Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 20
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (1)

Jackson Williams

Đang theo dõi (0)


Huyền Lê

I/

1. Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?

A. Làm tăng khối lượng vật khác.

B. Làm nóng một vật khác.

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.

D. Nổi được trên mặt nước.

2. Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

A.Than đá. B. Hơi nước.

C. Gas. D. Khí đốt.

3. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

A. Năng lượng khí đốt. B. Năng lượng gió.

C. Năng lượng thuỷ triều. D. Năng lượng mặt trời.

4. Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là

A. nhiệt năng. B. quang năng.

C. hoá năng. D. cơ năng.

5. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.

B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.

C. Chỉ có động năng và thế năng.

D. Chỉ có động năng.

6. Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách

A. di chuyển nhiên liệu. B. tích trữ nhiên liệu.

C. đốt cháy nhiên liệu. D. nấu nhiên liệu.

7. Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng

A. nhiệt năng. B. hoá năng.

C. thế năng hấp dẫn. D. thế năng đàn hồi.

8. Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

II/

1. Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuỵển hoá

A. cơ năng thành điện năng. B. điện năng thành hoá năng.

C. nhiệt năng thành điện năng. D. điện năng thành cơ năng.

2. Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng.

A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng.

B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.

C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.

D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

3.Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đu vì

A. quả bóng bị Trái Đất hút.

B. quả bóng đã bị biến dạng.

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.

D. một phn cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng.

4. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?

A. Máy quạt. B. Bàn là điện.

C. Máy khoan. D. Máy bơm nước.

5. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng h điện tử chạy bằng pin?

A. Cơ năng. B. Nhiệt năng.

C. Hoá năng. D. Quang năng.

6.Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng

A. luôn được bảo toàn. B. luôn tăng thêm.

C. luôn bị hao hụt. D. tăng giảm liên tục.

7. Hãy kể tên các thiết bị/dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp.

8. Sử dụng đng h đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đng h chỉ 2,5 kW.h.Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4 kw.h. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không?

 

Huyền Lê

1. Phát biểu nào sau đâỵ không đúng?

A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.

D. Lực là nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.

2. Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng?

A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.

B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng.

C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.

D. Quả bóng không bị biến đổi.

3. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà quả bóng tác dụng vào mặt tường

A. làm mặt tường bị biến dạng.

B. làm biến đổi chuyển động của mặt tường.

C. không làm mặt tường biến dạng.

D. vừa làm mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của mặt tường.

4. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.

B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.

C. Viên bi sắt bị búng và lăn về phía trước.

D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại.

5. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre.

B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của cọc tre.

C. Chỉ làm biến dạng cọc tre.

D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

6. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.

B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.

C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

7. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.

C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

8. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết

A. trọng lượng của vật đó.

B. thể tích của vật đó.

C. khối lượng của vật đó.

D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

9. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo đang rơi từ trên cây xuống.

10. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.

C. Giọt mưa đang rơi.

D. Bạn Na đóng đinh vào tường.

11. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo.

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn.

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

12. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.

B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.

C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.

D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm.

13. Phát biểu nào sau đâỵ nói về lực ma sát là đúng?

A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.

B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

C. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.

14. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.

B. ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh (thắng).

C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.

D. xe đạp đang xuống dốc.

15. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có

A. trọng lực. B. lực hấp dẫn.

C. lực búng của tay. D. lực ma sát.

16. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?

A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.

B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.

C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.

D. Ma sát giữa má phanh vối vành xe.

17. Đặt vật trên một mặt bàn nằm ngang, móc lực kế vào vật và kéo sao cho lực kế luôn song song với mặt bàn và vật trượt nhanh dần. Số chỉ của lực kế khi đó

A. bằng độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật.

B. bằng độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lê vật.

C. lớn hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

D. nhỏ hơn độ lớn lực ma sát trượt tác dụng lên vật.

18. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

C. Lực ma sát chỉ xuất hiện khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác.

D. Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.

19. Một lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi xe phanh.

C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn.

D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

20.  Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

A. Một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng.

B. Khi viết phấn lên bảng.

C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

D. Trục ổ bi ở quạt trần đang quay.

cíu mik với mấy bn ơi