Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Thái Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 98
Điểm GP 2
Điểm SP 81

Người theo dõi (13)

Aaron Lycan
Mạnh:)
Bò Sữa

Đang theo dõi (1)

Phạm Vĩnh Linh

Câu trả lời:

1, Tác giả là Nguyễn Trãi. Thể loại: Cáo

2, PTBĐ: Nghị luận

3, Đoạn trích nói lên niềm tự hào của đất nước Đại Việt khi được sánh ngang vs các triều đại phương Bắc

4, Nhân là người, nghĩa là tình nghĩa, tình thương, nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người

5,Tham khảo:

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lý. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:

6, Các yếu tố là : lãnh thổ, chủ quyền ,văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán và nhân tài

Vì: Các cụm từ “từ trước”, “vốn ” nhấn mạnh tính lâu đời của dân tộc. Tiếp nối là “đã chia”, “phong tục… cũng khác” như vạch rõ ranh giới khác biệt của bờ cõi hai nước, không thể nhầm lẫn. Tất cả như khẳng định lại tính hiển nhiên, vốn có, sự lâu đời của nền độc lập nước ta. Sau đó, Nguyễn Trãi đã điểm danh các triều đại của nước ta “Triệu, Đinh, Lí, Trần” song song với các triều ở phương bắc “Hán, Đường, Tống, Nguyên”. Cách dùng từ “xưng đế một phương” như chỉ sự ngang hàng, không thua kém dù chúng ta chỉ là một nước nhỏ. Từ xưa, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Tuy nhiên, từ đời nhà Ngô, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế, nhấn mạnh sự ngang hàng của hai nước. Biện pháp liệt kê cũng như câu đối của tác giả càng khiến chúng ta cảm nhận được rõ hơn tầm vóc của cả hai nước. Trong bài cáo, Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc: “hào kiệt đời nào cũng có”. Nghệ thuật liệt kê lại được vận dụng để nhấn mạnh sự thất bại của kẻ thù, : “Lưu Cung… thất bại”, “Triệu Tiết … tiêu vong”, “bắt sống Toa Đô”, “giết tươi Ô Mã”, nhấn mạnh chủ quyền dân tộc. Ở cuối đoạn, “chứng cớ còn ghi” như lần nữa nhấn mạnh lại nền độc lập dân tộc, như chỉ rằng chứng cớ ghi rõ, chối cũng không được.

8, Có thể nói Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc! Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đại Việt là quốc gia có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có truyền thống kịch sử chống xâm lăng đã mấy ngàn năm. Lũ giặc cướp nước xâm phạm đến nước ta, chúng nhất định sẽ chuốt lấy bại vong. Những yếu tố đó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Đoạn đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả. Có thể nói Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca về lòng yêu nước. Tính chất hùng tráng thể hiện rõ trong từng câu, từng chữ gây xúc động mạnh mẽ, thấm thiết.