Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi,tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất
: Gọi tên, chỉ rõ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu văn đàu tiên ở đoạn trích trên?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Câu 1: Trong câu thứ 2 của đoạn văn có 1 hình ảnh so sánh chỉ ra hình ảnh so sánh đó và nêu tác dụng của nó?
Câu 2Trong câu 2 của đoạn văn có 1 phép liệt kê, chỉ ra phép liệt kê và nêu tác dụng của nó?
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa,trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ thương con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân’’
1,Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
2,Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác giả?
3,Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
4,
Nêu nội dung của đoạn văn?
5,Tìm phép điệp ngữ có trong đoạn văn và cho biết nó thuộc dạng điệp ngữ nào? Nêu tác dụng?