Bài 13: Trộn lẫn 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% với 200gam dung dịch H2SO4 19,6%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được kết tủa A và dung dịch X.
a. Tính khối lượng kết tủa A thu được.
b. Dung dịch X chứa chất tan nào? Tính khối lượng của từng chất tan trong X?
Bài 14: Cho 200 gam dung dich Ba(OH)2 17,1% tác dụng với 300gam dung dịch HCl 7,3%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A. Nhúng quỳ tím vào dung dịch A thì quỳ tím đổi màu như thế nào Giải thích?
Bài 15: Cho 200 gam dung dịch HCl 7,3% tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch Ba(ỌH)2 x%. Tính giá trị của x?
Bài 16: Cho 200 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1% tác dụng với 250ml dung dịch HCl 2M sau phản ứng thu được dung dịch X. Xác định các chất tan có trong X? Cho biết dung dịch X làm quỳ tím đổi màu như thế nào?
Bài 17: Cho 200 gam dung dịch HCl 7,3% tác dụng vừa đủ với 200 gam dung dịch Ba(ỌH)2 x%. Tính giá trị của x?
Bài 3: Cho các bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2, Al(OH)3, KOH, Fe(OH)2.
Hãy viết các PTHH xảy ra (nếu có) của các bazơ trên với:
a. Với axit HCl.
b. Với axit H2SO4.
Bài 4: Cho các chất có CTHH sau: Fe, Ba(OH)2, SO2, Cu, MgSO3, Cu, NaOH, BaCl2, Al2O3,Fe(OH)3, Ba(NO3)2. Hãy viết các PTHH xảy ra (nếu có) của các bazơ trên với axit H2SO4.
Bài 1: Cho các kim loại sau: Ca, Al, Mg, Ag, Fe, K, Zn, Cu, Na.
Hãy viết các PTHH xảy ra (nếu có) của các kim loại trên với:
a. Axit HCl.
b. Axit H2SO4.
Bài 2: Cho các oxit sau: CaO, SO2, CuO, K2O, N2O5, MgO, NO, Al2O3, Fe2O3, BaO.
Hãy viết các PTHH xảy ra (nếu có) của các kim loại trên với:
a. Axit HCl.
b. Axit H2SO4.