Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hưng Yên , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 43
Số lượng câu trả lời 261
Điểm GP 13
Điểm SP 247

Người theo dõi (77)

Đang theo dõi (1)

Phương An

Câu trả lời:

Khi nói đến Bà Huyện Thanh quan thì không thể không nhắc tói thơ ca của Bà, Bà đã có những đóng góp không nhỏ cho nên thơ ca trung đai Viêt Nam Và trong chương trinh ngữ văn lớp 7 em đã dc hoc bài qua đeo ngang do bà sáng tác
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

TRong bài tác giả đã miêu tả cảch vào Đèo Ngang lúc xế chiều là một bài thơ đương luât viêt bằng chữ Nôm

Câu mơ đâu tg đã giới thiêu đc cảnh vào Đèo Ngang

Bươc tới Đèo Ngang bóng xế tà

lúc này la thơi gian châp choang tôi nhưng tác jả vẩn đủ để cảm nhân bưc tranh thuỷ măc núi đèo bát ngát

"Cỏ cây chen lá lá chen hoa"

Điêp tư chen làm cho cái hoang dại choáng ngơp ko jan Trên bối cảnh bao la ây thấp thoáng có sư song của con người nhưng còn mờ nhạt xa vời

Lom khom dưới núi tièu vài chú

Hai câu thơ này tg đã đùng biện pháp đảo ngữ Động từ lom khom đổi lên trc danh từ tiều vài chú cho em cảm nhận đc rằng con ngươi càng nhỏ bé hơn trươc thiên nhiên bao la rổng lớn này

Lác đác bên sông chơ mấy nhà

Tác giả đã miêu tả phần lớn là thiên nhiên tính từ lác đác đc đảo lên trên danh tư chợ mấy nhà Đáng ra chơ là môt cộng đồng là nơi tụ họp của nhửng người dân nhưng đây lại là môt nơi hoang sơ hoe hút thấp thoáng có sư sống của con người
Tiêp tục sang câu thứ 5 6 cái lanh lẽo tróng trải thấm sâu vào lòng người

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miẹng cái gia gia

Tiếng chim quốc tiếng chim đa đa thương nhà chính là tiếng lòng nhớ nước nhớ quá khứ đát nước của tác giả Ranh jới giũa đàng trong và đàng ngoài bà sinh thòi Nguyển vốn là người Bằc Hà bà lưu luyến chiều xưa cũng là môt điêu dễ hiểu

Có thể nói 6 câu thơ đầu là nói về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời thì 2 câu sau nói về nỗi buồn nỗi cô đơn hoài cổ của tác giả

Bài thơ kết thúc băng 2 câu

Dừng chân đửng lại trơi non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

Nếu ở trên tâm trạng của tg đc diễn tả gián tiếp thì 2 câu sau tâm trạng của tg diễn tảgián tiép ngòi bút tả cảnh ngụ tình truyền sang ngòi bút tâm trạng Đối mặt với trời non nước bao la hùng vĩ nhà thơ cảm thay mình như nhỏ bè lai trước thiên nhiên vậy mà ko có ai cùng chia sẻ đành ta với ta

Đoc bài thơ Qua Đèo Ngang ta cảm nhận được rằng bài thơ thật trang nhã hiện lên môt cảnh đẹp bát ngát hùng vĩ:)  

Câu trả lời:

Soạn bài: Chỉ từ

I. Chỉ từ là gì?

Câu 1: Các cụm danh từ theo yêu cầu bài tập là: ông vua nọ, viên quan ấy, một cánh đồng làng kia, hai cha con nhà nọ.

Các từ in đậm lần lượt bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: ông vua, viên quan, làng, nhà

Câu 2: Các từ nọ, ấy, kia có vai trò xác định không gian cụ thể cho các sự vật được biểu thị bằng danh từ mà nó đi kèm, nhằm phân biệt sự vật ấy với sự vật khác.

Nếu như thiếu đi các từ "nọ, ấy, kia" thì các danh từ ông vua, viên quan, làng, nhà không được xác định cụ thể trong không gian, không biết người nói chỉ ông vua, viên quan nào, làng ở đâu, nhà nào, mặc dù các từ được gọi là chỉ từ như nọ, kia, ấy, ... cũng có độ chính xác tương đối, phải được hiểu trong ngữ cảnh cụ thể.

Câu 3: Các từ "ấy, nọ" trong câu 3 có tác dụng xác định cụ thể các danh từ hồi, đêm là những từ chỉ thời gian, khác với các từ in đậm mang ý nghĩa định vị về không gian ở các câu trước. Giống nhau là các từ này đều là chỉ từ, chỉ khác nhau về ý nghĩa mà nó bổ sung cho danh từ đi kèm.

II. Hoạt động của chỉ từ trong câu

Câu 1: Như vậy, chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian và thời gian.

Câu 2:

a. Chỉ từ: đó. Trong câu "Đó là một điều chắc chắn.’, chỉ từ đó giữ chức vụ chủ ngữ, nó thay thế cho nội dung đã được đề cập ở phần trước. Khi làm chủ ngữ trong câu, chỉ từ đi kèm với từ "là".

b. Chỉ từ: đấy. "Từ đấy"là thành phần trạng ngữ của câu, xác định về thời điểm cho hành động tiếp theo. Như vậy, chỉ từ còn có thể có mặt trong thành phần trạng ngữ của câu.

III. Luyện tập

Câu 1: Các chỉ từ là từ in đậm:

a. hai thứ bánh ấy.

- Ý nghĩa: Xác định sự vật trong không gian phân biệt bánh của Lang Liêu với những thứ khác.

- Chức vụ: Làm phụ ngữ cho cụm danh từ: hai thứ bánh.

b. đấy vàng, đây cũng, đấy hoa, đây sen

- Ý nghĩa: Xác định vị trí của người được nói tới trong không gian.

- Chức vụ: Làm chủ ngữ trong câu.

c. Nay ta

- Ý nghĩa: xác định sự vật trong thời gian.

- Chức vụ: trạng ngữ chỉ thời gian

d. Từ đó

- Ý nghĩa: xác định vị trí của vật trong thời gian

- Chức vụ: trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 2: Các cụm từ in đậm trên có nội dung ý nghĩa trùng với cụm đứng trước nó, nên thay thế các cụm từ này bằng các chỉ từ để câu văn khỏi rườm rà, lặp thừa

a. Thay chân núi Sóc bằng đó hoặc đây

b. Thay bị lửa thiêu cháy bằng ấy hoặc đó

Câu 3:

Các chỉ từ: ấy, nay

Không thể thay thế các chỉ từ trong đoạn văn này. Vai trò quan trọng của chỉ từ là định vị chính xác sự vật trong không gian và thời gian, nhất là khi các địa điểm, thời điểm không thể gọi ra bằng tên cụ thể được cho nên không thể thay thế.

Câu trả lời:

1. Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia phương Đông cổ đại : thiên văn, lịch, chữ viết và chữ số, kiến trúc,...
2. Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa quan trọng :
- Tạo ra nguyên liệu làm công cụ, vật dụng mới khá cứng, có thể thay thế đồ đá.
- Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau.
- Công cụ sắc bén hơn, đạt năng suất lao động cao hơn nhiều so với công cụ đá.
—> Việc phát minh ra thuật luyện kim đã làm thay đổi sức sản xuất, tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, đưa con người ra khỏi thời nguyên thủy, bước sang thời đại văn minh.

3. Theo các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên... đã chứng tỏ điều đó. Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.
Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.

4. Lí do nước Văn Lang ra đời

- Hình thành các bộ lạc lớn

- Sản xuất phát triển

- Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo bắt đầu nảy sinh

-

- Sự chuyển biến về kinh tế : Từ đầu thiên niên kỉ I đến thê kỉ I, ờ nền văn hoá Đông Sơn công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt, nhờ đó đất đai được khai phá ngày càng nhiều, nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dùng sức kéo trâu bò khá phát triển. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

- Sự chuyển biến về xã hội : Từ thời Đông Sơn, mức độ phân hoá giàu - nghèo trong xã hội ngày càng rõ nét. Các công xã thị tộc tan rã và các công xã nông thôn (làng, xóm), các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.

- Sự chuyển biến về kinh tế — xã hội dẫn đến đòi hỏi phải có các hoạt động trị thuỷ phục vụ sản xuất nông nghiệp, và do yêu cầu phải có sự chỉ huy thống nhất để chống ngoại xâm... đã đạt ra vấn đề phải có nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi đó. Đây là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang



5.