Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 46
Số lượng câu trả lời 43
Điểm GP 2
Điểm SP 16

Người theo dõi (18)

Đang theo dõi (7)


Câu trả lời:

Đại văn hào Nga Marsim Gorky đã từng quan niệm: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương". Tình thương chính là cái quý giá của con người; "nó làm cho người gần người hơn"; sưởi ấm những cuộc đời bất hạnh và làm cho cuộc đời thêm phần ý nghĩa. Thế nhưng, có một mặt trái đáng buồn trong xã hội chúng ta hiện nay là con người đang dần mất đi tình thương ấy để sống với lòng ích kỉ, bằng trái tim lạnh giá, chỉ nghĩ cho bản thân, lạnh lùng, thậm chí là thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Đó chính là thái độ sống vô cảm mà mọi người cho đó là "căn bệnh lâm sàng.

"Bệnh vô cảm" đã và đang trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển. Vậy, chúng ta hiểu gì về " bệnh vô cảm"? "Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng. Họ thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

Căn bệnh vô cảm này đang từng bước tàn phá tâm hồn, gặm nhấm trái tim của chúng ta. Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở học sinh, thanh niên, những người sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ, không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Có thể dễ dàng nhận thấy khi đi trên đường vô tình nhìn thấy người gặp tai nạn giao thông, những kẻ vô cảm chẳng có phản ứng nào mà dửng dưng với thái độ “ Thờ ơ con mắt lạnh. Nhìn chúng có hề chi’’. Thậm chí, có những người còn quay phim, chụp hình rồi thản nhiên đăng lên mạng xã hội, biến nỗi đau của người khác thành trò vui tiêu khiển. Họ thờ ơ với các sự kiện lớn nhỏ, các hoạt động xã hội… Không những thế, họ còn thờ ơ trước cái đẹp. Gặp cảnh quan thiên nhiên lay động lòng người, họ không biết xúc động, cảm thán. Nhận thấy một việc làm tốt hay một tấm gương hay, họ sẵn sàng bỏ qua mà không biết cảm phục, ngưỡng mộ. Tệ hơn, họ còn vô cảm với cái ác, với điều xấu. Có nhiều bạn học sinh bắt gặp bạn bè đồng trang lứa bị đánh đập hội đồng dã man, họ không lên tiếng, ngoảnh mặt làm ngơ.

Vậy nguyên nhân cả căn bệnh này là do đâu? Đó không cái gì khác đó là do cách sống vị kỉ của mỗi con người, thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh. Họ cho rằng đó không phải là việc của mình nên không quan tâm, chỉ biết nghĩ đến quyền lợi của mình. Đó là những tư tưởng ấu trĩ và thiển cận do chính nhịp sống, guồng quay hối hả, xô bồ của thế giới hiện đại. Tất thảy mọi người, từ già đến trẻ, không chừa một ai đều bị cuốn vào guồng quay với học tập, với lao động, cới sự nghiệp mà quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi lẽ, nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc. Tính chất của cuộc sống mang tính chất "đô thị hóa", văn hóa làng xã ngày một mai một dần, cái khái niệm gọi là "tắt lửa tối đèn" cũng mất dần đi.Trong đó, không thể kể đến nguyên do của các bậc người lớn. Ngày nay, một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên họ thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình.

Bệnh vô cảm có những tác hại thật ghê gớm đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vô cảm, mà con người trở thành thơ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – "kỹ sư tâm hồn" của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Như thế, các chủ nhân tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Rường cột nước nhà sẽ ra sao, nếu không nói là đã mục nát ngay từ trong trứng nước? Quả thật, đó là một mối họa vô cùng lớn cho xã hội!

Điều quan trọng nhất là, làm thế nào để chế ngự, chữa khỏi căn bệnh vô cảm này. Đó không phải là một căn bệnh bình thường, mà để chữa nó, ta phải chữa từ trong tâm hồn, từ những bạn học sinh- mầm non tương lai của đất nước. Chúng ta cần phải mở lòng với những người xung quanh mình. Phải biết sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau. Bản thân mỗi một cá nhân đều phải tự ý thức, tự chữa lành cho những tổn thương do bệnh vô cảm gây nên. Sâu xa hơn, để phòng tránh bệnh vô cảm lây lan đến những bạn học sinh, chúng ta nên có những phương án giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả. Cần phải dạy cho các bạn ấy tinh thần “lá lành đùm lá rách” từ ngay khi còn nhỏ, để các bạn học sinh tiếp xúc với những mảnh đời khác nhau. Có như thế, bệnh vô cảm mới từng bước được chữa khỏi!

Căn bệnh vô cảm không phải ngày một ngày hai có thể chữa khỏi được. Đó là một quá trình dài đấu tranh tư tưởng để loại bỏ con vi-rut này. Hãy xây dựng một cộng đồng đồng cảm và chia sẻ, bạn nhé!