Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 28
Điểm GP 12
Điểm SP 28

Người theo dõi (4)

Xx Iphone
nguyen chi cong
Huỳnh Thu An
Bình Trần Thị

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

* Bối cảnh lịch sử :

Là người tổ chức và lãnh đạo cách mạng cả 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, từ năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương đã luôn làm tròn vai trò và sứ mệnh của mình. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Đảng cũng bộc lộ một số  hạn chế ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của Đảng. Mặt khác, cuộc kháng chiến của 3 nước Đông Dương tuy cùng chung một mục tiêu, cùng một chiến trường, nhưng mỗi nước đã có những phát triển riêng biệt. Tình hình đó đòi hỏi mỗi nước cần phải thành lập một chính đảng cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin trực tiếp đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử trước dân tộc mình và chủ động góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của nhân dân 3 nước. Nhằm đáp ứng những đòi hỏi bức thiết đó, Đảng đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp tại xã Vinh Quang (nay là xã Kim Bình), huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến 19-2-1951. 

* Nội dung :

- Thông qua báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Vn của Tổng bí thư Trường Chinh để tổng kết kinh nghiệm mấy chục năm vận động C/m của Đảng,nêu nhiệm vụ truocs mắt của toàn Đảng , toàn quân,toàn dân ta là “ tiêu diệt TDP và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”.

- Quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động VN- Đảng của giai cấp công nhân VN

- Đối vơi Lào và Cam pu chia, Đại hội củ trương xây dụng mỗi nước một đảng riêng

- Bầu ra Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị của Đảng do HCM làm Chủ tịch và trường Chinnh làm Tổng bí thư

* Ý nghĩa: Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo c/m, có tác dụng thúc đẩy cuộc k/c chống P đi đến thắng lợi

Câu trả lời:

 * Âm mưu và hành động của TDP

     - Pháp tiến công Việt Bắc nhằm phá cơ quan đầu não kháng chiến ,tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế

-  Chính phủ Pháp cử Bô-la-éc sang làm cao ủy ở Đông Dương thay Cho Đác-giăng-li-ơ thực hiện chiến lược“đánh nhanh,thắng nhanh” Huy động 12.000 quân thay cho kế hoạch dự định 20.000.Từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, đây là kế hoạch chúng cho là hoàn hảo nhất.

+ Ngày 7/10/1947, một binh đàn dù đổ bộ xuống thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trân Chợ Mới, Chợ Đồn

+  Cùng ngày hôm đó, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Cạn, tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc Căn cứ địa Việt Bắc.

+ Ngày 9/10/1947, một binnh đoàn hỗn hợp lính bộ và thủy đánh ngược song Hồng, song Lô và song Gâm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đài Thị ( Tuyên Quang), Bao vây phía tây Căn cứ địa Việt Bắc.

* Chủ trương và hành động của ta:

- Thực hiện  chỉ thị của trung ương , trên các hướng, khắp các mạt trận, quân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gẫy từng gọng kìm của chúng.

+ Tại Bắ Cạn, ta chủ động phản công, tiến công, bao vây, chia cắt, cô lập chúng. Tổ chức đánh ttaapj kích vào những nơi địch chiếm đóng,phục kích trên đường từ Bắc Cạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn. Đồng thời bí mật ,khẩn trương chuyển các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, các công xưởng , kho tang từ nơi địch chiếm đóng đến nơi an toàn.

+ Ở hướng Đông, ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đánh tại Bản Sao – đèo Bông Lau vào 30/10/1947

+ Ở hướng Tây,ta chặn đánh nhiều trận trren song Lô. Cuoois tháng 10/ 1947, 5 tàu chiến của địch lọt vào trận địa phục kích của ta ở Đoan Hùng. Đầu thang 11/1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô đich từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta ở Khe Lau- ngã ba song Gâm và song Lô.

·       Kết quả: sau 75 ngày đêm chiến đấu, đại bộ phận quân Pháp đã rút khỏi VB, cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành

·       Ý nghĩa: Phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của P. Buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài

 

Câu trả lời:

* Hoàn cảnh:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Từ đây, chính quyền cách mạng về tay nhân dân; nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Song, chính quyền cách mạng non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, tình thế cách mạng lúc này mong manh như “ Ngàn cân treo sợi tóc” phải đối mặt với nhiều kẻ thù cùng lúc: Giặc đói, giặc dốt và đặc biệt là giặc ngoại xâm.

Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật, đã nổ súng đánh ta ở Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt kêu gọi nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ đứng lên kháng chiến, mặt khác ra sức đàm phán với chính phủ Pháp để kéo dài thời gian hòa bình. Người đã ký với đại diện chính phủ Pháp Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946. Tiếp đó, Người qua Pháp chỉ đạo phái đoàn Chính phủ ta đàm phán với Chính phủ Pháp ở Phông-ten-nơ-blô. Cuộc đàm phán thất bại. Quan hệ Việt- Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.  Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14-9-1946.

Nhưng dã tâm của TDP là thống trị VN nên chúng đã bội ước. Tại Bắc Bộ, cuối tháng 11 năm 1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nẵng. Tại Hà Nội, quân đội thực dân Pháp liên tiếp nổ súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi ở Hà Nội trong các ngày 15, 16-12-1946 như đốt nhà thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Ngày 17-12-1946, quân Pháp cho xe phá các công sự của ta ở phố Lò Đúc, đặc biệt, chúng đã gây ra vụ tàn sát nhiều đồng bào ta ở phố Hàng Bún, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, khu Cửa Đông. Ngày 18-12-1946, tướng Moóc-li-e gửi cho ta hai tối hậu thư đòi chiếm đóng Sở Tài chính, đòi Chính phủ ta phải phá giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô  Hà Nội cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu các yêu cầu trên không được Chính phủ Việt Nam chấp nhận thì chậm nhất vào sáng 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động. 

Trước tình hình đó, ngày 18 và 19-12-1946, tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng, quyết định phát động  toàn quốc kháng chiến

Ngay tối 19/12/1946, Chủ tịch HCM thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ  ra “lời kêu gọi toàn quốc k/c”

 Ngày 20/12/1946, tại Hang Trầm (Chương Mỹ, Hà Đông), Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch.

* Nội dung:

          “ Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào,

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc.

 Ai có súng dùng sung. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm ! kháng chiến thắng lợi muôn năm!”

Toàn văn “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng súc tích, giản dị, đanh thép, có sức cổ vũ, động viên và tổ chức lực lượng kháng chiến vô cùng mạnh mẽ. Trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, tình thế hết sức hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, từng câu từng chữ trong lời kêu gọi kháng chiến thiêng liêng của Bác nhanh chóng thấm nhuần sâu sắc vào tâm khảm nhân dân ta, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh bằng sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của người Việt Nam với mọi thứ vũ khí có sẵn, với một ý chí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, một thái độ dứt khoát và kiên định: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.  

 

Câu trả lời:

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

 Lỗ Tấn ( 1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân. Ông sinh ra ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại sa sút. Bố mất từ năm 13 tuổi, ông mong ước được học nghề y từ đó. Ông từng học nghề hàng hải để được đi đây đó mở mang tầm mắt. Sau đó ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ

Tác phẩm chính : " Gào thét", " Bàng hoàng", " Chuyện cũ viết lại", các tạp văn " Nấm mồ", "Gió nóng", "Hai lòng"...

2. Tác phẩm

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành phong kiến nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đới hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. " Thuốc" ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh  tỉnh những ai còn ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy rằng Trung Quốc đang như con bệnh trầm kha chỉ có thể tiêu diệt hết thứ vi rút đớn hèn mới có cơ hội cứ được  con bệnh thập tử nhất sinh ấy.

"Thuốc" được viết ngày 25-4-1919 và được đăng trên tạp chí "Tân thanh niên" dúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra

II. Trả  lời câu hỏi

1. Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ tử tù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại bởi nó gợi đến suy tưởng về lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm là lịch sử " nhân nhục nhân" - người ăn thịt người. Và vì thế, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành biểu tượng cho sự u mê, tăm tối vì mê tín, dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa.

2. Hạ Du là một nhà văn cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, chiến đấu vì nhân dân lao động. Nhưng trong cuộc bàn luận trong quán trà, những người nông dân Trung Quốc lại lên án Hạ Du, coi Hạ Du như một thứ giắc cỏ rác. Hành động của những người nông dân Trung Quốc cho thấy họ chưa được giác ngộ về cách mạng, chưa hiểu hết về những người như Hạ Du. Và vì thế , họ chưa ủng hộ cách mạng, cái chết của Hạ Du dường như có điều gì oan ức.

Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê phán những người làm cách mạng thời ấy đã mắc bệnh xa rời quần chúng, không làm được công tác dân vận, giác ngộ tư tưởng cho quần chúng nhân dân.

3. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch lạc suy tư lạc quan của tác giả.

Thời gian nghệ thuật của truyện được khuôn vào trong hai thời điểm của mùa thu và mùa xuân. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu còn cảnh sau xảy ra vào mùa xuân. Hai con người ra đi vào mùa thu như sự đồng điệu với cái tàn tạ vốn có của mùa. Hai cái chết của hai người trai trẻ có số phận khác nhau và cái cách họ chết cũng không giống nhau. Thế nhưng, đến mùa xuân, hai bà mẹ có chung nỗi đau khổ dường như đã đồng cảm với nhau. Đặt câu chuyện vào thời gian của hai mùa : một mùa có tính chất tàn tạ và khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh, tác giả dường như muốn gửi gắm vào đó một niềm hi vọng. Hi vọng về một sự hồi sinh. Dù không có những biểu hiện thật rõ ràng, song với cách kết cấu thời gian nghệ thuật như thế và với hình ảnh " những cây dương liễu mới đâm ra được chồi non bằng nửa hạt gạo"  ở phần sau của truyện, tác giả đã gieo vào lòng người đọc một hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận tối tăm, đau khổ trong tác phẩm

Mùa xuân Thanh minh, người mẹ Hạ Du đến mọ con kinh ngạc về vòng hoa trên mộ con. Không phải vòng hoa của họ hàng. Không phải vòng hoa của hàng xóm.... Vậy ắt hẳn, đó là vòng hoa của những người đồng chí của Hạ Du. Vậy là những người cách mạng vẫn còn. Hình ảnh vòng hoa là hiện thân của phong trào cách mạng vẫn đang âm thầm sống và sẽ sống mãnh liệt trong cái mùa xuân tràn trề sức sống ấy.