Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 18
Số lượng câu trả lời 3
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (1)

Jackson Williams

Đang theo dõi (0)


Giúp vs ạ . Cảm ơn trc 

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“ Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm..

Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau

sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn

mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức

người khỏ lòng địch nổi với sức trời! Thế để không sao cự lại được với thể

nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất."

                                                                                      (Văn 7 – Tập 2,NXBGD)

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Nội dung của đoạn văn trên.

Câu 3. Chỉ ra câu văn có sử dụng phép liệt kê và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

Câu 4. Đoạn trích giúp em cảm nhận được gì về thái độ của tác giả

Câu 5 : Viết đoạn văn khoảng 8 câu, nêu cảm nhận của em về giá trị nhân đạo được thể hiện trong văn bản có đoạn trích đã cho ở phần Đọc - hiểu.

Câu 6. Từ đoạn trích trên, theo em chúng ta cần làm gì để hạn chế và giảm thiểu tác hại của lũ lụt?

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng vào bài làm.

Câu 1. Đoạn văn sau đã sử dụng mấy câu rút gọn: “Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”(Trích “Cô Tô” - Nguyễn Tuân)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 2. Câu đặc biệt nào sau đây thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng?

A. Chao ôi! B. Hỡi ơi! C. Lại một đợt bom. D. Gần một giờ đêm.

Câu 3. Dòng nào không phải là trạng ngữ trong câu: “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.” (Trích “Cây tre Việt Nam” - Thép Mới)

A. Dưới bóng tre xanh B. Đã từ lâu đời C. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời D. Người dân cày Việt Nam

Câu 4. Trong các câu sau câu nào là câu chủ động?

A. Mọi người yêu mến em. B. Ngôi nhà ấy vừa hoàn thành. C. Cả lớp em được nhà trường khen. D. Quyển sách được viết xong năm 1990.

Câu 5. Việc rút gọn thành phần chủ ngữ trong câu tục ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở.” nhằm mục đích

A. làm cho câu gọn hơn. B. thông tin được nhanh hơn. C. tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. D. ngụ ý hành động, đặc điểm nói đến trong câu là của chung mọi người.

Câu 6. Đoạn văn sau có mấy câu đặc biệt: “Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”( Nam Cao)?

A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn

Câu 7. Câu văn: “Sản phẩm này khách hàng rất ưa chuộng.” là câu gì? A. Câu chủ động B. Câu bị động C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt

Câu 8. Câu có thành phần trạng ngữ chỉ thời gian là:

A. Ngoài sân, học sinh đang nô đùa. B. Bằng chiếc xe đạp cũ, nó đến trường. C. Mùa xuân,cây cối đâm chồi nảy lộc. D. Để cha mẹ vui lòng, em cố gắng học giỏi. Giúp vs ạ