Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Tĩnh , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 345
Điểm GP 23
Điểm SP 356

Người theo dõi (82)

Vy Vy
tuệ anh

Đang theo dõi (2)

Hà Đức Thọ
Huy Giang Pham Huy

Câu trả lời:

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy.

Nhan đề của bài chỉ là một cụm từ chỉ thời gian (vẫn chưa đầy đủ). Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điếm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.

Có thể tóm tắt nội dung bài thơ như sau: Khỉ con tu hú gọi bầy (cũng là khi mùa hè đang đến), người tù cách mạng càng thấy ngột ngạt, cô đơn trong phòng giam chật hẹp, càng khát khao được sống cuộc sống tự do bay bổng ở ngoài kia.

Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.

Không phải tiếng chim đơn độc mà là tiếng chim "gọi bầy", tiếng chim báo tin vui. Nghe chim tu hú gọi nhau biết rằng "lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần". Nhưng không phải chỉ có thế. Tiếng chim gợi lên một thế giới tràn ngập âm thanh, màu sắc, hình ảnh:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đẩy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Đó là những sắc màu, âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Màu vàng của ngô, màu hồng của nắng nổi bật trên cái nền xanh của đất trời, quyện với tiếng ve ngân và còn được điểm xuyết thêm bằng hình ảnh "Đôi con diều sáo lộn nhào từng không". Không gian tràn trề nhựa sống, đang vận động, sinh sôi nảy nở từng ngày.

Đọc kĩ lại những câu thơ, ta bỗng phát hiện thêm nhiều điều kì lạ khác nữa. Các sự việc không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải "hạt bắp vàng mà là "bắp rây vàng hạt" nắng là "nắng đào" màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì "càng rộng càng cao" tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ "ngân" mà còn "dậy" lên, hai tính từ miêu tả âm thanh kết hợp với nhau khiến cho tiếng ve rộn rã khác thường. Chừng như để hoà điệu với những âm thanh và hình ảnh đó, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ" hay "vi vu" mà "lộn nhào từng không”. Cánh diều như cũng nô nức, vui lây trong không gian lộng lẫy màu sắc và rộn rã âm thanh đó.

Sở dĩ có hiện tượng đó là bởi tác giả đã không trực tiếp quan sát và miêu tả cảnh vật. Nhà thơ đang bị giam trong tù. Những bức tường kín mít vây xung quanh làm sao cho phép nhà thơ nhìn ngắm hay lắng nghe... Tất cả đều được tái hiện từ trí tưởng tượng, trí nhớ và hơn thế nữa là tình yêu, lòng khát khao mãnh liệt được tháo cũi sổ lồng. Trong cảnh tù đày, màu ngô lúa hay màu nắng, màu của trời xanh bỗng trở nên quý giá vô ngần, bởi thế nên những màu sắc, âm thanh hết sức bình thường bỗng trở nên lung linh, huyền ảo, rực rỡ hẳn lên. Đoạn thơ này thể hiện tình yêu sâu sắc của nhà thơ đối với cuộc sống, đôi với quê hương.

Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Tưởng như sự liên kết giữa hai đoạn thơ này không thật chặt chẽ và tứ thơ không liên tục. Khi hướng ra bên ngoài, nhà thơ tả cảnh nhưng khi hướng vào trong lại tả tâm trạng. Kì thực đây chính là sự liên kết vô cùng khéo léo và tinh tế. Mối dây liên kết ấy chính là tiếng chim tu hú. Tiếng chim gọi bầy tha thiết gợi mở một thế giơi bao la và vô cùng sinh động. Nhưng thế giới đó càng rộng rãi, rực rỡ bao nhiêu thì lại càng khiến cho người tù (đã bị tách biệt khỏi thế giới ấy) cảm thấy ngột ngạt và khao khát bấy nhiêu.

Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối của bài thơ tuy đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.

Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sàu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.


Câu trả lời:

Truyện ngắn là một hình thức tự sự loại nhỏ, dung lượng ngắn, có cốt truyện và ít nhân vật, miêu tả một khía cạnh, tính cách, một mảnh trong cuộc đời nhân vật. Tuy là truyện ngắn nhưng nó đề cập đến những vần đề lớn lao trong cuộc sống như truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen - ri trong chương trình Ngữ văn 8. Một tác phẩm đặc sắc đã để lại trong lòng người đọc những nỗi niềm trăn trở. O Hen-ri sinh năm 1862 mất năm 1910 là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Truyện của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ và khéo léo. Những truyện của O Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động. Được bạn đọc yêu thích hơn cả như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,… và “kiệt tác” Chiếc lá cuối cùng. Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn hay nhất của O Hen-ri. Câu chuyện kể về Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men – những họa sĩ nghèo cùng sống trong một căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Giôn-xi bị bênh viêm phổi khá nặng, cô thấy tuyệt vọng và tin rằng khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân cạnh cửa sổ rụng xuống, cô cũng sẽ lìa đời. Kì diệu thay, sau một đêm mưa bão khủng khiếp, chiếc lá ấy vẫn dũng cảm bám vào cành cây bằng sự kiên cường mãnh liệt. Điều đó đã khiến Giôn-xi thay đổi ý nghĩ về cái chết của mình, cô không còn muốn chết nữa mà đã lạc quan, vui vẻ và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Qua lời kể của Xiu, Giôn-xi mới biết rằng chiếc lá ấy là do cụ Bơ-men đã vẽ vào ngay cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng xuống, trong khi đó, để cứu sống Giôn-xi, cụ Bơ-men đã hi sinh mạng sống của mình. Điều gì đã khiến chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy, vẫn đeo bám vào cây dây leo mỏng manh mặc cho mưa gió trút xuống? Điều gì đã khiến Giôn-xi – con người tàn nhẫn có ý nghĩ quái gở ấy lấy lại niềm tin vào cuộc sống? Phải chăng tất cả đều là một phép màu? Vâng! Đúng là có phép màu, không phải phép màu nhiệm xảy ra ở trong truyện cổ tích mà ta thường đọc, cũng không phải do ông tiên hay thần linh nào ban tặng mà đó là phép màu của tình yêu thương. Chính cụ Bơ-men - con người có tình yêu thương, giàu đức hi sinh cao cả ấy đã làm cho chiếc lá vẫn còn mãi, vẫn tươi xanh mặc bao giông gió vùi dập phũ phàng. Chiếc lá vẫn đeo bám lấy sự sống để Giôn-xi thấy rằng: cuộc sống này đáng quý biết bao! Đáng trân trọng biết bao! Tại sao lại không yêu quý, trân trọng từng phút giây được sống mà lại đặt cược mạng sống của mình vào những chiếc lá thường xuân? “Kiệt tác” của cụ Bơ-men cũng đã cho Giôn-xi biết rằng: cô đã quá yếu đuối, tệ bạc với cuộc đời và chính bản thân mình. Xiu cũng là một nhân vật đáng ca ngợi, một cô gái với tình bạn cao đẹp, chung thủy, hết lòng với Giôn-xi. Dù hoàn cảnh cũng nghèo khó nhưng cô luôn động viên Giôn-xi chiến thắng bệnh tật, khát khao sống với cuộc đời. Từ hiện thực đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những con người nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật qua tình huống truyện thật bất ngờ và cảm động. Thành công của “Chiếc lá cuối cùng” còn phải kể đến tài năng viết truyện điêu luyện của O Hen-ri đặc biệt là nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần và việc kể, tả tâm trạng nhân vật. O Hen-ri đã rất khéo léo trong việc lựa chọn ngôi kể thứ ba để có thể kể hết câu chuyện của nhân vật một cách khách quan, biểu thị thái độ đánh giá, bộc lộ các khía cạnh khác nhau cùa từng nhân vật. Truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo khiến người đọc bị lôi cuốn vào câu chuyện một cách say mê, hứng thú. Kết thúc truyện thật bất ngờ khiến cho người đọc phải ngẫm nghĩ rất nhiều về sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men mà Giôn-xi lại không phản ứng gì thêm, tạo sự dư âm cho truyện ngắn đặc sắc này. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm có giá trị cao đối với nền văn học thế giới. Một truyện ngắn gởi thông điệp đến mọi người quan niệm về nghệ thuật và tình người thật đẹp trong cuộc sống : Đó chính là người nghệ sĩ phải sáng tạo ra những tác phẩm không chỉ bằng tài năng mà bằng cả trái tim. Một trái tim chan chứa tình yêu thương giữa con người với con người. Dư âm của câu chuyện sẽ mãi lắng đọng trong tâm trí ngưởi đọc xoay quanh chiếc lá cuối cùng – một “kiệt tác nghệ thuật” của O Hen-ri. Hiếm có một truyện ngắn nào mang một sức sống mãnh liệt và để lại nhiều cảm xúc như “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen – ri. Có lẽ chất triết lý trong truyện ngắn đã tạo nên vẽ đẹp trường tồn và chính vì thế, “chiếc lá” ấy còn mãi với thời gian.

Câu trả lời:

Nhiều khi tôi tự hỏi chiến tranh bắt đầu là tại ai? Tại sao lại có chiến tranh? Và tại sao những người dân thiện lương phải làm nạn nhân cho những tai họa khủng khiếp mà chính họ cũng không biết rõ nguồn căn đó trong khi những kẻ đầu mối gây ra chiến tranh lại thảnh thơi ở trong những căn lều ở gần chiến trận, hay những tòa nhà xa hoa để hưởng thụ?! Bọn họ có hiểu được nỗi thống khổ của những người em mất anh, vợ mất chồng, những người phải rơm rớm nước mắt vì cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh hay không? Họ có bao giờ nghĩ những người đang chiến đấu ngoài kia còn có con nhỏ, mẹ già. Họ có bao giờ nghĩ trong những người chết do bom hạt nhân có thể có những nhân tài của thế giới, những vĩ nhân có thể làm nên lịch sử, một Niu-ton thứ hai, một anh-xtanh thứ hai hay không?

Tại sao phải đánh nhau khi ta có thể ngồi lại và bàn bạc bằng lời lẽ, nó sẽ nhẹ nhàng, êm ấm biết bao nếu không có những trận chiến tàn khốc sẽ không có những người phải hy sinh, sẽ không có những tấn bi kịch làm ngươì người rơi lệ như câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki, ngày 6 tháng 8 năm 1945, Mỹ đã thả 1 trái bom nguyên tử xuống Hiroshima, quê hương của Sadako. Trong lúc này, Sadako và gia đình sống cách trung tâm của vụ nổ bom 1,7km. Sadako bị sức ép của quả bom hất văng ra khỏi nhà và chỉ bị thương nhẹ. Sức công phá của bom nguyên tử mạnh đến nỗi mọi vật trong bán kính 2 km đều bị cháy thành than.Nhiệt lượng phóng xạ và sóng xung kích đã giết chết 350.000 người ngay lập tức. 150.000 người đã hoà tan theo không khí – không để lại một vết tích nào, dù chỉ là một mảnh vải nhỏ. Sau đó cuộc sống của sadako bình yên và hạnh phúc cho đến khi các căn bệnh quái ác tràn vào người cô bé. Các triệu chứng xuất hiện là trên cơ thể cô bằt đầu nổi hạch ở cổ và tai. Các hạch và khối u cũng bắt đầu nổi đầy mặt. Không ai nghĩ rằng một căn bệnh khủng khiếp đang tấn công cô bé. Bác sĩ kết luận rằng Sadako chỉ còn có thể sống được thêm 1 năm, và yêu cầu Sadako phải nhập viện ngay để điều trị… qua đó ta có thể thấy được sự khủng bố đáng sợ của vũ khí hạt nhân, không chỉ ngay khi nó xảy ra mà là sau đó năm, mười, mười lăm năm sau và ngay cả sau một đời người, thứ chất độc nguy hiểm ấy vẫn tồn tại, từ mẹ sang con. Có phải những kẻ gây chiến tranh không biết những hậu quả đáng sợ đó hay không? Hay là chúng cố tình làm ngơ trước bi kịch của những con người vô tội, những người dân nghèo khổ đáng thương để đạt được khát vọng bá chủ, để thỏa mãn lòng tham không đáy.

Trên khắp thế giới có cả tấn bi kịch như Sadako, lý do này, lý do khác, tất cả đều là những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Có một câu chuyện mà gần đây tôi xem trên báo mạng, kể rằng: “Khoảng 9 giờ sáng ngày 2/7, người dân thôn Phú Lương, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa bỗng nghe một tiếng nổ chát chúa phát ra từ khu vực gò Lớn (thuộc thôn Phú Lương). Khoảng vài phút sau, cháu Trương Văn Th., 14 tuổi, ở thôn Phú Lương, người đầy thương tích bò lần về từ gò Lớn kêu cứu trước khi ngất lịm. Ngay lập tức, mọi người chạy đến hiện trường và phát hiện cháu Nguyễn Đình T., 15 tuổi, ở cùng thôn đã tử vong bên cạnh nắp đạn M79 còn sót lại sau vụ nổ. Được biết vào buổi sáng cùng ngày, trong lúc cùng với các bạn nhỏ trong thôn đi chăn bò, T. và Th. nhặt được một quả đạn M79, bèn đem quả đạn đến khu đất trống và lấy đá đập chơi. Quả đạn phát nổ làm T. chết ngay tại chỗ, riêng Th. bị trọng thương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Phú Yên. Ông Trương Thái Triều, Trưởng thôn Phú Lương, cho biết: khu vực này đã được Quân khu V phối hợp với Thành đội và địa phương kiểm tra, khoanh vùng để chuẩn bị rà soát mìn sau chiến tranh. Mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân hạn chế đi lại khu vực gò Lớn, nhưng người dân trong thôn, đặc biệt là các em nhỏ vẫn thường xuyên chăn thả bò ở đây…” Dù là vô tình hay hữu ý, những hậu quả do chiến tranh để lại thật đáng sợ, gia đình chia cắt, nhà tan cửa nát, nhiều người hy sinh lại nói về cơ sở vật chất hư tổn, hao tốn lên đến những con số khổng lồ. Vào những năm thế chiến thứ nhất bùng nổ, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương. Phụ nữ phải làm việc thay nam giới. Cuộc chiến làm hơn 10.000.000 người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ. Lại nói chiến tranh thế giới thứ hai còn kinh khủng hơn, theo thống kê năm 1965 của Liên Hợp Quốc cho biết chỉ riêng số người thiệt mạng do chiến tranh ở Châu Âu đã lên đến 49.257.000 người. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất gồm:

Liên Xô: 20.000.000 người Đức: 9.700.000 người Ba Lan: 6.028.000 người Nam Tư: 1.600.000 người Pháp: 520.000 người Italia: 400.000 người Tiệp Khắc: 364.000 người Hoa Kỳ: 325.000 người Anh: 320.000 người. Tại Châu Á – Thái Bình Dương Hoa Kỳ: khoảng 300.000 người Nhật Bản: khoảng 2.200.000 người Trung Quốc: ước tính 18-20.000.000 người Hai miền Triều Tiên: khoảng 1.000.000 người Ấn Độ: 2.587.000 người Việt Nam: hơn 2.000.000 người Indonesia: khoảng 3.000.000 đến 4.000.000 người

Sau khi xem bản thống kê về hậu quả của thế chiến thứ I và thế chiến thứ II, tôi đã nghẹn ngào đến không nói nên lời, tất cả hơn 80.344.000 người vô tội ngã xuống chỉ vì những kẻ cầm quyền tranh giành nhau đất đai, tài nguyên. Không chỉ bấy nhiêu đâu, còn rất nhiều trận chiến đã diễn ra, rất nhiều người chết nữa. Tôi thắc mắc bọn họ có nhiều tiền, quyền lực nhưng thực ra họ có ngon giấc trên đống vàng đúc bằng xương máu, trên mảnh đất mà bao người đã ngã xuống. Chúng sẽ còn lại được gì sau khi những quả bom hạt nhân nổ, bởi lẽ song song với những bi kịch chúng gây ra cho nhân loại, những mảnh đất màu mỡ đã chết và cả sự vui vẻ, hạnh phúc của chúng nữa, tất cả đều chôn theo những con người mà bọn chúng giết. Bi kịch ư! Theo tôi không chỉ những người mất người thân gặp bi kịch mà chính những kẻ tạo ra bi kịch cũng sẽ mãi mãi không thể an giấc, hạnh phúc. Rồi sẽ có một ngày con cháu họ quay ra trách: “ Tại sao tổ tiên mình lại có thể làm nên những điều tàn ác như thế?!!”

Thế đó, những hậu quả kinh người của chiến tranh hạt nhân còn đó, còn đó những bi thương luôn nhắc nhở ta yêu quý hòa bình. Vậy mà vẫn còn nhiều nước lao đầu vào chạy đua vũ trang, tạo nên những thứ vũ khí giết người hàng loạt. Tôi thật không hiểu tại sao bọn họ có thể bỏ một số tiền khổng lồ để làm 1000 máy bay B1B và 7000 tên lửa vượt đại châu trong khi lại không bỏ ra được số tiến tương đương để giải quyết vấn đề cấp bách cho 500.000.000 trẻ em nghèo khổ nhất thế giới. Chỉ cần 10 tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân là có thể tổ chức chương trình phòng bệnh trong 14 năm, cứu sống hơn 1 tỉ người, 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ để xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới. Tốn kém không đến 149 tên lửa MX để có đủ calo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng và chỉ cần 27 tên lửa MX thôi thì có thể đủ tiền mua công cụ làm nông cho một nước nghèo. Tôi thấy thật buồn cười khi mà nhiều người cho rằng mang vũ khí hạt nhân trong tay là nắm quyền. Vậy nếu như chiến tranh xảy ra, các kho vũ khì hạt nhân đều mở, thế thì ai cầm quyền đây, hay là tât cả mọi người cùng với trái đất cùng biến mất, cả hệ mặt trời nữa?!!

Gần đây tôi xem báo có nghe nhiều tin tức về tranh cãi giành đất giữa Việt Nam và Trung Quốc, còn có nhiều người thắc mắc không biết có phải sắp diễn ra chiến tranh thế giới lần thứ III hay không? Nếu thế thì tôi thật sự buồn cho thế giới ngày nay, ai cũng phải sống trong nom nớp lo sợ. Các bạn chắc có xem qua phim 2012, kể về ngày tận thế của thế giới, theo tôi đó không phải tận thế mà là gột rửa lại cái thế giới đầy bụi và thương đau, bắt đầu cho một cuộc sống mơi. Mà có khi thiên nhiên chưa đổ những bi kịch, tai họa đó xuống đầu chúng ta thì chính những quả bom hạt nhân do con người tạo ra đã được kích nổ và tiêu diệt chính con người, và rồi, nhân loại trở về 4,55 tỷ năm trước, có thể hơn, để một lần nữa con người có những bước tiến khoa học như hôm nay.

Tuy nhiên nếu như Nga với 2427 đầu đạn hạt nhân, Mỹ 2150 đầu đạn, Pháp 290 đầu đạn, Trung Quốc 200 đầu đạn, Anh 160 đầu đạn, Pakistan 90-110 đầu đạn, Ấn Độ 80-110 đầu đạn, Israel 80 đầu đạn, tổng cộng 20.530 đầu đạn hạt nhân, tất cả đều không được kích hoạt và số lượng này giảm dần theo năm tháng thì có lẽ trái đất sẽ không dẫn đến ngày tận thế do “dịch hạch” hạt nhân.

Có một tin mừng nho nhỏ là so với năm 2009 số đầu đạn hạt nhân giảm được 2070 đầu đạn(năm 2009 có 22 600 đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới) nhưng con số này chẳng thấm tháp gì vì thế chúng ta cần phải tiếp tục phấn đấu, kêu gọi phòng chóng chạy đua vũ trang, tránh xa bờ vực chiến tranh, bảo vệ hòa bình là bảo vệ những người mà mình yêu thương, bảo vệ bản thân và bảo vệ cho sự sống còn của cả nhân loại. Chiến tranh phi nghĩa đáng lẽ không nên tồn tại, vũ khí hạt nhân đáng lẽ không nên được biết đến, chỉ có thế cuộc sống mới có thể tốt đẹp them lên. TÔi thật sự hy vọng thế giới sẽ giữ vững được nền hòa bình và ngày một sống tiến bộ hơn, văn minh hơn và có tình người hơn nữa.

“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ / Tùy theo sức của mình / Để tham gia kháng chiến / Để gìn giữ hòa bình.” Hãy chung tay bảo vệ một ngày mai không có chiến tranh!

Câu trả lời:

1. Hòa bình

Hoà bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Nếu mỗi người đều cảm thấy bình yên ở trong lòng thì hòa bình sẽ ngự trị khắp nơi trên thế giới.
Thanh bình không có nghĩa là vắng bóng sóng gió mà chính là ta vẫn giữ được lòng bình an giữa những biến động, hỗn loạn.
Bình an có được khi mọi tư tưởng, tình cảm và ước muốn của con người đều trong sáng.

2. Tôn trọng

Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Một phần của lòng tự trọng là biết về các phẩm chất của mình.
Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác.
Nhận biết giá trị của bản thân và trân trọng giá trị của người khác chính là cách thức để ta nhận được sự tôn trọng.

[​IMG]

3. Yêu thương

Tình yêu là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách chân thành và bền vững nhất.
Yêu thương có nghĩa là tôi có thể trở thành người tử tế, biết quan tâm và thông hiểu người khác.
Yêu thương là nhìn nhận mỗi người theo cách tích cực hơn.

4. Khoan dung

Khoan dung là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt
Khoan dung đối với những điều không thuận lợi trong cuộc sống là biết cho qua đi, trở nên nhẹ nhàng, thanh thản và tiếp tục tiến lên.
Người biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích cực trong mọi tình huống là người có lòng khoan dung.

5. Trung thực

Trung thực làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn vì bên trong và bên ngoài chúng ta là một hình ảnh phản chiếu.
Đôi khi lòng tham là gốc rễ của sự thiếu trung thực.
Trung thực với bản thân và với mọi người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có nghĩa là ta đang gieo niềm tin trong lòng người khác và xứng đáng nhận được sự tin yêu.

6. Khiêm tốn

Khiêm tốn cho phép bản thân ta trưởng thành với phẩm giá và lòng chính trực mà không cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.
Khiêm tốn giúp người ta trở nên tuyệt vời hơn trong trái tim người khác.
Việc gây ấn tượng, lấn át hoặc hạn chế tự do của người khác nhằm mục đích chứng tỏ bản thân mình sẽ chỉ làm giảm bớt trải nghiệm nội tâm về giá trị, phẩm cách và bình an trong tâm hồn.

7. Hợp tác

Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì mục đích chung.
Người có tinh thần hợp tác là người có tâm hồn trong sáng, luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với mọi người cũng như công việc.
Khi hợp tác, ta cần phải biêt điều gì là cần thiết. Đôi khi ta cần đưa ra ý tưởng nhưng có lúc ta cần phải gác qua một bên ý tưởng của mình. Lúc này, ta giữ vai trò dẫn dắt, lãnh đạo, nhưng vào lúc khác, ta cần phải đi theo.

8. Hạnh phúc

Hạnh phúc sẽ mỉm cười khi lòng ta tràn ngập hy vọng và sống có mục đích.
Khi tâm hồn bình yên và giàu tình yêu thương, hạnh phúc sẽ tự nhân lên.
Khi mong muốn những điều tốt lành đến với mọi người, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc tràn ngập con tim.

9. Trách nhiệm

Nếu chúng ta muốn được hòa bình, chúng ta phải có trách nhiệm sống bình yên.
Người có trách nhiệm luôn sẵn lòng đóng góp công sức của mình. Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chóng ta mà nó tạo điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn.
Người có trách nhiệm là người biết thế nào là công bằng và thấy rằng mỗi người đều nhận được phần của mình.

10.Giản dị

Giản dị là biết trân tọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.
Giản dị là sự trân trọng vẻ đẹp bên trong và nhận ra giá trị của tất cả mọi người, ngay cả những người được xem là xấu xa, tồi tệ.
Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiẻu những chi tiêu không cần thiết. Nó giúp ta nhận ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản của chúng ta được đáp ứng, đủ để ta có một cuộc sống thoải mái thì bất kỳ sự thái quá và thừa thãi nào cũng có thể dẫn tới tình trạng hư hỏng và lãng phí.

11.Tự do

Tự do có thể bị hiểu lầm là một điều gì đó không có giới hạn, tức là cho phép mình “làm những gì tôi muốn, bất cứ khi nào tôi cần và bất cứ người nào tôi thích”. Cách hiểu này mang tính chất đánh lừa và dễ dẫn người ta đến việc lạm dụng sự lựa chọn.
Chúng ta chỉ thật sự cảm thấy tự do khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân bằng với lương tâm.

12. Đoàn kết

Đoàn kết giúp cho những nhiệm vụ khó khăn trở nên dễ dàng.
Đoàn kết mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lòng nhiệt tình và làm cho bầu không khí trở nên ấm áp.
Chỉ cần một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng cũng có thể khiến cho mối đoàn kết bị đổ vỡ. Việc ngắt lời, gây cản trở người khác, đưa ra những lời phê bình, chỉ trích liên tục và thiếu tính xây dựng… sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.

Câu trả lời:

Bảo quản thực phẩm là quá trình xử lý thức ăn nhằm ngăn chặn hoặc làm chậm việc thức ăn bị hư hỏng (giảm chất lượng và giá trị dinh dưỡng hoặc không thể ăn được), nhờ đó thực phẩm giữ được lâu hơn.

Phương pháp bảo quản thường liên quan đến việc ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, nấm men, nấm mốc và các vi sinh vật khác (mặc dù đôi khi người ta đưa vào thực phẩm các loại vi khuẩn và nấm lành tính để bảo quản) cũng như làm chậm quá trình ôxy hóa của chất béo để tránh ôi thiu. Bảo quản thực phẩm còn bao gồm các quá trình kiềm chế sự suy giảm thẩm mỹ của thức ăn, ví dụ phản ứng hóa nâu bởi enzyme ở quả táo sau khi cắt, xảy ra trong khâu chuẩn bị thực phẩm.

Mục lục [ẩn] 1Phơi khô 2Làm lạnh 3Muối 4Đường 5Muối chua 6Hút chân không 7Tham khảo 8Xem thêm

Phơi khô[sửa | sửa mã nguồn] Nấm khô Tôm khô

Phơi khô là một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm cổ xưa nhất[1]. Nó làm giảm hoạt độ nước đủ để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự phát triển của vi khuẩn.

Làm lạnh[sửa | sửa mã nguồn]

[[Tập|nhỏ|Một cái tủ lạnh]] Làm lạnh giúp bảo quản thức ăn bằng cách làm chậm sự phát triển và sinh sôi của vi sinh vật cũng như các phản ứng của enzym gây thối rữa thực phẩm.

Đông lạnh là phương pháp bảo quản thực phẩm bằng cách hạ nhiệt độ nhằm biến nước trong thực phẩm thành đá do đó làm ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật dẫn đến sự phân hủy của thực phẩm diễn ra chậm. Làm đông cũng giống như làm lạnh nhưng mà nhiệt độ làm đông thấp hơn làm lạnh.

Muối[sửa | sửa mã nguồn]

Ướp muối là một phương pháp bảo quản và chế biến thức ăn bằng cách trộn chúng với muối ăn, nhờ vào khả năng ức chế vi sinh vật gây thối của muối ăn. Ngoài ra, muối ăn cũng có tác dụng làm giảm các ảnh hưởng của các enzym gây hư hỏng. Quá trình ướp muối có thể kết hợp với ướp nước đá lạnh

Đường[sửa | sửa mã nguồn]

Kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây thối rữa

Muối chua[sửa | sửa mã nguồn] Hút chân không[sửa | sửa mã nguồn]

với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hút chân không hiện đang là xu thế mới trong bảo quản thực phẩm cho gia đình cũng như trong công nghiệp, với lợi thế về thời gian đóng gói, bảo quản và thẩm mỹ. máy đóng gói bằng phương pháp hút chân không đang và sẽ là xu thế trong thời gian tới

Câu trả lời:

1. Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng như: mưa phùn,mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương. Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa.

Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.

2.Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy.

Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước hay tinh thể nước đá nhỏ khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây phản xạ tương đương nhau toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng ta cũng có thể nhìn thấy mây màu xám hay xanh nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.

Mây trên các hành tinh khác thông thường chứa các loại chất khác chứ không phải nước, phụ thuộc vào các điều kiện của khí quyển của chúng (thành phần khí và nhiệt độ).