Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Nghệ An , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 231
Điểm GP 13
Điểm SP 174

Người theo dõi (58)

Đang theo dõi (14)

Nguyen Thi Mai
Sen Phùng
Bình Trần Thị
Sách Giáo Khoa

Câu trả lời:

Dàn ý :
- Mở bài. < Giới thiệu đối tượng biểu cảm (mẹ ) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)>
- Thân bài.
< Biểu cảm cụ thể về người đó. ( Theo nội dung của đề bài thì bài văn sẽ thuộc chủ đề biểu cảm ) >

+ Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…

+ Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…

+ Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

- Kết bài.

< Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng. >

Tham khảo : Nếu có một khoảng thời gian lắng đọng để nghĩ về ai đó, thì người mà con muốn xuất hiện ngay trong tâm trí là mẹ…

Mẹ có biết không? Mẹ là người quan trọng nhất cuộc đời con, hơn cả bản thân con, hơn cả người mà con sẽ yêu sau này. Khi nghĩ về mẹ, có biết bao ký ức chợt ùa về trong con, con không biết phải sắp xếp thế nào để đẹp đẽ, để tròn vẹn nhất, nhưng con muốn giữ mãi những kỷ niệm đó, cho con bây giờ, cho con mai sau, và cả cho con khi con không còn nữa…

Nhìn lại năm tháng đã qua, con thấy mình thật sự hạnh phúc. Hạnh phúc vì bên con luôn có mẹ, luôn có một vòng tay chở che con, cho con hơi ấm tình yêu thương. Từ sâu trong đáy lòng, con cám ơn mẹ nhiều lắm. Cám ơn tất cả những điều mẹ làm vì con, từ việc nhỏ nhặt nhất đến chuyện lớn lao nhất. Khi con sinh ra đời, mẹ đã ôm con vào lòng, nâng niu con, cho con bầu sữa ngọt lành. Rồi khi con chập chững bước đi, khi té ngã con khóc, mẹ lại dịu dàng nâng đỡ con, giúp con vững bước trên đường đời. Khi những sóng gió chực chờ quật ngã mẹ, mẹ vẫn kiên cường đứng lên, để mang ước mơ về cuộc sống tươi đẹp của hai chị em con bay xa hơn. Khi ba mất bỏ lại mẹ một mình cô độc, dù đau lòng tưởng chừng suy sụp, dù nước mắt chảy nhiều tưởng chừng cạn kiệt, mẹ cũng không bỏ rơi những đứa con của mẹ, vẫn thầm lặng hy sinh tất cả, đem đến con sự ngọt ngào, bình yên nhất. Lời cám ơn từ con tuy không giúp mẹ tan biến hết những nỗi buồn, tuy không lắp đầy những nhọc nhằn mẹ phải trải qua, nhưng con vẫn muốn nói con cám ơn mẹ, ngàn lần, vạn lần…Cám ơn mẹ vì mẹ là mẹ của con…

Ngày hôm nay con đã lớn khôn, đã có thể suy nghĩ nhiều về cuộc sống này, về mẹ, về chị, về con, về những thứ diễn ra xung quanh mình. Và con nhận ra những năm tháng qua con sống quá ích kỷ. Con không giúp mẹ bớt cô đơn mỗi đêm về mẹ nhắm mắt với giấc ngủ nhọc nhằn. Con không làm mẹ tự hào về con mỗi khi đứng trước một ai đó, con chỉ là một người thấp bé. Con trách móc mẹ vì mẹ không hiểu con, không biết được những điều con suy nghĩ, những nỗi buồn con không chia sẻ cùng ai, kể cả mẹ. Con giận mẹ khi con không đậu đại học, mẹ chỉ im lặng thay cho lời an ủi, hay thậm chí trách móc con, điều đó làm con thêm ghét bản thân mình. Con giận cả chính con khi đọc nhật ký mẹ. Ở đó con thấy được tình thương vô bờ mẹ dành cho con, thấy được sự phiền muộn của mẹ, và thấy cả giọt nước mắt mẹ rơi xuống làm nhòe đi trang chữ… Tất cả điều đó khiến con hiểu bao ngày qua mẹ buồn nhiều lắm, nhưng con luôn làm nặng thêm sự lo âu trong tâm trí mẹ. Con vô tâm quá phải không mẹ? Con thật sự, thật sự xin lỗi mẹ. Con mong mẹ chờ thời gian trôi qua để con có thể thay đổi, có thể sửa chữa lỗi lầm, có thể sống vì mẹ khi mẹ cần con, và để lời xin lỗi từ con không phải là vô nghĩa… Lúc đó, mẹ hãy tha thứ cho con, nha mẹ!

Cuộc sống hôm nay dù đôi lúc khó khăn khiến con mệt mỏi, dù đôi lúc con bật khóc một mình khi đêm về bởi quá nhiều phiền muộn…, con vẫn cảm thấy hạnh phúc vì mẹ luôn bên con, cho con một điểm tựa vững chắc. Với con giờ đây, gia đình nhỏ bé của mẹ, của chị, của con là điều ấm áp nhất mà con nhận được. Con muốn đẩy mâu thuẫn đi thật xa và đem bình yên tới lấp đầy. Con muốn thấy mẹ cười như thể chưa từng tồn tại nỗi buồn. Rồi ngày mai đến, con hy vọng trao tặng mẹ tương lai cùng ngôi nhà xây mới khang trang, cùng sự sang trọng, sung túc đong đầy. Tuy chặng đường con đi còn khá dài, nhưng con muốn nỗ lực hết mình, để ước mơ con không còn xa, để tâm trí mẹ không còn trĩu nặng suy nghĩ, lo lắng nữa… Mẹ ơi! Con thật sự thương mẹ nhiều lắm! Yêu thương con dành cho mẹ sẽ tồn tại mãi mãi trong trái tim con, kể cả khi thời gian trôi qua làm xóa nhòa mọi thứ, kể cả khi tình cảm đó không được thể hiện thường xuyên bằng lời nói…

Câu trả lời:

Hôm nay trăng to và sáng hơn thường lệ. Sau bụi tre ngà, tôi thấp thoáng thấy cảnh nhộn nhịp đầu con đường làng thôn quê. Nơi xa xôi kia là tuổi thơ của tôi, từ lúc lớn lên kiếm củi tới ngày bây giờ. Song, cảm xúc ngọt ngào của ngày Rằm đã xâm chiếm trái tim tôi, nao nức và vội vã thúc đẩy tâm trí tôi kể về cuộc đời cho các bạn. Cũng như những năm trước đó, huyền thoại thằng Cuội tôi ở bên gốc đa ngần ấy năm lại được kể bây giờ...

Như các bạn đã biết rõ, tôi - người tiều phu tên gọi là Cuội. Một hôm trời sắp mưa, tôi vào rừng đốn củi để gánh về dự trữ. Tới gần một con suối nhỏ thì tôi bỗng giật mình thon thót khi gặp một cái hang cọp. Phát hiện thấy trong hang chỉ có bốn con cọp con đang vờn nhau, tôi liền xông tới dung rìu bổ mỗi con một nhát. Cả bốn con cọp ngã lăn ra đất chết không kịp ngáp. Vừa lúc đó, cọp mẹ trở về hang. Thấy các con mình nằm chết trên mặt đất, nó gầm rú vang cả núi rừng. Tôi hoảng sợ, mồ hôi đầm đìa, vội vã quẳng cả cây rìu mượn phú ông trèo tót lên cây cao. Nhìn từ trên xuống, tôi thấy cọp mẹ đau đớn, lồng lộn bên xác chết của những đứa con mình. Sau đó, nó lầm lũi tiến lại một gốc cây gần chỗ tôi đang ẩn náu, ngoặm một ít lá trở về nhai và mớm cho con.Thật thần kỳ khi chỉ vài phút sau, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho tôi vô cùng ngạc nhiên. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, tôi mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.

Đang đi thì tôi gặp một ông lão nằm chết bên bãi cỏ, tôi liền bứt ngay mấy lá nhai mớm cho ông. Thật khó tin làm sao, vừa mớm xong, ông lão mở mắt ngồi dậy, ông lão ngỡ mình đã chết bỗng nhiên tỉnh lại thì lấy làm lạ lắm, ông liền hỏi tôi. Vốn tính sẵn thật thà, tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vừa dứt thì ông lão thốt lên:

– Trời ơi! Loại cây này hẳn là loại cây có phép “cải tử hoàn sinh” đó con trai. Trời đã ban cho con để con có thể cứu giúp dân lành đó, con hãy mang về chăm sóc cho cây thật tốt, nhớ là tưới cây bằng nước sạch, đừng tưới nước bẩn mà cây bay về trời nhé.

Nói rồi ông lão chống gậy đi. Riêng tôi thì hăm hở gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.Từ ngày có cây thuốc quý, tôi đã cứu giúp được rất nhiều người, phàm là người hiền lành chất phác dù xa mấy tôi cũng đến cứu giúp. Được dân làng vô cùng yêu mến, đi đâu cũng ngợi ca làm tôi vui lắm!

Một lần nọ, đang đi ra suối gánh nước, tôi bắt gặp xác một con chó chết trôi. tôi vớt con chó lên, lấy lá cây thần ra mớm cho chó sống lại. Con chó tỉnh lại thì vẫy đuôi tíu tít, quấn quít bám theo tỏ lòng biết ơn. Từ đó, một người một chó đi đâu cũng có nhau, tôi với nó như hình với bóng. Lại một lần khác, đang ngồi tỉ tê trò chuyện với kẻ chợ thì có một phú ông hớt hải chạy đến tìm tôi xin cứu lấy con gái vừa sảy chân chết đuối. Tôi vui vẻ mang thuốc lá chữa cho cô gái. Một lát sau, cô gái mở mắt tỉnh dậy, da dẻ lại hồng hào như cũ. Thấy tôi cứu mình, cô xin cha cho làm vợ tôi, song, nể tình cứu người Phú ông bằng lòng đồng ý cho cô về ở cùng tôi. Cuộc sống của tôi cứ êm đềm và hạnh phúc như thế, tửng chừng không có gì đổi thay. Cho đến một ngày nọ. Có bọn cướp đi qua nhà tôi, nghe nói tôi có phép cải tử hoàn sinh, chúng bèn tính kế giết vợ tôi rồi moi ruột gan vứt xuống sông. Chúng thầm nghĩ: “thế này thì có thần thông đến mấy cũng không cứu được”, rồi chúng bỏ đi. Lúc tôi về đến nhà thì vợ đã chết từ bao giờ. tôi mớm bao nhiêu lá cũng không sống dậy, thân thể lạnh ngắt như cũ.Tôi đau đớn cứ ôm xác vợ mà khóc. Thấy chủ như thế, con chó mới lại gần, xin được hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ để trả ơn cứu mạng. Tôi chưa làm thế bao giờ, nhưng còn nước còn tát, đành mượn ruột chó thay vào ruột người xem sao. Bỗng nhiên lúc sau, vợ tôi sống dậy, trẻ đẹp như xưa. Hai vợ chồng ôm nhau vừa mừng vừa tủi. Thương chó có nghĩa tình, tôi nặn thử bộ ruột bằng đất, đặt vào bụng chó, mớm cho chó ít lá, lát sau chó cũng sống lại. Từ đó, vợ chồng càng khăng khít, chủ – chó càng thân nhau hơn.

Ngặt một nỗi, từ lần đó, vợ tôi bỗng đổi tính khác, cứ nhớ nhớ quên quên, tôi vừa dặn xong lại quên nên nhiều lúc làm tôi bực mình. Ngày nào cũng phải dặn đi dặn lại vợ không được tưới nước bẩn vào cây, nhưng rồi chị vợ lại cứ lú lẫn đi mất.

Hôm ấy, tôi vào rừng kiếm củi. Trước khi đi tôi có dặn vợ:

– Có đái thì đái bên tây, chớ đái bên đông cây bay về trời.

Chị vợ quên béng mất, cứ nhằm bên đông mà đái, chị vừa đái xong thì bỗng đất rung rung chuyển mình, cây lá chao đảo, gió thổi ào ào. Cây đa trồi gốc bay lên khỏi mặt đất. Tôi vừa về thấy thế, hốt hoảng vứt ngay gánh củi, vội chạy đến tóm lấy gốc cây, nào ngờ cây đã bay quá đầu người, không tài nào giữ cây nổi. Tôi nhất định không buông tay, thành ra cả người cả cây cứ thế bay lên trời... Ôi, ngẫm lại sao mà oái oăm thay!

Giờ đã mấy ngàn năm trôi qua tôi sống với Hằng Nga và thỏ ngọc, cũng ngần ấy năm câu huyện lưu truyền qua miệng người đời. Sống trên cung trăng, tôi dường như bất tử, ấy vậy vẫn không sao quên được tình làng nghĩa xóm và người vợ hiền lành năm ấy. Kể ra cũng xấu hổ lắm, cái thói ham của ấy, dẫu một ít thôi, nếu tôi thả ra thì đâu đến nỗi nào...

Tôi gọt cho xong cây sáo rồi thổi. Gió lùa nhau vào cây đa như muốn thôi bay nó lần nữa. Con trâu thả rông, nằm dưới gốc đa nhai bóng râm, thơm và ngon đến lạ...

Chú cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa

Câu trả lời:

Nguồn Internet
Sử dụng với mục đích tham khảo bài mẫu và viết theo ý mình dựa trên dàn ý
Chúc bạn học tốt !

I.Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Đêm nay Bác không ngủ). Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật anh đội viên - ngôi thứ nhất).

2. Thân bài:

a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện

b. Suy nghĩ của người kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện,

Ví dụ: Anh đội viên sau đó thức cùng Bác.

II. Bài văn mẫu
Số 1. Nguồn : lazi.vn/edu
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường Đềgiành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây

quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

Số 2

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhôm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhi?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi năm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lám dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam – Vì Bác là Hồ Chí Minh.