự do với sự chuyển mạch, co duỗi linh hoạt theo cung bậc cảm xúc, các phép tương giao ảnh hưởng của thơ tượng trưng cũng sử dụng triệt để. Những câu thơ vắt dòng, từ ngữ táo bạo và hình ảnh tân kì cũng góp phần làm nên một thi phẩm “rất Xuân Diệu”.

Xuân Diệu lại một lần nữa góp vào thi đàn Việt Nam một tuyệt phẩm. Bên cạnh những vần thơ rất hay về tình yêu, còn có những vần thơ nhân sinh sâu sắc. Vội vàng xứng đáng được coi là một tuyệt tác cho mọi thời.

Câu trả lời:

Xuân Diệu là một cái tên quen thuộc được biết đến với những bài thơ về mùa xuân, tuổi trẻ ( trước cách mạng tháng Tám) hay những bài thơ về Tổ Quốc, về nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, về sự nghiệp xây dựng đất nước (sau cách mạng tháng Tám). Nổi bật trong những bài thơ viết về mùa xuân, tuổi trẻ của Xuân Diệu là bài Vội vàng. Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ.

Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt đến cường tráng nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Bởi tình yêu luôn gắn với nỗi đau, niềm vui song song với nỗi buồn, bởi niềm vui đó rồi cũng phải hết, không thể tồn tại vĩnh hằng được. “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”(Thế Lữ). Bài thơ Vội vàng là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Bài Vội vàng có hình ảnh cả một thiên đường trên mặt đất: Xuân Diệu phát hiện và khẳng định dứt khoát mùa xuân và mọi cảnh đẹp quanh ta là cả một thế giới thần tiên.Bốn câu đầu: hình ảnh cái tôi lãng mạn bộc lộ rất độc đáo:

“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”

Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Những khát khao “phi lí” ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. Tác giả không dùng đại từ “ta” mà lại dùng “tôi” như để khẳng định mình, khẳng định khát khao cháy bỏng “đoạt” lấy thiên nhiên đất trời. Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Đó là tiếng nói của cái tôi đầy kiêu hãnh với khát vọng mãnh liệt lạ lùng, cho thấy tầm vóc của con người muốn vươn lên để có thể ngang tầm với tạo hóa. Thiên đường – mùa xuân ấy mang bao nhiêu vẻ đẹp: sức sống của vạn vật đều rộn ràng tươi thắm, nảy nở rất trẻ trung.

Tình yêu cuộc sống này tràn ngập trong huyết mạch của nhà thơ và nhà thơ nhận thấy cuộc sống nơi mình đang sống như một thiên đường:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.”

Đó là một bức tranh mùa xuân đầy ánh sáng , mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh tình tứ. Mùa xuân là mùa của cây cối đâm trồi, nảy lộc, mùa của sự sinh sôi và hạnh phúc tràn đầy. Khu vườn xuân trong bài thơ cũng “vội vàng” dâng toả sắc hương, trao mật ngọt. Ong bướm rộn ràng bởi những đoá hoa xuân khoe sắc thắm nổi bật giữa đồng nội xanh rì. Cành tơ phơ phất đang vươn những chồi búp nõn nà trong bức tranh xuân. Ánh sáng bình minh toả mà hồng đào, bừng hé. Chim yến, chim oanh đang rộn ràng hát những bản tình ca mùa xuân. Điệp ngữ: “Này đây” lặp bốn lần là tiếng reo vui đầy kinh ngạc của tác giả vì liên tiếp phát hiện ra những vẻ đẹp kì lạ của cuộc sống. “Tháng giêng” là khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa xuân – mùa xuân tươi non mơn mởn là biểu tượng vẻ đẹp cuộc sống. Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của thiếu nữ đang hé mở đợi chờ. Khác với các nhà thơ khác thường lấy thiên nhiên là chuẩn cho mọi vẻ đẹp thì Xuân Diệu lại lấy con người giữa mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu làm chuẩn mực. Vì thế nên tháng Giêng như tràn trề nhựa sống, mơn mởn da thịt bởi xuân hồng.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Sở dĩ Xuân Diệu có những mong muốn và khao khát như thế bởi tác giả là một thi sĩ có hồn thơ nhạy cảm đặc biệt trước bước đi của thời gian. Và Xuân Diệu khẳng định:

“Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.”

Khác với những quan niệm cũ cho rằng “xuân vẫn tuần hoàn” thì đối với Xuân Diệu:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.”

Tương ứng với mùa xuân là con người, là tôi. Thời gian là thước đo tuổi trẻ. Thời gian sẽ một đi không trở lại, vì vậy tuổi trẻ cũng như thế. Làm chi có sự tuần hoàn cơ chứ ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn.

“Mùi tháng năm đền rớm vị chia phôi
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”

Cái tinh tế của Xuân Diệu thể hiện ở chỗ: cảm nhận đuợc sự phai tàn khi vạn vật còn đang ở độ mơn mởn. Thi sĩ thấy như ngọn gió lướt qua tất cả. Lúc tạo vật đang ở thời tươi cũng là lúc phải đối diện với sự phai tàn sắp sửa. Thời gian như có mùi, có vị chia phôi chất chứa. cả đất trời, sông núi đều cất lên âm thanh của sự chia ly, tiễn biệt. Vạn vật đang than thở, ngậm ngùi, đưa tiễn phần đời của chính nó. Tất cả khiến nhà thơ cảm thấy hụt hẫng, tiếc nuối.

Không thể buộc gió, không thể tắt nắng, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống:

“Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa…”

Nếu như ở hai khổ thơ đầu, Xuân Diệu nói về ttình yêu thiết tha với thiên đuờng nơi trần thế của mình hay ở khổ thơ thứ ba tác giả đưa ra một quan niệm mới mẻ về thời gian: mùa xuân đi là mùa xuân không quay trở lại, lấy con nguời giữa tuổi trẻ làm chuẩn cho mọi vể đẹp thì ở khổ thơ thứ tư lại là lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt của tác giả. Mở đầu khổ thơ, Xuân Diệu viết: “Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm!”. Đây là lời giục giã sống vội vàng, sống sao cho có ý nghĩa khi còn trẻ bởi thời gian sẽ trôi qua rất nhanh. Và ở đây, Xuân Diệu đã gợi ra một cách sống, một quan niệm sống tích cực hơn: sống hết mình từng giây, sống tận hiến và tận hưởng cuộc sống bằng các giác quan, sống hết mình ở thời tươi đẹp nhất. Ở đoạn thơ cuối, tác giả đã sử dụng một loạt động từ tăng tiến để thể hiện cảm xúc mãnh liệt của mình:

“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều”

Nếu như ở phần đầu bài thơ, tác giả xưng “tôi” để bộc bạch, giãi bày tâm trạng thì ở khổ thơ cuối, tác giả lại xưng “ta” để tự mình đối diện với cự sống trên trần gian. Tất cả đều thể hiện sự gấp gáp, cuống quýt, vồ vập. Xuân Diệu muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra: sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa, gió lượn,…để nó khỏi trôi đi nhưng dù ôm chặt mà vẫn không thể giữ được trọn vẹn. Trái tim yêu của Xuân Diệu như muốn rộng ra chứa hết cả vũ trụ. Tất cả đều thúc đẩy một quan niệm sống hối hả, vồ vập, cuống quýt.

Vội vàng thể hiện một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Biết quý trọng thời gian, biết quý trọng tuổi trẻ, biết sống cũng là để yêu; tình yêu lứa đôi, tình yêu tạo vật. Và bài thơ là nhịp đập gấp gáp trước "thanh sắc trần gian" một ngày xuân của một trái tim chưa bao giờ chán sống.

Câu trả lời:

Một trong số những bài thơ tiêu biểu cho thơ Xuân Diệu là bài Vội vàng in trong tập Thơ thơ thi phẩm được sáng tác trong những năm mười tám đôi mươi của của nhà thơ. Vội vàng là bài thơ thể hiện tình yêu nồng nàn của Xuân Diệu đối với cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ tự thấy phải gấp gáp nhận lấy. Bài thơ Vội vàng được mở đầu bằng bốn dòng thơ ngũ ngôn ngắn gọn, mạnh mẽ như lời tuyên bố về khát vọng của mình:

Tôi muốn tắt nắng đi,
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại,
Cho hương đừng bay đi.

Tắt nắng, buộc gió là những điều con người không thể làm được, đó là những khát khao phi lí. Nhưng cái phi lí ấy lại có lí với trái tim của nhà thơ, bởi đó là trái tim đầy khao khát mãnh liệt, muốn sống đến trọn vẹn chữ “sống”, muốn giữ mãi cho mình những hương, những sắc của của cuộc đời. Mà cuộc đời trong cảm nhận của nhà thơ lại đẹp đẽ biết chừng nào, quý giá biết bao nhiêu. Nhà thơ thấy rằng trong cuộc sống, mọi thứ đều kì diệu, mỗi sự vật dù nhỏ bé đến đâu cũng đều dâng hiến cho đời những vẻ đẹp tinh tuý nhất của mình:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất,
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

Bướm ong thì có tuần tháng mật đầy ngọt ngào, cuốn hút, đồng nội thì có vẻ đẹp của màu xanh mơn mởn và muôn hoa rực rỡ, cành tơ non thì có muôn lá rung rinh, ánh sáng bình minh như cái chớp mi của người đẹp…Những câu thơ có nhịp điệu thật nhanh, thật gấp gáp, sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ, rất nhiều tính từ, cách liên tưởng táo bạo, đa tình. Cuộc sống trần gian hiện lên qua đó thật sống động, tươi tốt, đáng yêu, đáng sống, tràn ngập âm thanh, màu sắc tươi sáng, khai mở ra một thiên dường tồn tại chính trên cõi trần này. Với Xuân Diệu, cuộc đời lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, mỗi ngày mới đến là niềm vui cũng gõ cửa ùa vào theo:

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Niềm vui như một vị thần độ lượng, ban phát hạnh phúc cho từng người. Phải nói rằng trong thơ Việt Nam, chưa ai có cách cảm nhận cuộc sống, mùa xuân như cách cảm nhận của Xuân Diệu:

Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần

Xuân Diệu chẳng lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp khi so sánh với con người như thơ cổ mà lại lấy con người làm chuẩn mực để so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Nếu Nguyễn Du so vẻ đẹp của Thuý Vân-Thuý Kiều “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” thì Xuân Diệu lại liên tưởng “ Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần”. Một cách so sánh rất riêng, rất táo bào, đầy tình yêu đời nồng nhiệt rất Xuân Diệu. Ông thấy mùa xuân với bao vẻ đẹp sinh động của nó giống như cặp môi đỏ mọng của thiếu nữ đang kề gần. Cách so sánh này chứa đựng bao rung động tận đáy lòng, vừa có sự khao khát, thèm muốn, háo hức rất thiêng liêng mà cũng rất trần tục. Nhà thơ yêu cuộc sống đến si mê, cháy bỏng! Có một cuộc sống đẹp như thế để sống, có bao hương sắc tuyệt diệu như thế để tận hưởng, con người ta sẽ sung sướng biết bao. Nhưng, tựa như một cung nhạc đang vút cao, đến đâybỗng chùng xuống:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa.

Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui sướng không được trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Xưa nay, người ta chỉ tiếc những kỉ niệm khi nó đã trở thành quá khứ, tiếc xuân khi nó đã không còn. Ở đây, Xuân Diệu với sự nhạy cảm lạ lùng của nhà thơ yêu cuộc sống đến đắm say, ông tiếc mùa xuân ngày khi mùa xuân vẫn còn đang phơi phới. Vì nhà thơ biết rằng thời gian sẽ trôi qua nhanh, mà với những gì quý giá, với những vẻ đẹp, thời gian còn tàn nhẫn trôi nhanh hơn gấp bội, nhanh đến khủng khiêp, phũ phàng. Cái non trẻ, thắm tươi rồi sẽ chẳng mấy mà già nua, héo úa. Điều ấy lại ảnh hưởng vô cùng to lớn đến Xuân Diệu:

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Câu thơ đầy cảm giác buồn bã. Nhà thơ phát hiện ra một điều bi thảm cho mình: mùa xuân trôi qua, tuổi trẻ sẽ trôi qua. Mà khi tuổi trẻ đã trôi qua thì cuộc đời nào còn ý nghĩa gì nữa. Bởi quý giá nhất của cuộc đời, dất trời là mùa xuân, quý giá nhất của con người là tuổi trẻ. Con người khao khát vẻ đẹp tồn tại vĩnh cửu, nhưng cuộc đời lại có những quy luật vô cùng chặt chẽ và nghiệt ngã:

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Thời gian thì vô hồi vô hạn, nhưng đời người thì hữu hạn. Con người trong cái hữu hạn ấy trở nên thật nhỏ bé, tội nghiệp và mong manh. Bao người lí luận rằng xuân đi xuân đến, nhưng với Xuân Diệu, ông chẳng thể tự an ủi mình mà trái lại, càng xót xa hơn:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

Mùa xuân của đất trời đẹp lắm, quý giá lắm, nhưng mùa xuân chỉ quý giá, chỉ đẹp khi con người biết hưởng, được hưởng vẻ đẹp của nó. Khi con người chẳng còn trẻ mà tận hưởng mùa xuân thì xuân cũng mất hết ý nghĩa. Những câu thơ của Xuân Diệu vì thế mà chuyển sang giọng điệu buồn bã:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa

Tất cả đều buồn bã, đều mất hết ý vị, chỉ còn “rớm vị chia phôi”, chỉ biết “than thầm tiễn biệt”, chỉ còn “hờn dỗi phải bay đi”, chỉ “sợ độ phai tàn sắp sửa”. Trong thơ Việt Nam, ít ai có giọng thơ nuối tiếc thời gian, thương tiếc cuộc sống thiết tha dường ấy. Cũng vẫn gió lá hoa như đạo đầu nhưng đoạn trên rạo rực náo nức, đoạn này lại buồn thương ngậm ngùi, xót xa biết bao nhiêu. Nhà thơ kêu lên một cách tuyệt vọng:

Chẳng bao giờ! Ôi chẳng bao giờ nữa!

Nỗi đau đớn của Xuân Diệu phải sâu sắc lắm, cắt cứa lắm, thấm thía lắm thì mới bộc phát thành tiếng than kêu thống thiết dường ấy. Thời gian cứ mênh mông nhưng mùa xuân và tuổi trẻ của con người cứ ngắn ngủi. Con người chẳng thể làm được gì để biến cái hữu hạn của đời người thành cái vô hạn trường tồn cùng vũ trụ. Chỉ còn mỗi cách, đó là phải hối hả, phải đắm say mãnh liệt hơn, phải vội vàng thâu nhận đến mức độ cao nhất, nhiều nhất những vẻ đẹp nhân gian, những thứ ưúy giá của đời sống, của tuổi trẻ, mùa xuân. Xuân Diệu giục giã:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đàu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng.

Những câu thơ mạnh bạo, gấp gáp, giục giã như một dòng suối ào ạt tuôn chảy, tưởng chừng ngôn từ xô đẩy vào nhau, chen lấn nhau để cho kịp mạch cảm xúc đang bừng lên sôi nổi của nhà thơ. Những tiếng “ta muốn” láy đi láy lại mãi như một điệp khúc bất tận để khẳng định niềm khao khát cháy bỏng muốn sống đến tận cùng cảm giác của Xuân Diệu. Một loạt điệp từ được sử dụng theo mức độ tăng dần của khao khát: muốn ôm – muốn riết – muốn say – muốn thâu – muốn cắn thể hiện tam trạng si mê đến cuồng nhiệt. Trong một câu thơ mà có đến ba hư từ “và” chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đến rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc dang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình. Sống như thế với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tạn cùng của niềm hạnh phúc được sống.

Cho chuếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi

Hạnh phúc của sự sống là mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc. Tận hưởng cuộc đời chính là có dược cảm nhận về những điều ấy ở độ tràn trề nhất. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chuếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ:

Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi

Câu thơ là đỉnh cao của những khao khát sống, của tình yêu sống rạo rực trong con tim nồng cháy của Xuân Diệu.

Bài thơ Vội vàng thể hiện tam trạng đắm say bồng bột của một tấm lòng ham sống mãnh liệt. Bài thơ còn thể hiện một quan niệm sống sống gấp gáp vội vàng tận hưởng những hạnh phúc trần thế, một quan niệm sống lành mạnh và tích cực so với đương thời. Bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ trẻ trung tươi mới của “nhà thơ của tình yêu”, bài thơ rất tự do, hình ảnh giàu sức gợi, giàu nhạc điệu và cách liên tưởng rất hiện đại. Tâm trạng yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt trong tác phẩm khẳng định tư tưởng nhân văn của nhà thơ. Cho đến nay, nội dung thúc giục mọi người sống có nghĩa trong cuộc sống thực tại của bài thơ vẫn còn bao ý nghĩa với thế hệ trẻ.





Câu trả lời:

1. Khái quát tác giả, tác phẩm và bi kịch nhân vật

a. Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, vừa mới mẻ, độc đáo. Sáng tác của ông trước Cách mạng xoay quanh hai đề tài chính là trí thức tiểu tư sản và người nông dân cùng khổ. Điều làm ông day dứt đến đau đớn là tình trạng nhân cách con người bị hủy hoại. Là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí, Nam Cao đã khám phá ra những diễn biến nội tâm nhân vật vừa tất yếu, vừa bất ngờ rất thú vị. Qua việc tìm hiểu diễn biến tâm trạng Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

b. “Chí Phèo” là kiệt tác của Nam Cao về đề tài người nông dân và là kết tinh khá đầy đủ cho tài năng của Nam Cao. Tác phẩm đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của nhân vật chính Chí Phèo. Bi kịch của Chí Phèo gồm hai bi kịch nối tiếp nhau. Thứ nhất, bi kịch bị tha hóa, đầy đọa lăng nhục, từ một con người nông dân lương thiện bị xã hội biến thành một kẻ bất lương, thậm chí thành “con quỷ dữ”. Bi kịch thứ hai là bi kịch bị từ chối quyền làm người.

Đoạn mô tả Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời thuộc bi kịch thứ hai.

2. Phân tích cụ thể diễn biến tâm trạng Chí Phèo.

a. Trước hết là sự thức tỉnh. Bắt đầu là tỉnh rượu. “Sau những cơn say vô tận”, “bây giờ thì hắn tỉnh” sau đêm gặp Thị Nở, Chí Phèo đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”. Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chả có, nhưng xưa nay, vì say hắn bị xã hội làm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được. Giờ đây được Thị Nở làm cho tâm hồn hắn sáng tỏ, thì những âm thanh ấy bỗng vọng sâu vào trái tim hắn như tiếng gọi tha thiết của sự sống. Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, trắng tay). Đoạn đối thoại của hai người đàn bà đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị. Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn:“Chí Phèo dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc, điều này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

b. Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. Chí Phèo ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm nóng đầy tình thương của Thị Nở, hắn vô cùng cảm động và thực sự phục sinh tâm hồn. Hắn “rất ngạc nhiên”, “mắt hắn hình như ươn ướt” bỏi vì “đây là lần thứ nhất hán được người ta cho cái gì”. Hắn nhận ra “Trời ơi, chào mới thơm làm sao!”. Hương vị của bát chào hành hay hương vị của tình yêu chân thành và cảm động, hạnh phúc giản dị và thấm thía lần đầut tiên Chí Phèo được hưởng đã đánh thức nhân tính vùi dập bấy lâu?“Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”, mọi người sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng của những con người lương thiện. Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng nhất định sẽ lấy nhau. Câu trả lời của Thị Nở lúc này sẽ quyết định số phận của Chí: được kết nạp lại xã hội loài người hay vĩnh viễn bị đày đọa trong kiếp sống thú vật? Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh của hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô không cho Thị Nở “đâm đầu” đi lấy “thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ”. Chí Phèo nghĩ ngợi một lát rồi bỗng nhiên “ngẩn người”. Hắn “sửng sốt”. Hắn lôi rượu ra uống. “Nhưng càng uống càng tỉnh ra! Chao ôi! Buồn”. Hắn cứ thoảng lấy hơi cháo hành - hơi của tình yêu hạnh phúc đang sắp tuột khỏi bàn tay cố níu kéo của Chí và “ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo.

c. Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà Thị Nở như đã dự định ban đầu (đến đâm chết ***** Nở và con khọm già kia) mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn. Chí Phèo đã vung lưỡi dao căm thù lên giết chết Bá Kiến và quay lại tự kết liễu cuộc đời. Chí Phèo chết vì không tìm ra lối thoát, vì xã hội không cho hắn sống.

Gấp trang sách “Chí Phèo” lại, ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây câu hỏi găy gắt đến tuyệt vọng của Chí: “Ai cho tao lương thiện?”. Đó là “Một câu hỏi lớn. Không lời đáp” còn làm day dứt hàng triệu trái tim người đọc: Làm thế nào để được sống cuộc sống con người trong cái xã hội tàn bạo vùi dập nhân tính ấy? Đấy cũng chính là bi kịch lớn nhất ở nhân vật yêu quý này.

Tác phẩm kết thúc, Chí Phèo Chết. Nhưng dường như hiện tượng Chí Phèo - hiện tượng hàng vạn người nông dân lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt vẫn chưa chấm dứt. Chi tiết cái lò gạch bỏ không, vắng người qua lại hiện ra ở cuối tác phẩm khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng, bỗng tưởng tượng ra hình ảnh này đã nói với ta điều gì đó.

Kết luận

Quá trình diễn biến tâm trạng nói trên của Chí Phèo đã làm nổi rõ bi kịch: “Sinh ra là người mà không được làm người”. Qua đó, Nam Cao đã bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với khát vọng lương thiện trong con người và sự bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ.

Câu trả lời:

Nam Cao sinh năm 1917 mất năm 1951, tên khai sinh là Trần Hữu Tri sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo sâu sắc, vừa mới mẻ vừa độc đáo. Các sáng tác của ông đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng sáng ngời. Nổi bật lên là tác phẩm “ Chí Phèo”, tác phẩm là sự kết tinh tài năng nghệ thuật, là cái nhìn hiện thực nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Đặc biệt với biệt tài phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, Nam Cao đã cho mọi người thấy được diễn biến tâm trạng của nhân vật Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở cho đến hết tác phẩm.

Ngay từ thuở nhỏ, Chí Phèo đã có hoàn cảnh đáng thương. Vốn là đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, nhờ chén cơm của người làng Chí lớn lên trở thành anh thanh niên tốt bụng, giàu lòng tự trọng. Năm 20 tuổi, Chí làm canh điền cho Lý Kiến rồi bị Lý Kiến hãm hại đẩy vào tù. Ở tù ra Chí bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, từng bước biến thành tay sai cho Bá Kiến, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Tưởng rằng Chí Phèo sẽ vẫn tiếp tục với cuộc sống của một con quỷ dữ nhưng không, trong một lần tình cờ gặp Thị Nở, Thị đã đánh thức bản chất lương thiện sâu trong con người Chí.

Trong một lần say, Chí gặp Thị họ đã ăn nằm với nhau rồi cùng say ngủ dưới ánh trăng. Đến nửa đêm Chí đau bụng, Thị dìu hắn vào trong lều đắp chăn cho hắn rồi ra về. Đến sáng hôm sau, cũng như nhiều người say tỉnh dậy, Chí cảm thấy miệng đắng, toàn thân uể oải, chân tay thì bủn rủn. Hay là đói rượu? nhắc đến rượu hắn thấy rùng mình, người nao nao khó chịu “Hắn sợ rượu giống như những người ốm sợ cơm, tiếng chim hót ngoài kia vui tai quá! Tiếng cười nói của người đi chợ… Những tiếng quen thuộc này ngày nào mà chả có, nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy, chao ôi là buồn!”

Rồi hắn nghe thấy cuộc đối thoại của mấy bà đi chợ, hắn nao nao buồn bởi chúng nhắc cho Chí một cái gì đó xa xôi. Hình như đã có thời hắn ước mơ một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, một cuộc sống hạnh phúc giản dị được xây dựng bằng chính bàn tay lao động của mình. Tỉnh dậy hắn thấy mình già mà vẫn còn cô độc, buồn thay cho đời! Có lẽ nào? Hắn già rồi ư? Hình như Chí Phèo nhìn thấy trước được cuộc sống sau này của mình ốm đau, đói rét, cô độc, cái này còn đáng sợ hơn tuổi già, ốm đau, đói rét.

Một cách tự nhiên mọi suy nghĩ của Chí lại hướng về thị Nở. Khi thị bước vào với bát cháo hành hắn “ ngạc nhiên”, “ mắt hình như ươn ướt”. Bởi vì, đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà cho. Ăn bát cháo hành được trao từ bàn tay ấm lòng đày tình thương của Thị Nở , hắn cảm động và phục sinh linh hồn. Hương vị bát cháo hành hay hương vị của tình thương và cảm động, hạnh phúc giản dị Chí Phèo được hưởng đã đánh thức bản chất lương thiện vùi dập bấy lâu của mình.Trời ơi! Hắn muốn làm người lương thiện, hắn thèm được lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, mọi người sẽ nhận lại hắn vào cuộc sống lương thiện này. Hắn đặt niềm tin hi vọng vào thị Nở.

Nhưng hi vọng vừa mới hé mở đã đóng lại ngay bởi sự trở lại của lương tri đã đẩy Chí đến đỉnh điểm bi kịch. Chí đã tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính, bộ mặt người lẫn linh hồn người để rồi trở thành hiện thân của quỷ dữ. Thủ phạm chính là Bá Kiến, nhưng tham gia còn có định kiến xã hội lực lượng không kém phần tàn nhẫn đẩy Chí đến cùng quẫn bế tắc. Đại diện cho định kiến xã hội ấy là bà cô của thị Nở, bà kiên quyết ngăn cản mối tình này làm cho con đường trở lại làm người lương thiện của Chí bị chặn đứng. Chí bị thị Nở cự tuyệt, bị chính hy vọng duy nhất, khát khao cháy bỏng còn sót lại cự tuyệt . Đau đớn đến tột cùng Chí mang rượu ra uống nhưng “ càng uống lại càng tỉnh”, “ tỉnh ra chao ôi buồn”. Chí đã cố níu kéo Thị lại nhưng Thị đã đi, đã đi. Chí ngồi “ôm mặt khóc rưng rức” và rồi hắn quyết định đi trả thù kẻ mà gây cho hắn ra nông nổi này. Ban đầu Chí định đi giết chết cả nhà thị Nở, giết con cọm già đã ngăn cản hắn. Nhưng trong tiềm thức Chí nhận ra rằng kẻ đã cướp đi quyền làm người, bộ mặt lẫn linh hồn mình là Bá Kiến chứ không phải ai khác. Thế rồi trong cơn say Chí xách dao đi tìm Bá Kiến, rồi đâm chết Bá Kiến. Chí hỏi đời “ Ai cho tao lương thiện”? Trả thù rồi thì sao, sự thật không thay đổi được nữa rồi Chí tự sát, tuy chết mà vẫn uất ức vẫn muốn nói gì đó mà không thốt thành lời.

Qua cái chết bi kịch của Chí chứng tỏ ý thức, nhân phẩm của Chí đã trở lại. Nó thể hiện sự khát khao được sống lương thiện của Chí Phèo và cũng là lời tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến thực dân tàn bạo không những dồn người nông dân vào đường cùng mà còn đẩy họ vào chỗ chết. Nam Cao thật tài tình khi phát hiện ra và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến thành thú dữ. Đồng thời, tác giả đã đưa ra lời cầu cứu khẩn thiết: hãy bảo vệ con người, bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân trước những thế lực xâu xa của cuộc sống.

Góp phần tạo nên thành công của tác phẩm, tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phân tích và miêu tả diễn biến tâm trạng, nội tâm nhân vật tinh tế. Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật linh hoạt. Kết cấu truyện linh hoạt, giàu kịch tính, hấp dẫn.

Tác phẩm “ Chí Phèo” là kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại, nó thể hiện trình độ bậc thầy về truyện ngắn Nam Cao. Qua tâm trạng nhân vật Chí Phèo tác giả cho ta thấy rõ bi kịch: “ Sinh ra là người mà không được làm người” đồng thời thể hiện rõ khát khao lương thiện của con người và bế tắc của hiện thực xã hội bấy giờ.