HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Cho các bệnh tật di truyền sau:
(1) Bệnh máu khó đông.
(2) Bệnh bạch tạng.
(3) Bệnh ung thư máu.
(4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Claiphentơ.
(6) Bệnh pheninkêtô niệu.
Bằng phương pháp tế bào học có thể phát hiện được các bệnh tật di truyền nào sau đây?
A. (3), (4), (5).
B. (1), (4), (5)
C. (2), (4), (5).
D. (4), (5), (6)
Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol axit cacboxylic đơn chức X cần dùng vừa đủ 3,5 mol O2. Trộn 7,4 gam X với lượng dư ancol no hai chức mạch hở Y rồi đun nóng hỗn hợp với H2SO4 làm xúc tác, sau phản ứng thu được 5,22 gam este hai chức Z (hiệu suất phản ứng đạt 60%). Công thức cấu tạo của Z là
A. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
B. C2H5COOCH2CH2CH2OOCC2H5.
C. C2H3COOCH2CH2OOCC2H3.
D. C2H5COOCH2CH2OOCC2H5.
+)Xét tam giác AME và tam giác CBE có :
ME=EC(gt)
góc MEA = góc CEA(đđ)
AM=BM(gt)
Do đó : tam giác AME=tam giác CME (c.g.c)
Suy ra MA =BC(2 cạnh tương ứng )(1)
góc MAE = góc CBE (2 góc tương ứng )
=> MA // BC(3)
+)Xét tam giác ADN và tam giác CDB có:
BD=DN(gt)
góc ADN = góc CDB(đđ)
AD=DC(gt)
Do đó : tam giác ADN = tam giác CDB (c.g.c)
Suy ra AN = BC(2 cạnh tương ứng )(2)
góc NAB = góc BCD (2 góc tương ứng )
=> AN//BC(4)
Từ (3) và(4) suy ra 3 điểm M , A , N thẳng hàng
=> MN=MA+NA
Từ (1) và(2) suy ra BC=MA=NA
=> BC =\(\dfrac{MA+NA}{2}\)=\(\dfrac{MN}{2}\)
Hay MN = 2BC (ĐPCM)
Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 1 ml CH3COOC2H5. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất 2 ml H2O, ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch H2SO4 20% và ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch NaOH đặc (dư). Lắc đều 3 ống nghiệm, đun nóng 70-80°C rồi để yên từ 5–10 phút. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hiệu suất phản ứng thủy phân ở ống nghiệm thứ hai cao hơn ống nghiệm thứ nhất
B. Hiệu suất phản ứng thủy phân trong ống nghiệm thứ nhất cao nhất
C. H2SO4 trong ống nghiệm thứ hai có tác dụng xúc tác cho phản ứng thủy phân.
D. Hiệu suất phản ứng thủy phân trong ống nghiệm thứ ba cao nhất.
Xét phép lai P: AaBbDd × AaBbDd với mỗi gen qui định một tính trạng. Kết quả ít được nghiệm đúng trong thực tế là
A. F1 có 27 kiểu gen.
B. số loại giao tử của P là 8.
C. F1 có 8 kiểu hình.
D. F1 có tỉ lệ kiểu gen bằng (1 : 2 : 1)3
Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng một dạng đột biến là
A. mù màu và máu khó đông
B. bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm.
C. bạch tạng và ung thư máu.
D. ung thư máu và máu khó đông.