Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 16
Số lượng câu trả lời 173
Điểm GP 33
Điểm SP 184

Người theo dõi (63)

lê huân
Usagi Tsukino
Nguyễn Bá Dũng
Lê Khôi Nguyên

Đang theo dõi (95)

FAIRY TAIL
Lê Dung
Dương Hạ Chi
qwerty
GOD FROM HELL

Câu trả lời:

Các phong trào:

- Đông Du (1905-1909)

- Đông Kinh Nghĩa Thục (1907)

- Cuộc vận động duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

Các phong trào trên thất bại do:

Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

Câu trả lời:

Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp mới dập tắt được các cuộc khởi nghĩa và căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự, đặt xong bộ máy cai trị =>Chúng mới tiến hành khai thác bóc lột.

Nội dung:

- Về Nông nghiệp: pháp đẩy mạnh việc cướp đoạn ruộng đất của dân, rồi lập đồn điền (phát canh thu tô) với lợi nhuận cao.

- Về công nghiệp: Pháp tập trung khai thác than và kim loại, mở 1 số nhà máy xi măng, gạch ngói, điện nước, xay xát gạo, sản xuất giấy,...

- Về giao thông vận tải: chúng xây dựng hệ thống giao thông thủy bộ và đường sắt để tăng cưởng bóc lột kinh tế bà đàn áp các phong tào đấu tranh của nhân dân ta.

- Về Thương nghiệp: Đánh thuế nhẹ hoạc miễn thuế cho hàng hóa của Pháp vào Việt Nam \, đánh thuế cao đối với hàng hóa nước ngoài để độc chiếm thị trường

-Về tài chính: tăng thuế, đánh thuế nặng, đặt thêm thuế mới vào những hàng hóa như muối rượu, thuốc phiện...

Tác hại: Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa trên quiy mô lớn của pháp làm cho nền kinh tế nước ta biến đổi, phụ thuộc hoàn toàn vảo kinh tế Pháp. Công, thương nghiệp không phát triển được, đời sống nhân dân cực khổ, khó khăn

Câu trả lời:

Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) đã làm cho kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi, từ sự biến đổi về kinh tế dẫn đến việc xã hội cũng có nhiều chuyển biến. Bên cạnh sự thay đổi của giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, thì đã xuất hiện thêm các tầng lớp mới, đó là công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

Giai cấp địa chủ phong kiên số lượng ngày càng tăng, phân hóa thành 2 bộ phận, 1 bộ phận cấu kết chặt chẽ với thực dân Pháp áp bức bóc lột nhân dân, đây chính là đối tượng cách mạng cần đánh đổ; còn 1 bộ phận vừa và nhỏ nên có tinh thần yêu nước.

Giai cấp nông dân chiếm số lượng đông đảo, ngày càng bị bần cùng hóa và có sự phân hóa: 1 bộ phận làm tá điền cho địa chủ, 1 bộ phận ra thành thị kiếm ăn bằng các nghề phụ, 1 số bỏ đi phu cho các đồn điền pháp. Nhưng dù ở đâu thì cuộc sống của họ đều lâm vào cảnh đói khổ, không lối thoát nên họ sẵn sàng hưởng ứng tham gia vào các cuộc đấu tranh dành độc lập dân tộc, họ là lực lượng đông đảo của cách mạng.

Tầng lớp tư sản:Cùng với sự phát triển của đô thị, tầng lớp tư sản xuất hiện. Họ là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệm, chủ xưởng... Họ bị quyền lợi thực dân kìm hãm, tư bản pháp chèn ép nhưng do bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế nên họ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề sinh sống, họ chưa có thái độ hưởng ứng tham gia vào các cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

Tầng lớp tiểu tư sàn: Xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp, sinh viên, học sinh,... Cuộc sống của bọ bấp bênh, do có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

Giai cấp công nhân:Công thương nghiệp phát triển dẫn đến sự hình thành đội ngũ công nhân ngày càng đông (khoảng 10 vạn người), phần lớn họ xuất thân từ nông dân làm việc trong các đồn điền, nhà máy, xí nghiệm..., họ bị thực dân, phong kiến và tư sản áp bức bóc lột nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ đòi tăng lương, giảm giờ làm