Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 24
Số lượng câu trả lời 7
Điểm GP 4
Điểm SP 14

Người theo dõi (10)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

1.Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị.

 a.Thế giới: Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

*Ở Châu Âu: Tháng 6/1940 Phát xít đức tấn công Pháp, bọn phản động Pháp nhanh chóng đầu hàng và làm tay sai cho đức.

*Ở Viễn đông: Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên giới Việt Trung, lăm le nhảy vào đông Dương.

 b.Trong nước.

-Tháng 9/1940, Nhật nhảy vào đông Dương, bọn thực dân pháp đang đứng trước hai nguy cơ

+Một là, phong trào cách mạng của nhân dân đông Dương đang dâng cao có thể thiêu sống chúng.

+Hai là,sự lăm le đe dọa của phát xít Nhật, chúng sẽ hất cẳng Pháp. để đối phó lại bọn thực dân Pháp thực hiện chính sách hai mặt: Một mặt chúng thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng của nhân dân ta, mặt khác chúng thỏa hiệp bắt tay câu kết với phát xít Nhật để cùng bóc lột nhân dân đông Dương. Còn bọn phát xít Nhật một mặt ép thực dân Pháp đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, mặt khác lại lôi kéo một số phần tử trong địa chủ và tư sản bất mãn với Pháp lập chính quyền tay sai để phục vụ cho mưu đồ xâm lược của chúng.

-Đảng ta đã trưởng thành, khi thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, đảng ta đã kịp thời chỉ đạo cho các lực lượng cách mạng kịp thời rut vào hoạt động bí mật (1938), chuyển trọng tâm công tác về nông thôn.

*Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản đông Dương đã triệu tập Hội nghị lần thứ VI (11/1939) để chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.

2.Nội dung Hội nghị.

-Nhận định kẻ thù: Kẻ thù chủ yếu trước mắt là bọn đế quốc phát xít Pháp Nhật.

-Xác định nhiệm vụ: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách của cách mạng đông Dương lúc này.

-Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm gát khẩu hiệu “Cách mạng ruộng đất”,thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc,Việt gian chia cho dân cày.

-Mặt trận: Chủ trương thành lập Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, các dân tộc đông Dương chỉ mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là chủ nghĩa đế quốc phát xit.

-Hình thức và phương pháp đấu tranh: Dùng bạo lực cách mạng tức là đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa vũ trang.

 3.Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị TW đảng lần VI

-Hội nghị TW đảng lần VI (11/1939) đã đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của đảng. đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn. đảng ta đã gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đoàn kết được rộng rãi mọi tầng lớp giai cấp, dân tộc đông Dương trong một mặt trận dân tộc thống nhất để đấu tranh chống kẻ thù chung.

-Sự chuyển hướng này đã mở ra một thời kỳ đấu tranh mới, thời kỳ trực tiếp mở đường tiến tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.

Câu trả lời:

            Đoạn thơ đã sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian trong đó có văn học dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại xa xư­a nhất của dân tộc ta như­ Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Hùng V­ơng đến truyện cổ tích, nh­ Trầu Cau, đặc biệt là nhiều câu ca dao, dân ca, của nhiều miền đất nư­ớc:

Ví dụ: “Cha mẹ th­ương nhau bằng gừng cay muối mặn” Là từ câu ca dao:

                                   Tay bư­ng chén muối đĩa gừng

                                   Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

             “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi” gợi nhớ đến câu ca dao:

                                   “Yêu em từ thuở trong nôi

                                    Em nằm em khóc anh ngồi anh ru”

“Biết quí trọng công cầm vàng những ngày lặn lội” là đư­ợc rút từ câu ca dao:

                                    Cầm vàng mà lội qua sông

                                     Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng.

             Chất liệu văn học dân gian đã đ­ược tác giả sử dụng vào đoạn thơ một cách linh hoạt và sáng tạo. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ th­ờng chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca đó để đ­a vào tạo nên câu thơ của mình. Các truyền thuyết và truyện cổ tích cũng đư­ợc sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả vừa đ­a ngư­ời đọc nhập cả vào môi tr­ường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện đ­ược sự đánh giá, cảm nhận đ­ược phát hiện của tác giả về kho tàng văn hoá tinh thần ấy của dân tộc.