Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 432
Điểm GP 225
Điểm SP 635

Người theo dõi (33)

nguyễn thế
DSQUARED2 K9A2
sgfr hod

Đang theo dõi (1)

IloveEnglish

Câu trả lời:

1. Săn bắt các động, thực vật hoang dã; phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép, du canh; chất thải nông nghiệp, công nghiệp chưa qua xử lí gây ảnh hưởng đến môi trường; các hiện tượng tự nhiên, thiên tai (núi lửa, sóng thần, động đất,...)
2. Trồng rừng, phủ xanh đồi trọc; giảm săn bắt động,thực vật; cung cấp thêm môi trường sống tự nhiên cho thực, động vật...
3. (TK)

- Trong tư nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên: San hô, hải quỳ

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển: các rạn san hô là nơi ở cho nhiều sinh vật biển

- Đối với đời sống : + Làm đồ trang trí , trang sức : San hô

+ Làm thưc phẩm có giá trị : Sứa sen, sứa rô

+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.

+ Cung cấp nguyên liệu đá vôi: San hô đá

- Tác hại: + Một số loài gây độc và ngứa cho con người: Sứa

+ San hô tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.

Ngành giun:

- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

Ngành thân mềm:

- Lợi ích: + Làm thực phẩm cho con người: trai, sò, ốc,hến.....

+ Nguyên liệu xuất khẩu: sò huyết, mực nang, mực ống,....

+ Làm thức ăn cho động vật: ốc bươu vàng, ốc vặn, hến...

+ Làm sạch môi trường nước: trai sò, hến....

+ Làm đồ trang trí, trang sức: ngọc trai, vỏ ốc, vỏ sò...

+ Hóa thạch của 1 số loài ốc có giá trị về mặt địa chất

Ngành chân khớp:

- Ích lợi: + Cung cấp thực phẩm cho con người: tôm, cua, châu chấu,

+ Là thức ăn của động vật khác: châu chấu, tép, tôm

+ Làm thuốc chữa bệnh: mật ong, bọ cạp

+ Thụ phấn cho hoa: ong, bướm

+ Làm sạch môi trường: bọ hung

+ Xuất khẩu:tôm hùm, tôm càng xanh, cua nhện…

- Tác hại: + Làm hại cây trồng: sâu đục thân, đục quả, sâu cuốn lá…

+ Làm hại cho nông nghiệp: châu chấu, sâu bọ

+ Hại đồ gỗ, tàu thuyền: sun, mọt

+ Là vật trung gian truyền bệnh.

Câu trả lời:

Tham Khảo:

Exploring field has been invested in centuries and some people believe that field touristry would be evolved in the future. Although there are inherent problems associated with travelling beyond the Earth, it is a fundamentally positive evolution.

On the one hand, the development of technology and competition between nations affects the Earth. In current years, almost all countries in the world have set up constant satellites and processed space travel to explore other planets, leading to plenty of space refuses. Some satellites which not being controlled could create collisions. It makes developing space tourism more difficult to ensure the safe for tourists in the future. In addition, growing space travel would need a lot of money that could used to invest in other fields. It might create for significant growth distance between developed countries and developing countries.

Despite the negatives mentioned above, I believe that progressing space tourism is a welcome development for  various reasons. Firstly, science is spreading, and exploring space is more possible. Problems involving space refuse could be resolved appropriately. Secondly, space tourism might help people see things that they have not seen before and could attract wealthy people who would like to experience new things. Therefore, it supports  countries’ development. Furthermore, space travel is fundamental to get further targets that will be found on new planets that could maintain people's survival to solve overpopulation on  Earth. 

In conclusion, I believe growing space tourism  to be a positive development overall because it could handle population pressures and contribute to economic development.

Câu trả lời:

Được theo bà, theo mẹ đi chợ nhất là chợ Tết ở quê là niềm vui của những đứa trẻ chúng tôi. Không phải những khu chợ sầm uất, tiện nghi của thành phố mà là phiên chợ quê gắn với kỉ niệm tuổi thơ tôi mỗi mùa Tết về quê ngoại. Cứ mỗi lần nhắm mắt lại để thả trí tưởng tượng của mình về những phiên chợ ấy, lòng tôi lại nhớ da diết từng hình ảnh quen thuộc của quê hương.

Tết năm nào tôi cũng về ngoại từ rất sớm, lúc những cơn mưa phùn đầu xuân bắt đầu giăng mắc đường thôn ngõ xóm. Mưa hay nắng, ngoại vẫn dậy từ rất sớm để nhóm cho ông bếp lửa sưởi ấm rồi nướng cho tôi vài củ khoai lên mật. Trời tờ mờ sáng, ngoại đã gọi tôi dậy cùng đi chợ. Người đi chợ từ các ấp đổ về khiến con đường làng trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Những gánh hàng kẽo kẹt, những chiếc xe đạp, xe máy chở rau, củ từ nhà ra chợ bán nối đuôi nhau. Các gian hàng của chợ Tết họp từ rất sớm. Chợ quê nằm khiêm tốn trên một khoảnh đất trống phía sau ủy ban nên không có dãy gian hàng kiên cố nhưng hôm nay cũng dềnh dang ra mãi đầu đường. Bắt đầu là các dãy hàng hoa đủ sắc màu, rực rỡ và không thể thiếu được sắc đào phai hây hẩy trong gió sớm mùa xuân.

Tôi và bà đến chợ khi các gian hàng dường như đã bày bán từ lâu và người mua kẻ bán tấp nập. Bọn trẻ theo bà, theo mẹ đi chợ đứa nào cũng mặc quần áo mới, khuôn mặt sáng bừng chứ không còn vương nét ngái ngủ như những ngày thường phải dậy sớm đi học. Tôi cũng diện một bộ áo dài màu đỏ trong số mấy bộ áo dài bố mẹ mua cho từ mấy tuần trước đó vì bà nói hai bà cháu sẽ chụp một bức ảnh kỉ niệm ở mấy gian hàng bán hoa đào. Mới đến chợ, bà đã dẫn tôi vào một gian hàng bánh, với đầy bánh tét, bánh ú, bánh chuối thơm phức được gói khéo léo. Tôi thích nhất là món xôi lá cẩm được bọc cẩn thận trong chiếc lá chuối chỉ có ở quê mình. Cảm giác mùi thơm của lá cẩm hòa quyện vào vị béo béo của nước cốt dừa thêm chút đậu phộng thơm lừng chẳng bao giờ tôi tìm thấy ở đâu món xôi ngon đến vậy. Nắm xôi khiến tôi ấm cả cõi lòng và còn vương vấn tận lúc tôi theo bà vào gian hàng rau củ ở đầu chợ để chọn lá rong về gói bánh chưng. Tôi thích ngắm những bó lá là lượt, xanh mướt như còn đọng giọt sương đêm. Bà tôi cùng một số cô bác vừa trò chuyện vừa tươi cười vì chọn được những bó lá ưng ý và không quên chọn thêm bó lá mùi để về nấu nước tắm, nước rửa mặt vào ngày Tất niên và mồng một đầu năm. Đi vài bước nữa là tới gian hàng trái cây của chú Minh gần nhà và nhiều tiểu thương khác nữa. Mọi người chọn những trái bưởi vàng ươm, những chùm quất vàng như mật, và nhiều loại quả khác để về bày mâm ngũ quả. Đứng ở đây, tôi thấy những chùm vải đỏ xếp xít những chùm chôm chôm rực rỡ làm sáng bừng cả khu chợ. Mùi sầu riêng hòa quyện vào mùi măng cụt, mít nghệ khiến người mua khó chối từ. Vào giữa chợ là những sạp hàng bán thịt, cá. Các sạp hàng này cũng nhiều hàng hơn mọi ngày. Tiếng người bán, người mua ồn ào cả khu hòa vào tiếng trò chuyện, chào hỏi của những người đi chợ gặp nhau khiến buổi sáng cuối năm càng thêm rộn ràng.

Chợ ngày Tết không vãn khi mặt trời dần lên cao như mọi ngày mà còn đông hơn khi nãy, nhiều đứa trẻ nắm tay mẹ đi chợ mang theo bao niềm háo hức và mong đợi. Chúng thích thú khi cùng mẹ đến các gian hàng đồ chơi và quà bánh. Thường bọn trẻ ở quê hay được bố mẹ mua quần áo mới lúc đầu năm học và sắp tết nên hôm nay sạp quần áo cũng đông hơn, rực rỡ hơn ngày thường. Bà ghé gian hàng cá của cô Lành, một người bà con xa của tôi. Cá rô, cá lóc đồng đang vẫy đuôi bơi trong chiếc thau to đặt dưới đất. Cô chọn cho bà một con cá chép thật to béo để bà về làm lễ dâng mâm bồng lên bàn thờ Tổ tiên. Tôi cùng bà ra về mà vẫn còn nhiều lưu luyến với không khí đặc biệt của chợ Tết quê hương.

Tôi đã đi rất nhiều buổi chợ nhưng chẳng có phiên chợ nào khiến tôi vui như đi chợ Tết cùng bà. Ở đây, có những thứ không thể mua được ở thành phố như một lời chào hỏi, một nụ cười thân quen, một không khí náo nức rất riêng của vùng quê cả năm lam lũ có một dịp nghỉ ngơi, sum họp. Phiên chợ Tết sẽ mãi là kỉ niệm đẹp của tôi gắn liền với hình ảnh một vùng quê thanh bình và người bà hiền lành, phúc hậu.