Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 17
Số lượng câu trả lời 28
Điểm GP 12
Điểm SP 28

Người theo dõi (4)

Xx Iphone
nguyen chi cong
Huỳnh Thu An
Bình Trần Thị

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

a) Các trung tâm công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ

- Đà Nẵng : Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo, hóa chất, phân bón, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng

- Quảng Ngãi : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất giấy, xenlulo

- Quy Nhơn : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng

- Nha Trang :Quy mô trung bình từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng : Cơ cấu ngành :  Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, hóa chất, phân bón, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, sản xuất vật liệu xây dựng

- Phan Thiết : Quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng; Cơ cấu ngành : Cơ khí, chế biến nông sản

b) Các mỏ khoáng sản

- Khoáng sản năng lượng ( nhiên liệu ) : than ở Nông Sơn (Quảng Nam)

- Kim loại : Sắt ( Quảng Ngãi), Vàng ( mỏ Bồng Miêu ở Quảng Nam, Vĩnh Thạnh ở Bình Định), Titan (Bình Định, Khánh Hòa)

- Phi Kim loại : Mica ( Đà Nẵng ), đá axit (Phan Rang, Quy Nhơn)

c) Các tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Bãi biển : Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

- Nước khoáng : Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo ( Bình Thuận)

- Thắng cảnh : Núi  Bà Nà , Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết

- Vườn Quốc gia : Bình Phước, Núi Chúa ( Ninh Thuận)

- Khu sự trữ sinh quyển thế giới : Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

* Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di sản văn hóa thế giới : Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn

- Di tích lịch sử cách mạng : Ba Tơ (Quảng Ngãi)

-  Lễ hội truyền thống : Tây Sơn ( Bình Định), Tháp Bà ( Khánh Hòa), Katê ( Ninh Thuận)

- Làng nghề truyền thống : gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận)

d) Năm bãi biển ở Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam : Non Nước (Đà Nẵng), Quy Nhơn ( Bình Định), Nha Trang ( Khánh Hòa), Cà Ná ( Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

e) Các cảng biển của vùng : Đà Nẵng (tp Đà Nẵng), Kì Hà ( Quảng Nam), Dung Quất ( Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Ba Ngòi, Cam Ranh ( Khánh Hòa)

g) Các nhà máy thủy điện có ở Duyên hải Nam Trung Bộ : A Vương ( Quản Nam), Vĩnh Sơn ( Bình Định), Sông Hinh ( Phú Yên), Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận)

 

 

 

Câu trả lời:

Sau 8 năm tiến hành chiến tranh, quân Pháp đã bị sa lầy trong một cuộc chiến tiêu hao không có lối thoát. Quân Pháp sa lầy và suy yếu nghiêm trọng: các chiến dịch liên tục bị thất bại, số quân thiệt hại từ đầu cuộc chiến đã lên đến 390.000 quân, vùng chiếm đóng bị thu hẹp. Quân Pháp một mặt phải tập trung lực lượng để mong xoay chuyển tình thế, mặt khác lại phải lo phân tán quân để chiếm đất giành dân, đối phó với du kích. Mâu thuẫn giữa 2 chiến lược ngày càng sâu sắc, không thể tháo gỡ.

      Chi phí cho chiến tranh ngày càng cao làm cho nền kinh tế tài chính Pháp kiệt quệ. Tình hình chính trị xã hội bất ổn, nhiều chính phủ lập lên đổ xuống nhiều lần. Nước Pháp hầu như không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh Đông Dương. Cuộc chiến sang năm thứ chín đã chứng tỏ Pháp chỉ còn cách duy nhất là tìm một "lối thoát danh dự", nếu không muốn dâng Đông Dương cho Mỹ.

       Trong khi đó, lực lượng kháng chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao-Bắc-Lạng... và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ, kiểm soát hơn 2/3 lãnh thổ. Các đơn vị đã được tổ chức đến cấp sư đoàn, các binh chủng pháo binh và pháo cao xạ đã được huấn luyện hoàn thiện.

         Trước tình hình đó, để cứu vãn tình thế Pháp tranh thủ thêm viện trợ của Mỹ, tập trung mọi cố gắng đẩy mạnh chiến tranh hòng tìm ra một lối thoát “trong thắng lợi”. Viện trợ của Mỹ cho Pháp tăng vọt, chiếm gần 80% chiến phí của Pháp. Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.

     Ngày 7/5/1953, với sự thỏa thuận của Mỹ, Pháp cử tướng Henri Navarre sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. Henri Navarre là đại tướng 5 sao, 55 tuổi, đang phụ trách nhiệm vụ Tham mưu trưởng cho Thống tướng Juin ở cơ quan phòng thủ OTAN (Cơ quan thuộc NATO). Navarre chưa hề bước chân tới Đông Dương, nên ban đầu Navarre đã từ chối, nhưng Thủ tướng Mayer khẩn khoản: "Việc Đại tướng không biết chút gì về Đông Dương cũng là một lý do để tôi cử đại tướng. Đại tướng sẽ nhìn vấn đề bằng một cặp mắt mới mẻ... Chúng ta đang bị kẹt trong một ngõ cụt. Chúng ta phải tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp, Đại tướng hãy giúp chúng tôi"

       Ngày 21-5-53, tướng Navarre có tướng Không quân Bodet và tướng Gambiez phụ tá, tới sân bay Gia Lâm cùng với Tổng trưởng Letourneau. Navarre điều tra và nghiên cứu tình hình Đông Dương trong một tháng, rồi trở về Pháp tường trình kết quả trước Hội đồng các Tham mưu trưởng do Thống chế Juin chủ toạ ngày 17-7-1953. Ngày 24-7, Navarre trình bày kế hoạch trước Hội đồng quốc phòng do Tổng thống Pháp chủ toạ. Kế hoạch quân sự Navarre ra đời.