Hôm nay trăng to và sáng hơn thường lệ. Sau bụi tre ngà, tôi thấp thoáng thấy cảnh nhộn nhịp đầu con đường làng thôn quê. Nơi xa xôi kia là tuổi thơ của tôi, từ lúc lớn lên kiếm củi tới ngày bây giờ. Song, cảm xúc ngọt ngào của ngày Rằm đã xâm chiếm trái tim tôi, nao nức và vội vã thúc đẩy tâm trí tôi kể về cuộc đời cho các bạn. Cũng như những năm trước đó, huyền thoại thằng Cuội tôi ở bên gốc đa ngần ấy năm lại được kể bây giờ...
Như các bạn đã biết rõ, tôi - người tiều phu tên gọi là Cuội. Một hôm trời sắp mưa, tôi vào rừng đốn củi để gánh về dự trữ. Tới gần một con suối nhỏ thì tôi bỗng giật mình thon thót khi gặp một cái hang cọp. Phát hiện thấy trong hang chỉ có bốn con cọp con đang vờn nhau, tôi liền xông tới dung rìu bổ mỗi con một nhát. Cả bốn con cọp ngã lăn ra đất chết không kịp ngáp. Vừa lúc đó, cọp mẹ trở về hang. Thấy các con mình nằm chết trên mặt đất, nó gầm rú vang cả núi rừng. Tôi hoảng sợ, mồ hôi đầm đìa, vội vã quẳng cả cây rìu mượn phú ông trèo tót lên cây cao. Nhìn từ trên xuống, tôi thấy cọp mẹ đau đớn, lồng lộn bên xác chết của những đứa con mình. Sau đó, nó lầm lũi tiến lại một gốc cây gần chỗ tôi đang ẩn náu, ngoặm một ít lá trở về nhai và mớm cho con.Thật thần kỳ khi chỉ vài phút sau, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho tôi vô cùng ngạc nhiên. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, tôi mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Đang đi thì tôi gặp một ông lão nằm chết bên bãi cỏ, tôi liền bứt ngay mấy lá nhai mớm cho ông. Thật khó tin làm sao, vừa mớm xong, ông lão mở mắt ngồi dậy, ông lão ngỡ mình đã chết bỗng nhiên tỉnh lại thì lấy làm lạ lắm, ông liền hỏi tôi. Vốn tính sẵn thật thà, tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vừa dứt thì ông lão thốt lên:
– Trời ơi! Loại cây này hẳn là loại cây có phép “cải tử hoàn sinh” đó con trai. Trời đã ban cho con để con có thể cứu giúp dân lành đó, con hãy mang về chăm sóc cho cây thật tốt, nhớ là tưới cây bằng nước sạch, đừng tưới nước bẩn mà cây bay về trời nhé.
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Riêng tôi thì hăm hở gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.Từ ngày có cây thuốc quý, tôi đã cứu giúp được rất nhiều người, phàm là người hiền lành chất phác dù xa mấy tôi cũng đến cứu giúp. Được dân làng vô cùng yêu mến, đi đâu cũng ngợi ca làm tôi vui lắm!
Một lần nọ, đang đi ra suối gánh nước, tôi bắt gặp xác một con chó chết trôi. tôi vớt con chó lên, lấy lá cây thần ra mớm cho chó sống lại. Con chó tỉnh lại thì vẫy đuôi tíu tít, quấn quít bám theo tỏ lòng biết ơn. Từ đó, một người một chó đi đâu cũng có nhau, tôi với nó như hình với bóng. Lại một lần khác, đang ngồi tỉ tê trò chuyện với kẻ chợ thì có một phú ông hớt hải chạy đến tìm tôi xin cứu lấy con gái vừa sảy chân chết đuối. Tôi vui vẻ mang thuốc lá chữa cho cô gái. Một lát sau, cô gái mở mắt tỉnh dậy, da dẻ lại hồng hào như cũ. Thấy tôi cứu mình, cô xin cha cho làm vợ tôi, song, nể tình cứu người Phú ông bằng lòng đồng ý cho cô về ở cùng tôi. Cuộc sống của tôi cứ êm đềm và hạnh phúc như thế, tửng chừng không có gì đổi thay. Cho đến một ngày nọ. Có bọn cướp đi qua nhà tôi, nghe nói tôi có phép cải tử hoàn sinh, chúng bèn tính kế giết vợ tôi rồi moi ruột gan vứt xuống sông. Chúng thầm nghĩ: “thế này thì có thần thông đến mấy cũng không cứu được”, rồi chúng bỏ đi. Lúc tôi về đến nhà thì vợ đã chết từ bao giờ. tôi mớm bao nhiêu lá cũng không sống dậy, thân thể lạnh ngắt như cũ.Tôi đau đớn cứ ôm xác vợ mà khóc. Thấy chủ như thế, con chó mới lại gần, xin được hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ để trả ơn cứu mạng. Tôi chưa làm thế bao giờ, nhưng còn nước còn tát, đành mượn ruột chó thay vào ruột người xem sao. Bỗng nhiên lúc sau, vợ tôi sống dậy, trẻ đẹp như xưa. Hai vợ chồng ôm nhau vừa mừng vừa tủi. Thương chó có nghĩa tình, tôi nặn thử bộ ruột bằng đất, đặt vào bụng chó, mớm cho chó ít lá, lát sau chó cũng sống lại. Từ đó, vợ chồng càng khăng khít, chủ – chó càng thân nhau hơn.
Ngặt một nỗi, từ lần đó, vợ tôi bỗng đổi tính khác, cứ nhớ nhớ quên quên, tôi vừa dặn xong lại quên nên nhiều lúc làm tôi bực mình. Ngày nào cũng phải dặn đi dặn lại vợ không được tưới nước bẩn vào cây, nhưng rồi chị vợ lại cứ lú lẫn đi mất.
Hôm ấy, tôi vào rừng kiếm củi. Trước khi đi tôi có dặn vợ:
– Có đái thì đái bên tây, chớ đái bên đông cây bay về trời.
Chị vợ quên béng mất, cứ nhằm bên đông mà đái, chị vừa đái xong thì bỗng đất rung rung chuyển mình, cây lá chao đảo, gió thổi ào ào. Cây đa trồi gốc bay lên khỏi mặt đất. Tôi vừa về thấy thế, hốt hoảng vứt ngay gánh củi, vội chạy đến tóm lấy gốc cây, nào ngờ cây đã bay quá đầu người, không tài nào giữ cây nổi. Tôi nhất định không buông tay, thành ra cả người cả cây cứ thế bay lên trời... Ôi, ngẫm lại sao mà oái oăm thay!
Giờ đã mấy ngàn năm trôi qua tôi sống với Hằng Nga và thỏ ngọc, cũng ngần ấy năm câu huyện lưu truyền qua miệng người đời. Sống trên cung trăng, tôi dường như bất tử, ấy vậy vẫn không sao quên được tình làng nghĩa xóm và người vợ hiền lành năm ấy. Kể ra cũng xấu hổ lắm, cái thói ham của ấy, dẫu một ít thôi, nếu tôi thả ra thì đâu đến nỗi nào...
Tôi gọt cho xong cây sáo rồi thổi. Gió lùa nhau vào cây đa như muốn thôi bay nó lần nữa. Con trâu thả rông, nằm dưới gốc đa nhai bóng râm, thơm và ngon đến lạ...
Chú cuội ngồi gốc cây đa Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên Ông thì cầm bút cầm nghiên Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa |