Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lào Cai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 14
Số lượng câu trả lời 10
Điểm GP 1
Điểm SP 11

Người theo dõi (32)

Đang theo dõi (10)

Linh Phương
Minh Hiền Trần
phạm quỳnh anh
Lưu Thảo Nhi
Vũ Khánh Linh

Câu trả lời:

Gia đình luôn là nơi cho ta những hạnh phúc ngọt ngào và tuyệt vời nhất. Ở đó không có sự lừa lọc, không có sự tranh giành mà ở đó là cả sự hi sinh nhường nhịn, là cả một không gian yêu thương ta. Cuộc sống cũng như công việc khiến cho gia đình không thể gần gũi nhau. Gia đình tôi cũng vậy, người ngoài bắc người trong nam vì thế cho nên rất cần một buổi sum họp gia đình. Buổi sum họp đó chính là ngày tết cổ truyền.
           

Đó là ngày tết nguyên đán khi những công việc được kết thúc và gác sang một bên, mọi người trở về đoàn tụ bên gia đình. Ngày tết chính là khoảng thời gian để cho chúng ta trở về cội nguồn về nơi chôn rau cắt rốn thắp hương cho ông bà và đón một cái tết ấm cúng trong tình yêu thương của gia đình. Và gia đình tôi cũng thế, khi tết đến gia đình tôi thường sum họp vào ngày mùng ba tết vì khi đó là khoảng thời gian rất đẹp cho và thuận tiện. Khi mùng một mùng hai mọi người đi chơi tết thì mùng ba sẽ là ngày sum họp gia đình.

ta buoi sum hop gia dinh em

Cô chú tôi ở miền nam bay ra bắc để đoàn tụ, những bác rể bác dâu gần xa cũng trở về trong ngày này. Nhà tôi tuy ở xa nhau thế nhưng đến ngày sum họp đoàn tụ thì chưa thấy thiếu ai bao giờ. Những người ở xa nếu không có tiền để bay về thì những người có kinh tế khá hơn thì sẽ giúp để tất cả có thể về dự bữa cơm gia đình. Nào là mai là đào quất mỗi người mang về một cành đào cành quất có thể là không có quà nhưng về được là rất vui rồi.
          

Những đứa nhỏ anh chị em tôi trông mới thật kháu khỉnh đáng yêu. Nhìn chúng trong bộ quần áo màu mè đón tết thật là có không khí. Mỗi nhà ba bốn người nào là xe hơi, nào là xe máy mọi người háo hức tấp nập, rộn ràng đi về. gia đình tôi vui vẻ khi thấy mọi người trở về. Thấy con cháu đầy đàn người vui nhất có lẽ là bà của tôi. Cả đời bà chăm chút từng người con đứa cháu.
           

Bữa cơm sum họp diễn ra thật đầm ấm, những món ăn truyền thống được mẹ tôi và các cô chú bày biện thật đẹp mắt. Phụ nữ thì xào nấu những món rau quả còn những trụ cột gia đình đảm nhiệm chặt thịt gà. Chẳng ai bảo ai cứ thế mỗi người một tay làm xong mâm cơm cúng gia tiên và cuối cùng là cùng nhau ăn uống nói chuyện rôm rả đến tận trưa chiều. Bánh Chưng mẹ tôi gói xanh mướt ai ăn cũng khen ngon, những đứa nhóc thì thi nhau ăn, bố mẹ chúng mừng lắm vì bình thường chúng chẳng chịu ăn mấy. có lẽ là do có người ăn thi hay là tình cảm nồng ấm của gia đình giúp chúng nó vui vẻ ăn một cách ngon lành. Cả nhà ai nấy cười tít mắt, mỗi người một câu chuyện vừa ăn vừa nói. Lâu nhất là những người đàn ông. Họ chưa ăn mà còn phải uống trước, không biết bao nhiêu chén rượu chai bia rót ra đặt lên rồi hạ xuống, cứ như thế mọi người chúc tết nhau qua từng ly rượu. Nào là lời chúc tốt lành, nào là an khang thịnh vượng, chúc gia đình ta hạnh phúc lâu dài. Khi những lời chúc và những câu chuyện ngớt đi họ bắt đầu ăn cơm và đứng dậy uống nước.
           

Sau khi dọn dẹp xong bữa cơm gia đình lũ trẻ con chơi ở ngoài sân với nhau. Chúng nô đùa đuổi bắt và chờ người lớn lì xì. Còn những ông bố bà mẹ ngồi quây quần bên nhau uống nước ăn kẹo kể về những việc làm của mình một năm đã qua. Thế đấy buổi sum họp của gia đình tôi đơn giản mà hạnh phúc như thế đấy.

Câu trả lời:

 Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến Áo dài.  Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Trang phục Áo dài của các thiếu nữ ngày xưa

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, dân tộc Việt Nam gần như phải luôn chống nạn ngoại xâm để trường tồn và bảo vệ những giá trị truyền thống về văn hóa, kỷ cương gia đình. Chiếc Áo Dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của dân tộc. Ngoài vẻ đẹp trang nhã, thanh lịch, cách cấu trúc còn ẩn chứa ý nghĩa dạy dỗ về "đạo làm người" của tiền nhân. Chiếc Áo Dài còn là thành quả biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt Nam.

Áo dài ngày nay rất phong phú về màu sắc và kiểu dáng

Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, gần trăm năm bị Pháp đô hộ, chiếc Áo Dài đã tiếp xúc cả hai luồng văn hóa mạnh mẽ của nhân loại, Đông phương (Tàu) và Tây phương (Pháp). Chiếc Áo Dài đã vượt qua mọi thử thách để trở thành "quốc phục", một biểu tượng của phụ nữ, niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Trang phục Áo Dài ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáonhưng vẫn biểu lộ đường nét của người phụ nữ. Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt Nam.

Áo dài thường được sử dụng trong các lễ hội truyền thống

Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng, Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Các nguyên thủ quốc gia của các nước trong trang phục Áo dài tại Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam năm 2006 

Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới. Không chỉ xuất hiện trong các cuộc thi trang phục dân tộc, các cuộc thi hoa hậu… Áo dài Việt Nam đã xuất hiện trên khắp thể giới và được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt Nam. Trong những sự kiện quốc tế diễn ra tại Việt Nam, Áo dài luôn được chọn làm bộ trang phục cho các nguyên thủ của các quốc gia, Hoa hậu Trái đất đến từ các nước đã bị hấp dẫn bởi trang phục dân tộc đặc sắc này …
Ngày nay, Áo Dài được thời trang hóa với nhiều sự cách tân, kết hợp nét văn hóa dân tộc với yếu tố thời trang hiện đại, tạo nên nét riêng độc đáo của tà Áo dân tộc trong các buổi trình diễn tuần lễ thời trang quốc tế và trong các cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nước, các festival trang trọng và bề thế…

Người đẹp của các quốc gia duyên dáng trong trang phục Áo dài Việt Nam

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari... Còn phụ nữ Việt Nam, từ ngày xa xưa cho đến nay vẫn mãi mãi song hành với chiếc áo dài truyền thống duyên dáng và thướt tha. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là “Quốc phục” biểu tượng của dân tộc Việt Nam.