Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Ninh Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 8
Số lượng câu trả lời 62
Điểm GP 11
Điểm SP 156

Người theo dõi (39)

Mai Lan
Dũng Nguyễn
Đỗ Đình Hưng
Lương Khánh Ly

Đang theo dõi (23)

shinran25
Thanh Trà
Quỷ Khát Máu
Hà Đức Thọ
Sky SơnTùng

Câu trả lời:

Mùa xuân là mùa chim chóc bay về. Mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, còn các loài hoa thì đua nhau khoe sắc. Nhưng không phải loại cây nào cũng dễ dàng cảm nhận được mùa xuân. Thế nên mới có chuyện, loài cây kia vì ngủ quên mà sang tới tận tháng ba mới đâm chồi nảy lộc. Vườn nhà em rộng, lại trồng rất nhiều cây, chính vì thế mà, nhờ quan sát nhiều em mới biết xoan là một trong những nhiều cây ?nhạy cảm? với mùa xuân hơn cả.

 

Xoan rụng lá sớm, thường vào lúc mùa thu nên mấy tháng mùa đông nó khoe bộ xương gầy gộc giữa trời trông như chẳng có chút gì của mầm sống cả. Thân cây mốc meo, khô và nứt nẻ. Có những đoạn nứt to, vỏ cây bị trẻ con cậy bong ra từng mảng. ở mãi trên cao kia, cây không còn một chiếc lá nào, chỉ có những cành khô trụi khẳng khiu đang níu giữ một vài chùm quả chín khô chưa rụng được. Xoan đứng giữa trời đông như một cụ già không có chút nào sức sống.

 

Thế nhưng chúng ta đâu có biết, xoan đang sống ở bên trong. Cây vẫn cung cấp lên cành nhưng sống hàng ngày để nuôi muôn triệu mầm non đang hình thành ở bên trong. Thế nên nếu chỉ nhìn vào hình thức thì chẳng ai có thể đoán được cây đang chuẩn bị cho một vòng đời mới vội vã làm sao.

 

Mùa xuân đến đầu tiên bằng những cơn mưa lất phất xen lẫn cái lạnh của mùa đông. Dân gian ta gọi thứ mưa đó là mưa xuân. Mưa ngấm vào thân gỗ và cứ thế từ đó thân cây mốc meo khô cứng bỗng ?ẩm sì?. Mưa tưới nước cho cây làm mềm phần vỏ và thế là chỉ mấy ngày sau, xoan nảy ra không biết bao nhiêu mầm lá nhỏ li ti như hạt đỗ. Mầm lá bung nở rất nhanh, chỉ vài ngày đã mọc ra năm sáu chiếc lá non thế là cây xoan đang khô héotự nhiên mọc ở đâu ra bao nhiêu ngọn mầm xanh. Những giọt sương đêm đọng trên lá biếc, sáng ragặp những tia nằng màu hồng chói rọi, trông chúng như những viên ngọc nhỏ li ti. Đó là cảnh mà em quan sát được khi cây xoan ngoài vườn mới trọn một năm trồng.

 

Loài xoan phát triển rất nhanh. Những ngày đầu năm mới chỉ có vài cành lá phất phơ trước gió như đang đón xuân rất khẽ khàng thế mà chỉ mới hơn một tháng sau xoan đã chuẩn bị đơm hoa và chỉ hơn chục ngày sau đó, những cánh hoa xoan đã rơi lả tả đầu ngõ, ngoài sân dày như mưa bụi. Xoan và hoa xoan không cao quý nhưng nó đẹp một cáchgiản dị vô cùng. Hình như xoan cũng giống người: Rất nhạy cảm với mùa xuân. Và còn có một điều khác nữa: Xioan sống ào ạt với mùa xuân, cũng giống như con người thích dâng hiến cho đất nước khi tuổi đời còn trẻ, khi đang là mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời mình.

Câu trả lời:

Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao, trên đồng xa có muôn ngàn cây lúa, con chim rừng có muôn ngàn tiếng ca, cây trong vườn có muôn ngàn lá hoa, riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và MẸ TÔI chỉ có một trên đời... Ấm áp và yên bình nhất là tình yêu của mẹ. Người luôn thầm lặng dõi theo từng bước đi của con mình. Ngọt ngào nhất cũng chính là tình yêu của mẹ. Người xoa dịu bao cay đắng trong cuộc đời con cũng là mẹ... Nếu có người bảo tôi hãy kể về mẹ mình thì tôi chỉ có thể nói một câu đó là "Mẹ tôi là người có nụ cười thật hiền và một trái tim yêu thương không mệt mỏi". Những kỷ niệm và những câu chuyện để kể về mẹ tôi có lẽ không có thứ gì có thể thể diễn tả hết được. Ở đây tôi cũng chỉ kể về những kỷ niệm cũng như những hy sinh của mẹ tôi đối với gia đình và bốn đứa con trai yêu quý của mẹ. Tôi còn nhớ thời bốn anh em tôi vẫn đang còn là những cậu học sinh cấp 1, 2, 3. Bốn anh em tôi sinh ra cách nhau cũng gần và phải nói là những bậc thang của mẹ. Vì vậy, việc học hành của bốn anh em chúng tôi cũng nối tiếp nhau và chính điều đó là một gánh nặng cho mẹ tôi trong việc chăm lo, nuôi nấng, dạy bảo trong việc ăn học của bốn anh em chúng tôi. Cuộc sống cũng không ít khó khăn, hàng ngày mẹ tôi đã phải giải nắng dầm mưa, làm từng tấc đất, gieo từng hạt lúa ngoài đồng ruộng để kiếm cái ăn, cái mặc cho anh em chúng tôi. Thực ra, gia đình tôi cũng là gia đình nhà nông, tuy bố tôi là giáo viênnhững thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu. Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn. Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà. Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhất thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu. Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn. Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà. Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhất những thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu. Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn. Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà. Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhất những thời đó với đồng lương ít ỏi nên ngoài việc thu nhập từ tiền lương của bố thì bố mẹ tôi cũng phải làm rất nhiều ruộng. Phải nói rất vất vả, khó khăn, bố và mẹ tôi đã tầm tả nuôi chúng tôi ăn học từ nhỏ. Số mẹ tôi không được học hành như bao người khác do hoàn cảnh cũng như điều kiện trước đây, mẹ tôi số sinh ra rất vất vả. Song mẹ tôi là người có đức hy sinh và có trái tim nhân hậu. Vì phải lo cho bốn anh em tôi ăn học đến trường mà cứ mỗi sáng tinh mơ sáng sớm mẹ tôi đã phải dậy chuẩn bị cơm nước cho chúng tôi. Bởi vì mẹ không muốn chúng tôi phải đói hay không kịp ăn uống gì trước khi đi học, sợ chúng tôi bị chậm giờ học. Mẹ tôi lúc nào cũng cố gắng vì chúng tôi, mẹ đã không nghĩ tới bản thân mẹ mà luôn có cái gì là cho các con, đời mẹ đã hy sinh quá nhiều tại sao mẹ lại không dành cho mẹ một cái gì chứ, nhiều lúc tôi muốn làm một điều gì đó thật lớn lao cho mẹ tôi bớt khổ cực và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhiều lúc tôi đi học về là cũng các em giúp đỡ mẹ những việc mình làm được. Tôi rất thương mẹ tôi, từng giọt mồ hôi mẹ rơi trên con đường mưu sinh, giữa cái nắng như thiêu như đốt hay những cơn mưa bất chợt nhưng mẹ vẫn không làm mất đi nụ cười của mẹ dành cho con cái sau những giờ mẹ đi làm về cũng như những lời động viên, chia sẻ với tôi và các em tôi bất kể chuyện vui buồn. Một điều nữa về mẹ đã làm tôi luôn đau đáu trong lòng và thấy rất thương mẹ tôi đó là cách đây khoảng 8 năm từ năm 2001. Thời gian đó vì các cậu tôi đều đi công tác xa ở nước ngoài, trong gia đình mẹ tôi thì chỉ mẹ là con gái duy nhất. Các cậu đi xa hết nên phải đón ông bà ngoại tôi về quê và mẹ tôi phải thay thế các cậu trong việc chăm sóc cho ông bà. Bà ngoại tôi thì rất khỏe mạnh và phải nói ông trời đã ban cho bà một sức khỏe mà ít người có được, tôi rất tự hào vì mình có một người bà như thế. Tuy nhiên, ông ngoại tôi lại không được như vậy, số ông lại rất khổ và ông bị bệnh Parktinson rung toàn thân và đó là những vất vả và phải nói đây là giai đoạn mà mẹ tôi phải chịu hy sinh và cũng thiệt thòi nhiều nhấtKể từ đó mẹ tôi hết ngày này qua ngày khác hết chăm sóc cho bà tôi, lại lo cho ông tôi từ miếng cơm, bát cháo. Thời gian khi ông đang còn có sức khỏe đi lại được thì mẹ tôi còn đỡ vất vả, nhưng cho đến thời gian ông tôi yếu đi và rất khó khăn trong đi lại thì mẹ tôi cực rất nhiều trong việc chăm sóc cho ông. Việc chăm lo cơm nước cho ông, rồi sinh hoạt của ông, lo cho ông ăn ngủ, đi lại rất khó khăn. Mẹ tôi đã phải đút cho ông ăn từng thìa cháo vì ông tôi lúc này chỉ ăn được cháo, phải nói ông tôi ăn cháo hết ngày này qua ngày khác mà chỉ với cháo. Vì thương ông và cũng muốn cho ông ăn được ngon, đỡ chán mẹ tôi lúc nào cũng tìm hết thứ này thứ khác để thay đổi khẩu vị của cháo để ông được ăn ngon và làm cho ông vui. Ông tôi rất gầy yếu và nhìn ông tôi rất thương, tôi muốn làm một cái gì đó để cho ông được khỏe mạnh như bao người khác, để ông không bị ốm đau, bệnh tật. Với việc chăm sóc ông, hàng đêm mẹ tôi đã phải thức trắng đêm để lo cho ông từng li từng tý trong giấc ngủ và sinh hoạt của ông. Mẹ tôi đã hy sinh rất nhiều qua mấy năm trời chăm sóc cho ông ngoại tôi, tôi thương mẹ tôi nhiều lắm và không biết làm sao để giúp mẹ tôi được nhiều hơn. Việc chăm ông từ năm này qua năm khác chỉ mình mẹ tôi phụ trách và chính thời gian này cũng là thời gian sức khỏe mẹ tôi bị giảm sút rất nhiều, mẹ tôi đã bị ảnh hưởng sức khỏe, thần kinh từ việc thức đêm không ngủ. Còn nhớ hồi tôi đang đi học ôn thi đại học ở TP.Vinh, chỉ còn 4 tháng nữa là thi đại học thì tôi nghỉ ôn và về nhà tự học. Thế rồi về nhà là tôi chạy sang nhà ông bà, ngủ bên ông bà, tôi muốn thay mẹ tôi chăm cho ông, rãnh lúc nào là tôi thay cho mẹ, tôi không muốn nhìn mẹ lúc nào cũng chịu hy sinh, khổ cực nhiều, tôi thương mẹ tôi, tôi về là sang ngay với ông tôi. Hồi đó tôi chăm ông được 4 tháng và vì tôi có sức khỏe nên việc chăm cũng quen đi, nhưng tôi cũng bị thức đêm nhiều đến gầy đi 7 kg. Thử hỏi việc tôi chăm có 4 tháng mà gầy đi 7kg thì mẹ tôi chăm ông hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác, hết năm này qua năm khác.. mẹ tôi sẽ như thế nào. Nhưng tôi dám đảm bảo là không ai có thể chăm ông tôi chu đáo như mẹ, trong con mắt tôi mẹ tôi là một người mẹ, một cô giáo, một bác sỹ, một tấm gương cho con cái noi theo. Quá trình mẹ chăm sóc cho ông tôi đã in theo thời gian và đó là những tình cảm của mẹ tôi dành cho ông tôi là người cha của mẹ, người ông của tôi. Mẹ tôi đã cố gắng hết sức để xứng đáng với công ơn sinh thành của ông ngoại tôi, mẹ tôi đã cố làm tốt bổn phận của một người con cho tròn chữ " hiếu". Nhiều lúc tôi tự hỏi, không biết sau này bố mẹ tôi già tôi có chăm sóc được bố mẹ như mẹ làm bây giờ hay không. Thời gian trôi qua và rồi ông tôi ngày càng yếu đi vì tuổi già và bệnh rung, ông tôi đã mất để lại bao luyến tiếc và đau buồn đối với con cháu và người thân. Ông mất đã làm mẹ tôi sốc rất mạnh, dường như kiệt sức và mẹ tôi khóc trong tiếng nghẹn ngào, mẹ tôi đã như không còn gì nữa, bởi bao nhiêu gắn bó, tình cảm bao năm, sự chăm sóc gói trọn cho ông, công nuôi dưỡng ông hết năm này qua năm khác vậy mà ông ra đi thử hỏi nếu ai là mẹ tôi cũng thế thôi. Trước khi mất ông tôi cũng đã nhỏ từng giọt nước mắt và đó như là một điều mà ông muốn nhắn nhủ với con cháu, chào tạm biệt và là những tình thương của ông dành cho mẹ tôi. Từ ngày ông mất, mẹ tôi đã suy sụp tinh thần rất nhiều. Chúng tôi đã phải động viên mẹ, chăm sóc mẹ để mẹ được khỏe trở lại, mong mẹ hãy vì chúng con. Tôi thương mẹ lắm, ông mất đi mẹ không chịu ăn uống, lúc nào mẹ cũng bên cạnh bàn thờ ông, những giọt nước mắt của mẹ chảy suốt càng làm cho tôi nghĩ và thương mẹ rất nhiều. Và rồi thời gian trôi qua mẹ tôi cũng đã khá hơn và quay trở lại với cuộc sống bình thường. Nhưng một điều luôn in sâu trong trái tim mẹ đó là hình ảnh của người ông tôi, người đã dạy dỗ nuôi nấng mẹ tôi nên người và cũng là người mà mẹ tôi đã hy sinh bao sức lực để chăm sóc cho ông. Bạn biết không, mẹ hay răn dạy chúng tôi rằng sống phải biết thương yêu, đùm bọc nhau cho dù hoành cảnh có nghèo nhưng mình phải sống cho đúng đạo làm người. Cứ thế, mẹ thầm lặng gánh trên vai bao bộn bề lo toan để đóng cho trọn vai diễn lớn và thiêng liêng nhất đời mình: "làm MẸ". Từ năm này sang năm khác, mẹ như ngọn đèn cố cháy mãi để thắp sáng cho tương lai của chúng tôi, mong con cái mẹ không phảisống cuộc sống khổ cực, mẹ luôn mong cho các con trưởng thành và có cuộc sống sung sướng. Những hình ảnh đẹp long lanh của mẹ tôi luôn ở trong tim tôi, là một Tấm gương để chúng tôi noi theo cả cuộc đời. Tôi tự hào về mẹ! Từ "MẸ" nghe thật vĩ đại mọi người nhỉ, thế nhưng mỗi người mẹ đôi khi lại là những người hết sức bình dị, xuất thân từ mọi tầng lớp trong xã hội. Tôi còn nhớ có một nhà văn nổi tiếng từng nói: "Trong tất cả các kì quan trên thế giới, kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ". Thực tế, trong lòng mỗi người, chắc ai cũng mong có những phép màu hay điều may mắn sẽ đến với đời mình, nhưng theo tôi, tất cả chúng ta đều đã nhận được một điều kì diệu mà không gì có thể so sánh bằng. Đó là tạo hóa đã ban cho chúng ta một người mẹ - một thiên thần - chỉ có 1 trong đời!
 

Câu trả lời:

Quê em ở nông thôn, ngày tết tuy không nô nức, rộn rã, ồn ào nhưng cũng tưng bừng chẳng kém gì thành phố. Những ngày đầu xuân mới ở quê em, suốt mấy năm nay vì thế mà lúc nào cũng thấy cảnh cả đất trời lẫn con người hoà hợp gắn bó thân thiết và vui vẻ lắm!

Không khí xuân hầu như bắt đầu từ trong lũ trẻ tụi em vào nửa sau tháng chạp. đến ngày hai tám hai chín hàng năm thì xóm làng đã vui vẻ lắm rồi! Lũ trẻ con, đứa nào cũng mừng vì được đi chợ tết, được sắm bao nhiêu đồ mới. Còn người lớn thì mừng vì cuộc sống ngày một khấm khá hơn. Ngày tết bắt đầu dư dả.

Đêm ba mươi tết, cả làng tụ họp ở nhà văn hoá vui vẻ ôn lại những thành quả đã qua và hồi hộp chờ đợi năm mới với những ước vọng tốt lành. Nhưng ngày tết chỉ thực sự tưng bừng bắt đầu từ sáng hôm mùng một.

Ngày tất ở quê em thường năm nào cũng hơi lành lạnh. Không khí buổi sáng đầu năm gợi cho tất cả mọi người một cảm giác quen quen. Dù trời lạnh nhưng hình như bầu trời lúc nào cũng quang và sáng. Khoảng giữa buỏi sáng kji bữa cơm thủ tục hội cả gia đình đã xong, mọi người bắt đầu kéo nhau ra đường và đi chúc tụng. Ngày hôm ấy không kể người già hay trẻ, quen hay lạ,… ai ai cũng gửi đến nhau những lời chúc chúc tốt lành. Ông bà họ hàng và những người thân quen duợc ưu tiên thời gian và ưu tiên cho những cho những lời chúc trước. Xong đâu đấy lũ trẻ chúng em bắt đầu tụ lại ở đám hội đầu làng.

Chỗ ấylà một bãi đất rộng. Giữa có trồng một cây đu rất lớn để chào người làng vad du khác. Khoảng đất còn lại bày ra bao trò chơi quen thuộc của dân gian. Những ai mê chọi gà thì chen vào giữa đám đông bên phải. ở giữa bãi, không biết người làng tuyển từ đâu về rất nhiều gà chọi. Đáng chú ý nhất là những chú gà đã được huấn luyện kì công, ra trận thi đấu mà quyết tử và dũng mãnh cứ như một võtướng ngày xưa vậy. Ai mê đánh cờ thì lại chen vào phía trái. ở đó bày la liệt những bàn cờ tướng, với không biết bao nhiêu kẻ thù. Những nước cờ, nhất là những đường cờthế biến hoá không lường cũng hấp dẫn không kém gì mấy chú gà đang trong cựa sắc bên kia.

Phía trước mặt là bãi chơi dành cho những trò thể thao khoẻ mạnh như bóng chuyền hay cầu lông. Chỗ ấy cũng tụ họp các anh chị thanh niên đang ngồi ca hát rất vui mừng. Loáng cái buổi chiều đã qua đi một ngày đầu xuân vui vẻcũng đã hết. Lũ trẻ sau bữa cơm tối lại tiếp tục họp ở bãi đất trống đầu làng cười nói nô đùa vui vẻ. Cảm giác đón xuân trên quê em thật là sung sướng. Làng quê tuy nghèo và giản dị nhưng từlúc lến lên, chưa bao giờ em thấy không khí tết lại vắng tiếng vui đùa hay đơn thuần chỉ vắng đi một chút nhịp sống ồn ào và khoẻ mạnh ấy

Câu trả lời:

Hồi này chiều nào cũng vậy, trên mảnh đất miền Đông quê em cũng ào ào xuống một cơn mưa.

Từ phía đông, lúc đầu chỉ có đôi ba mảng mây đen mọng nước xuất hiện. Rồi loáng cái, mây đen từ đâu ùn ùn dồn tới, che kín bầu trời. Cả một khối mây khổng lồ vần vụ, vần vụ lao tới như muốn úp chụp xuống mặt đất. Những tia chớp loằng ngoằng kéo theo từng tràng dài lẹt xẹt, đùng đoàng vang dội. từng bầy chim táo tác bay đi tìm nơi trú mưa. Mấy chú chó đang thơ thẩn ngoài vườn chạy vội vào nhà. Gió thổi thốc tới từng đợt, từng đợt mang theo hơi lạnh.

Từ xa mưa bắt đầu giăng hàng đổ xuống như một tấm phông khổng lồ mỏng và sẫm đục chắn ngang cả một vùng trời đất. Tiếng mưa rào rào lúc đầu còn nhỏ sau rõ dần, rõ dần rồi ào ào ngay trước mặt. Những nọc tiêu gỗ đung đưa, những cành cà phê vật vờ trong gió trong mưa. Cành lá xùm xòa của cây bơ như cái ô khổng lồ sừng sững che cho thân cây. Mưa hòa cùng gió, tung oành khắp nơi. Những sợi dây mưa dàn dạt quất chéo. Mưa tuôn sối xả. Mưa gõ lộp độp trên tàu lá chuối. Mưa nhảy múa trên mái nhà. Mưa sủi bong bóng trên sân. Mưa gập băng cả vườn. Sấm và chớp hòa nhau đốc thúc cho mưa mau hơn, dày hơn.

Mưa đến đột ngột và cũng tạnh đột ngột. Đang ào ạt đấy, mưa bỗng thưa đi. Rồi tắt luôn. Sau mưa cây cối như sáng bóng ra. Cỏ cây tươi tỉnh như con người ngày nào cũng được tắm gội một lần. Nước rút rất nhanh trong lòng đất đem lại cái mát cho gốc rễ.

Mưa đem nguồn nước và cái mát đến cho cây cối, cho muôn vật, cho mọi người để xua đi cái oi nồng.

Câu trả lời:

Ngôi trường tiểu học với mỗi chúng ta bao giờ cũng gợi lại những kỉ niệm ngây thơ và trong trắng. Dù đã bước sang lớp sáu nhưng những buổi học cuối thật sâu đậm khó phai. Hôm ấy là một ngày giữa tháng năm trời mát mẻ. ở ngoài kia trên những cây xà cừ cổ thụ tiếng ve đang náo nức rộn vang như giục giã chúng em nhanh nhanh bước vào những ngày hè lí thú. Đang ngồi tranh luận với nhau về những bài học cũ, bỗng tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng sắp song sách vở chuẩn bị cho bài học mới. Cô giáo bước vào vẫn bộ quần áo giản dị và nụ cười tươi tắn trên môi. ổn định lớp xong, cô hỏi:“Các em đã chuẩn bị bài học chưa?” “Thưa cô rồi ạ!” Chúng em đồng thanh đáp. Cô giáo kiểm tra bài cũ.Linh và Oanh đều trả lời cô dõng dạc và trôi chảy. Cô rất hài lòng, rồi chúng em bước vào bài mới. Bài học hôm nay là một bài Ngoại khóa ngữ văn.Giới thiệu đầu đề bằng một dòng chữ hoa, xong cô gợi ý vào bài học mới đầy ấn tượng:Quê hương là gì hả mẹ?Mà cô giáo dạy phải yêuQuê hương là gì hả mẹ?Mà ai đi xa cũng thấy nhớ nhiều… Các em ạ! Chúng ta ai cũng có một quê hương. Đó là nơi ta đã sinh ra và lớn lên trong niềm thương nỗi nhớ. Hôm nay chúng ta sẽ hiểu tình yêu đất nước là gì? Tình yêu đất nước bắt nguồn từ đâu qua bài ngoạikhóa văn học “Lòng yêu nước”. Những đôi mắt đen láy tròn xoe đang chăm chú nhìn lên tấm bảng đen. Đôi tay với những ngón tay búp măng của cô đang đậm tô những dòng phấn trắng. Bài học hôm ấy của chúng em là một giờ trao đổi sôi nổi về lòng yêu nước. Những cánh tay ngắn ngũn xinh xắn giơ lên liên tiếp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng mong được cô gọi đến, cũng mong được nói lên những suy nghĩ của mình về lòng yêu nước. Nhưng cả lớp chăm chú nhất vào câu trả lời của bạn Phương Nga: - Thưa cô! Lòng yêu nước bắt nguồn giản dị từ tình yêu gia đình, yêu những gì dù là nhỏ nhất của quê hương như một dòng sông hay những cánh đồng bát ngát.Cô giáo khen Phương Nga trả lời rất đúng và cho bạn điểm 10. Lớp em ai cũng thấy xốn xang. Phần thứ hai của bài học lại càng sôi nổi. Đó là phần cô giáo của chúng em tự sưu tầm rồi đọc những câu ca dao biểu hiện tình yêu quê hương đất nước. Mỗi bạn đọc một câu, cả lớp đã tạo thành một bản nhạc đa âm, một bức tranh nhiều màu sắc về lòng yêu nước. Buổi học sôi nổi, say sưa nhưng sao nhanh quá. Tiếng trống đã báo hết giờ mà trong lớp còn thấy vang vang. Buổi học kết thúc nhưng ấn tượng về nó vẫn không hề phai nhạt trong trí nhớ của mỗi chúng em. Mong sao trong những ngày sắp tới, sẽ có nhiều buổi học như thế lưu dấu lại trong em.
 

Câu trả lời:

Để thưởng cho thành tích học tập của em, chủ nhật tuần qua, ba em dẫn em đi xem đá bóng tại sân vận động Vinh Thái. Nơi đây đã diễn ra cuộc tranh tài giữa hai đội tuyển Vĩnh Long và Đồng Tháp vào lúc mười làm giờ ba mươi phút.

Sân vận động vào lúc này thật là nhộn nhịp. Khán giả đông nghẹt cả hai khán đài A và B. Các cầu thủ của hai đội đã ra sân, trông cầu thủ nào cũng to, cao khỏe mạnh với nước da màu đồng hun của dân chài lưới. Đội Vĩnh Long mặc quần áo xanh, đội Đồng Tháp mặc áo đỏ quần trắng. Cả hai đội đang đứng thành hàng ngang chính vạch vôi giữa sân. Sau khi cúi đầu chào khán giả, cầu thủ đội Vĩnh Long lần lượt bắt tay các cầu thủ Đồng Tháp trên tinh thần đoàn kết hữu nghị. Cuộc thi đấu bắt đầu bằng một tiếng còi báo hiệu của trọng tài.

Bầu trời cao xanh mênh mông, ánh nắng chan hòa cùng những làn gió từ biển Đông thổi vào làm cho tiết trời dịu lại. Đội Đồng Tháp được giao bóng trước, do đó họ có lợi thế tấn công ngay từ phút đầu. Từ phía phải, tiền vệ sô bảy nhận được bóng từ vạch vôi giữa sân do đồng đội chuyền đến, anh nhanh nhẹn cho bóng lách qua hậu vệ trái của đội Vĩnh Long rồi bằng một động tác xoay người khéo léo, anh tạt bóng qua cho số chín tiền đạo trái. Số chín đội Đồng Tháp như một con mèo vồ chuột, quả bóng dính vào chân anh như mạt sắt dính vào nam châm. Không chần chừ, anh lừa bóng qua hậu vệ đối phương và bất ngờ tung cú sút bằng chân trái vào khung thành đội Vĩnh Long. Quả bóng vừa căng vừa lắt léo, mọi người cứ ngỡ là Đồng Tháp sẽ ghi được bàn thắng đầu tiên sau ba phút đầu của hiệp một. Nhưng thủ thành đội Vĩnh Long đã phán đoán chính xác đường bay của quả bóng. Anh bật người lên cao, vươn đôi tay bắt gọn quả bóng trong tay rồi nhào người lăn một vòng, đẹp như một nghệ sĩ xiếc trong tiếng vỗ tay như sấm dậy. Không khí cuộc đấu đã bắt đầu quyết liệt. Hai đội cân tài ngang sức nên đến gần cuối hiệp một, vẫn chưa có đội nào chọc thủng lưới đối phương. Khán giả bàn tán xôn xao. Người thì cho Đồng Tháp có thể thắng, người lại bảo Vĩnh Long có nhiều cú đột phá hiểm hóc lại đá trên sân nhà nên rất lợi thế.

Đến hiệp hai, trận đấu lại càng quyết liệt hơn. Nhiều pha trông thật đẹp mắt và cũng thật hồi hộp. Những quả đánh đầu, vôlê lắt léo lắm lúc làm cho khán giả thót cả tim. Những tiếng hoan hô, la hét, cổ vũ cho đội mình ở cả hai khán đài thỉnh thoảng lại dậy lên như sấm mùa hạ. Cuộc tranh tài vẫn diễn ra ngày một gay go, quyết liệt hơn. Đến phút tám mươi bảy, cầu thủ số mười tiền đạo của đội Đồng Tháp nhận bóng từ đồng đội phía trái tạt sang đúng tầm, anh xoay người một góc chín mươi độ tung một cú sút xoáy lòng. Quả bóng chui vào góc chết bên phải, ghi bàn thắng duy nhất cho trận đấu.

Ra về, mặc dù đội nhà thất bại nhưng em cảm thấy vui vì được tận mắt theo dõi một trận đá bóng hay từ đầu đến cuối.



 

Câu trả lời:

Năm nay được lên lớp 6, lần đầu tiên tôi được tham dự lễ kỉ niệm Ngày Nhà 
giáo Việt Nam 20 - 11. Suốt buổi tối hôm trước, tôi bắt mẹ chọn cho tôi một bộ 
quần áo đẹp nhất, mẹ tôi còn chu đáo ra chợ mua cho tôi một bó hoa thật đẹp để 
ngày mai tôi đem tặng cô giáo chủ nhiệm. 
Buổi sáng hôm sau, tôi ngủ dậy sớm hơn mọi ngày, ăn sáng và mặc quần áo 
đẹp, trong lòng tôi vô cùng hồi hộp. Trước khi ra khỏi cổng tôi không quên ôm bó 
hoa tươi mà mẹ đã chuẩn bị sẵn từ tối hôm qua. Tôi tin rằng cô giáo sẽ rất thích bó 
hoa này. 
Đến cổng trường, tôi thấy bạn nào cũng ăn mặc rất đẹp và trên tay các bạn 
cũng ôm một bó hoa như tôi. Trông trường tôi lúc này như một vườn hoa với đủ 
màu sắc rực rỡ. Tôi nhìn lên hai bên cổng trường, thật bất ngờ bởi màu đỏ rực của 
những lá cờ, trong sân trường phía lễ đài đã được trang trí hết sức đẹp mắt, trên 
chiếc phông màu xanh nổi bật lên hàng chữ: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 
20-11, phía dưới có một chiếc bàn trải khăn đỏ và trên đó có một lẵng hoa to cũng 
có dòng chữ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. 
Tôi cùng các bạn tung tăng bước vào sân trường, chúng tôi ồ lên vui thích khi 
thấy các thầy cô hôm nay đẹp một cách lạ thường, cô nào cũng mặc chiếc áo dài 
thướt tha, đủ màu sắc. Trên khuôn mặt của các cô đều được trang điểm nhẹ nhàng 
nên cô nào trông cô cũng xinh tươi. Còn các thầy thì trang trọng trong bộ comle. 
Tôi thấy yêu tất cả các thầy cô. Đang mải ngắm mọi người bỗng một hồi trống 
vang lên: 
- Tùng! Tùng! Tùng!... 
Các bạn học sinh từ các nơi ùa ra trước khán đài, nhanh chóng tập trung về lớp 
mình. Chỉ một loáng sau, tất cả đã xếp thành hàng lối trật tự đâu vào đấy. Chẳng ai 
bảo ai các bạn đều im lặng chờ hiệu lệnh của thầy tổng phụ trách. 
Sau màn chào cờ và hát quốc ca, thầy hiệu trưởng ra đọc lời diễn văn trang 
trọng, sau đó thầy còn đọc một bài phát biểu dài về truyền thống và ý nghĩa của 
ngày nhà giáo Việt Nam. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe, mấy bạn mọi 
ngày vẫn hay nghịch trong giờ chào cờ hôm nay cũng im thin thít nghe thầy hiệu 
trưởng nói. Qua những lời thầy, tôi thấy hiểu hơn về ngày 20 - 11 này. 
Sau đó là đến màn văn nghệ, để có những tiết mục này các bạn và các anh chị 
đã tập luyện từ mấy tuần trước. Các chị hát rất hay và truyền cảm những bài hát ca 
ngợi thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi nên người. 
Sau mỗi tiết mục ấy cả trường lại rộn lên tiếng vỗ tay. Tiết mục văn nghệ tạm 
dừng, thầy hiệu trưởng cho phép chúng tôi được đem hoa lên tặng các thầy cô. Thế 
là tất cả mọi người ùa lên khán đài tặng các thầy cô những bó hoa tươi thắm nhất. 
Tôi cũng cố gắng len vào giữa để tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm của mình. Lúc 
đến gần cô, tôi bỗng thấy hồi hộp khác hẳn mọi ngày. Cô nhìn tôi âu yếm và khen 
bó hoa của tôi đẹp quá. Tôi vui sướng chạy về chỗ của mình. Bạn nào bạn đấy 
cũng hớn hở như tôi, cả sân trường náo nhiệt đầy tiếng nói cười rộn rã. 
Sau tiết mục tặng hoa, cô giáo Thanh, một cô giáo dạy văn rất hay, đại diện cho 
các thầy cô lên phát biểu cảm tưởng. Hôm nay trông cô xinh đẹp khác hẳn mọi 
ngày, cô mặc chiếc áo dài đỏ, khuôn mặt cô rạng rỡ, cô chỉ nói rất ngắn gọn vài lời 
nhưng vô cùng xúc động, sâu lắng. 
Sau lời phát biểu của cô Thanh là đến bác hội trưởng hội phụ huynh, trong lời 
phát biểu bác nhắc nhiều đến công lao của các thầy cô với học trò, chúng tôi nghe 
mà cảm thấy vô cùng xúc động, hoà với không khí ấy chị Linh - học sinh lớp 9 
cũng đại diện cho học sinh nói lời cảm ơn đến công lao dạy dỗ của các thầy cô 
giáo. 
Sau buổi lễ các bạn còn ùa đến chụp ảnh với các thầy cô giáo, lớp tôi ai cũng 
muốn được đứng gần cô giáo chủ nhiệm nên tranh giành, trêu nhau í ới. Cô giáo 
tươi cười đứng giữa lũ nhóc chúng tôi. 
Đến gần trưa buổi lễ mới kết thúc, mọi người ra về lòng phơi phới. Tôi tự hứa với 
lòng mình là sẽ cố gắng học tốt hơn để không phụ lòng các thầy cô. Và đó sẽ là 
buổi kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam đáng nhớ nhất của tô