Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 54
Điểm GP 7
Điểm SP 57

Người theo dõi (24)

le tien phuong
Hien Than
Dieu Ngo

Đang theo dõi (79)


Câu trả lời:

Đề 4:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Loading...

 

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Câu trả lời:

Cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống. 
Đến năm 1892, 2000 hạt cao su từ Indonesia được nhập vào Việt Nam. Trong 1600 cây sống, 1000 cây được giao cho trạm thực vật Ong Yệm (Bến Cát, Bình Dương), 200 cây giao cho bác sĩ Yersin trồng thử ở Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km). 
Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907. Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. 
Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha và sản lượng 3.000 tấn. 
Cây cao su được trồng thử ở Tây Nguyên năm 1923 và phát triển mạnh trong giai đoạn 1960 – 1962, trên những vùng đất cao 400 – 600 m, sau đó ngưng vì chiến tranh. 
Trong thời kỳ trước 1975, để có nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp miền Bắc, cây cao su đã được trồng vượt trên vĩ tuyến 170 Bắc (Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ). Trong những năm 1958 – 1963 bằng nguồn giống từ Trung Quốc, diện tích đã lên đến khoảng 6.000 ha. 
Đến 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, Tây Nguyên khoảng 3.482 ha, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu 4 cũ khoảng 3.636 ha. 
Sau 1975, cây cao su được tiếp tục phát triển chủ yếu ở Đông Nam Bộ. Từ 1977, Tây Nguyên bắt đầu lại chương trình trồng mới cao su, thoạt tiên do các nông trường quân đội, sau 1985 đo các nông trường quốc doanh, từ 1992 đến nay tư nhân đã tham gia trồng cao su. Ở miền Trung sau 1984, cây cao su được phát triển ở Quảng trị, Quảng Bình trong các công ty quốc doanh. 
Đến năm 1999, diện tích cao su cả nước đạt 394.900 ha, cao su tiểu điền chiếm khoảng 27,2 %. Năm 2004, diện tích cao su cả nước là 454.000 ha, trong đó cao su tiểu điền chiếm 37 %. Năm 2005, diện tích cao su cả nước là 464.875 ha. 
Năm 2007 diện tích Cao Su ở Đông Nam Bộ (339.000 ha), Tây Nguyên (113.000 ha), Trung tâm phía Bắc (41.500 ha) và Duyên Hải miền Trung (6.500 ha).hiện nay vào khoảng tháng 05/2010 có một số bệnh lạ khiến người dân khốn khổ, bệnh bắt đầu có biểu hiện như, nhẹ thì vàng lá .nặng hơn một chút thì rụng lá rồi chết mà cách đặc trị thì chua thực sụ hiệu quả. 
Cây cao su chỉ được thu hoạch 9 tháng, 3 tháng còn lại không được thu hoạch vì đây là thời gian cây rụng lá, nếu thu hoạch vào mùa này, cây sẽ chết. 
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng, mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được dùng trong kỹ nghệ pha sơn. 
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. 
Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục năm. 
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ trước 7 giờ sáng. 
Cây cao su là một loại cây độc, chất mủ của cây là một loại chất độc cho con người khai thác nó. Tuổi thọ của người khai thác mủ cao su thường giảm từ 3 đến 5 năm nếu làm việc trong khoảng thời gian dài. 
Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí ngay cả ban ngày và ban đêm. Không bao giờ xây dựng nhà để ở trong rừng cao su, khả năng hiếm khí xảy rất cao. 
Nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên là chủ yếu, bên cạnh việc sản xuất latex dạng nước. 
Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ.

Câu trả lời:

 

Trên quê hương tôi có biết bao nhiêu là cây ăn quả, thế nhưng nhiều nhất phổ biến nhất có lẽ phải nói đến cây xoài. Mỗi nhà trong thôn phải có đến ít nhất một cây xoài không thì là ba bốn cây, có những nhà trồng lấy quả đi bán thì có hẳn một vườn xoài. Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu loại cây ăn quả ngon ngọt thơm đến như vậy.

Trước hết là về đặc điểm của cây xoài. Loài cây này thường được trông bằng cây con khi người ta đã ươm hạt lớn chừng hai đến ba mươi đến năm mươi xăng ti mét sau đó người ta sẽ đem ra để trồng. khi cây xoài còn nhỏ thì cây có thân rất bé và yếu. Chỉ cần sức một đứa trẻ con cũng có thể bẻ gãy cây ra làm đôi. Lúc này nó giống như một người đứa trẻ con yếu ớt vậy. Lá của cây xoài khi này vẫn còn vẻ mỡ màng mòng mượt của những lá non, màu của nó là màu xanh vàng nhẹ nhàng. Rễ cũng ít và cành nhỏ. Lúc này cây vẫn phải chăm sóc một cách kĩ lưỡng, tưới nước hàng ngày. Khi lớn hơn một chút những chiếc lá non trước đó sẽ già đi mang một màu xanh lá cây đậm, còn thân cũng trở nên cứng cáp hơn. Những chiếc lá to hơn, cứng hơn. Và cứ thế nó sống ở đó cao dần, lớn dần đến khi thành một bóng mát tỏa một góc vườn. Cành cây nhỏ bé ngày nào giờ đã chắc khỏe như một cánh.

Cây xoài ra có hoa rất đẹp, nó mọc thành những chùm màu vàng hoa nhỏ li ti. Nó thường nở hoa vào mùa xuân vì khi ấy tất cả những tinh túy của trời đất sẽ ngấm vào nó, mùa sinh sôi nảy nở bắt đầu. Sau một thời gian thì những bông hoa ấy rụng dần và để lại quả non bé nhỏ nhú ra và lớn lên dần theo năm tháng. Những quả xoài khi chưa chín thì có màu xanh còn khi ăn được thì nó có màu vàng và mềm ra. Người ta có thể cầm nguyên quả xoài lột vỏ đi mà ăn rất ngon lành.

Về phân loại thì xoài được phân ra làm rất nhiều loại khác nhau như xoài Cát, xoài Tượng, xoài Tròn Yên, xoài Thanh Ca, xoài tròn, xoài Đức…Mỗi loại xoài có một hương vị khác nhau. Theo hương vị thì còn phân ra làm xoài chua và xoài ngọt. Ngày nay khi khoa học phát triển thì chúng ta còn biết đến nhiều loại cây xoài nữa.

 

Xoài chiếm vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay của chúng ta mà vai trò thứ nhất và thiết yếu nhất đó chính là một cay ăn quả ngon hấp dẫn. Xoài khi chín có mùi rất thơm và ngọt. Tùy theo từng loại xoài mà có vị ngọt khác nhau. Vỏ xoài không cần lấy dao gọt như những loại quả bình thường mà chỉ cần lấy tay tước là có thể ăn được rồi. Màu sắc vàng ươm ấy không những đẹp mắt mà ăn thì lại rất ngon. Vị ngọt của nó không phải ngọt sắc như mít, cũng không thào thào như ổi mà đó là một vị ngọt thanh thanh nhẹ nhàng. Ăn xoài không bị nóng như ăn mít. Không chỉ ăn như thế mà người ta còn ăn cả xoài xanh chấm muối ớt cũng rất ngon. Khi ấy xoài sẽ giòn và ăn có vị chua chua rất dễ ăn. Xoài chín người ta còn mang dầm ra thành sinh tố xoài kèm theo sữa và đá mát lạnh là một thức uống mùa hè.

Đó là về thực phẩm cây xoài còn có cả công dụng để chữa bệnh nữa. Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê. Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị. Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 – 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên.

Như vậy qua đây ta thấy được đặc điểm và công dụng của cây xoài. Chính vì thế mà nó có ý nghĩa rất lớn đền đời sống của nhân dân ta. Nó không chỉ là một loài cây ăn quả mà người đời con dùng nó với nhiều công dụng chữa bệnh khác. Mỗi quê hương nên gìn giữ những cây xoài hữu ích này.