Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 23
Điểm GP 0
Điểm SP 13

Người theo dõi (1)

Kuroshi_Maka

Đang theo dõi (2)


Câu trả lời:

Tham khảo 

 Chữ người tử tù là một ánh văn chương đặc sắc kết tinh lý tưởng thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân. Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong nhà giam là phần sáng tạo đặc sắc nhất trong thiên truyện này. Qua đây khí phách hiên ngang và thiên lương của Huấn Cao.

   Truyện được dựng trên một tình huống oái ăm, đầy kịch tính đó là cuộc tương phùng kỳ ngộ của những liên tài tri kí giữa chốn ngục tù xoay quanh việc xin chữ và cho chữ của tử tù, quản ngục và thây thơ lại. Là người nắm giữ quyền lực nơi để lao tăm tối, quản ngục và thầy thơ lại lại rất yêu cái đẹp, trong cái tài. Là người có tài viết chữ đẹp mà cả đời quản ngục ngưỡng mộ nhưng cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình đã bao lần "Bẻ khoá vượt ngục", Huấn Cao xuất hiện giữa để lao trong vai một tử tù đang chờ ngày lĩnh án. Cuộc gặp gỡ của những nhân cách cao đẹp này trở thành cuộc đối đầu giữa tử tù và cai ngục. Thư pháp vốn là một môn nghệ thuật cao sang. Lẽ thường không bao giờ có cánh thưởng thức nghệ thuật ấy ở nơi chết chóc, tối tăm, bẩn thỉu. Vậy mà việc cho chữ của Huấn Cao lại diễn ra vào đêm cuối cùng của cuộc đời tại nhà ngục như thế Về thời gian: cảnh cho chữ không diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật mà lại diễn ra ở nhà tù áp  khẳng định sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân miêu tả hai lần cái "ánh sáng đỏ rực", "cái lửa đám cháy rừng rực"... Ánh sáng ấy đã xua tan đẩy lùi bóng tối dày đặc trong phòng giam buổi đêm, ánh sáng của lương tri, thiên lương đã xua tan đẩy lùi bóng tối của bạo tàn chính tại nơi ngục tù này. Anh sáng ấy đã khai tâm, cảm hoá những con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiên.

    Huấn cao là một con người văn võ toàn tài. Huấn Cao là kẻ sĩ tài tử, tài hoa được nhiều người mến mộ. Chữ của ông Huấn là "một báu vật trên đời", tượng trưng cho cái đẹp, cái cao quý trong thiên hạ. Nổi bật trên nền thời gian, không gian, ánh sáng đặc biệt ấy là hình ảnh tử tù "cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô từng nét chữ" như đang dồn hết sinh lực để cho ra đời những con chữ "vuông tươi tắn, nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người"... Rồi còn dõng dạc khuyên bảo, răn dạy đạo lý, cách sống với ngục quan. Đó là tư thế làm chủ, tự tin, đường hoàng của một nghệ sĩ tài hoa đang chuyển giao cái đẹp, bất tử hoá cái Đẹp. Việc Huấn Cao tặng chữ quản ngục vào đêm cuối cùng trước ngày ra pháp trường không chỉ để đền đáp một tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" mà còn là hành động lưu giữ bảo tồn truyền thống văn hoá đồng thời truyền bá khát vọng tự do, chuyển giao nhân cách tự do. Tương phản với tư thế, hành động ấy viên quản ngục thì "khúm núm" cất từng đồng tiền kẽm đánh dấu Ô chữ đặt trên phiến lụa óng, còn thầy thơ lại "run run bưng chậu mực". Sau khi nghe lời khuyên chân tình "tìm chỗ khác mà ở... để giữ lấy thiên lượng cho lành vững... kẻo nhem nhuốc đi cái đời lương thiện..." của Huấn Cao, ngục quan cảm động vái tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!" Đúng là một cảnh thọ giáo thiêng liêng giữa người cho chữ và người nhận chữ với sự chuyển hoá quyền lực rõ rệt. Quyền lực không thuộc về kẻ nắm giữ xiềng gông mà thuộc về cái Đẹp và người sáng tạo ra cái Đẹp. Từ sự chuyển giao quyền lực này - Tài hoa - Khí phách - Thiên lương của Huấn Cao cứ rực sánLời khuyên dạy đĩnh đạc của Huấn Cao nơi cuối truyện có khác gì một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử! Đó cũng chính là lời nhắn nhủ của Nguyễn Tuân với bạn đọc: Cái Đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng cái Đẹp không thể sống chung với cái Ác; Muốn thưởng thức cái đẹp phải có thiện lương. Lơid khuyên đấy đã cho thấy được một tâm hồn lương thiện của Huấn Cao. 

  Đêm cuối trước ngày ra pháp trường trong tư thể cổ đeo gông chân vướng xiềng , vậy mà Huấn Cao vẫn ung dung điểm tô bức thư pháp. Đó là những con chữ thể hiện hoài bão tung hoành ở đời mỗi người: Ngày hôm sau lên đoạn đầu đài, vậy mà ông vẫn ung dung dành cái đêm của cuộc đời mình, dành những thời khắc cuối cùng ấy để ung dung sáng tạo vẻ đep cho đời. Huấn Cao giống như một ngôi sao băng trước khi từ biệt vũ trụ vẫn để lại một vệt sáng cho đời, một luồng ánh sáng rạng rỡ tuyệt vời.

  Huấn Cao chính là người đại diện cho cái đẹp và thiên lương trong sáng. Chính con người ông đã cho chúng ta thấy rằng cái đẹp luôn tồn tại trong mọi hoàn cảnh. Và tâm hồn của bạn sẽ không bao giừo bị ô uế nếu bạn không cho phép