Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 41
Số lượng câu trả lời 2
Điểm GP 0
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


- Bẩm bà, bà dạy thế thật oan cho con quá. Trời để con sống bằng này tuổi đầu, con còn dám lừa lọc hay sao? Thật có trời trên kia làm chứng, nếu con quả định đến đây để dỗ dành cháu về để đem cho người khác thì trời cứ vật chết con đi! Con chỉ xin bà cho được trông thấy cháu, bà cháu chơi với nhau một lúc. Cũng chẳng còn mấy chốc nữa mà con chết, con cũng tưởng đi chơi dối già một bận…

 

- Nó không đuợc rỗi mà chơi với bà. Chẳng chơi bời gì cả! Bà đã trót lên thì vào đây, tôi cho một bữa cơm. Bận sau thì đừng vẽ con khỉ nữa. Nhà tôi không có thói phép cho chúng nó như thế được. Con tôi đi học tận Hà Nội, dễ tôi cũng phải nay ra chơi, mai ra chơi với nó đấy! Đã đi ở mà còn không biết phận… Chơi với bời!…

 

Môi bà lại chiệp chiệp và xìa ra…

 

Cái đĩ vừa trông thấy bà, mừng rối rít. Nó cười rồi nó khóc chẳng biết vì sao cả. Nhưng đôi mắt khoằm khoặm của bà phó Thụ dội nước vào lòng nó. Nó tự nhiên ngượng nghịu. Nó không dám xoắn xuýt bà nó nữa. Nó cúi đầu, khẽ hỏi:

 

- Bà đi đâu đấy?

 

- Bà đến xin bà phó một bữa cơm ăn đây! Bà đói lắm.

 

Câu nói rất thật thà ấy, bà lão dùng giọng đùa mà nói. Như thế người ta gọi là nửa đùa nửa thật. Một cách lấp liếm cái ý định của mình bằng cách nói toạc nó ra. Cái đĩ bế em, dắt bà ra đầu chái, để không bị ai nhìn nữa…

 

 

Bà phó chẳng nói nửa lời, bê lấy bát cơm ăn. Mặt bà vẫn hầm hầm. Lũ con gái, con nuôi, con ở, biết hiệu, vội vàng cũng làm theo. Chậm một tí, bà chửi cho phải biết! Có khi bà hắt cả bát cơm vào mặt. Bà lão nhìn vòng quanh một lượt, rồi cũng cất bát cơm lên:

 

- Mời bà phó…

 

Nhưng bà vừa mới há mồm ra thì bà phó đã cau mặt quát:

 

- Thôi, bà ăn đi! Đừng mời!

 

Bà lão vội vàng ăn ngay. Nhưng họ ăn nhanh quá. Mọi người đều lặng lẽ, cắm cúi, mải mốt. Đôi đũa này lên lại có đôi khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp tăm tắp. Tay bà lão lờ rờ, không biết lợi dụng lúc nào để gắp rau vào bát mắm. Lập cập quá, bà đánh rơi cả mắm ra ngoài bát. Bà phó lại cau mặt, gắt:

 

- Sẻ riêng cho bà ấy một bát mắm, để ra cạnh mâm cho bà ấy!

 

Một cô vội làm ngay. Từ đấy, bà lão dễ xoay xở hơn một chút. Nhưng bà mới ăn chưa hết hai lượt cơm thì bà phó đã quăng bát đũa xuống đất. Chỉ một thoáng sau, mọi nguời khác cũng thôi. Họ thôi gần đều một lượt. In như bà mẹ ra hiệu cho họ vậy. Thật ra thì lệ mỗi người chỉ được ăn có ba vực cơm thôi. Mà phải ăn nhanh để còn làm. Nhưng bà lão nhà nghèo, đã quen sống vô tổ chức, làm gì hiểu trong những nhà thừa thóc, thừa tiền, lại có sự hạn chế miệng ăn như vậy? Bà đoán rằng họ khảnh ăn. No dồn, đói góp. Người đói mãi, vớ được một bữa, tất bằng nào cũng chưa thấm tháp. Nhưng người no mãi, người ta có cần ăn nhiều lắm đâu. Vậy thì bà cứ ăn. Ăn đến kì no. Đã ăn rình thì ăn ít cũng là ăn. Đằng nào cũng mang tiếng rồi thì dại gì mà chịu đói? Bà ăn nữa thật. Cái đĩ ngượng quá, duỗi cổ ra, trợn mắt, nuốt vội mấy miếng cơm còn lại như một con gà con nuốt nhái. Rồi nó buông bát đũa. Bà bảo cháu:

 

- Ăn nữa đi, con ạ. Nồi còn cơm đấy. Đưa bát bà xới cho.

 

Nó chưa kịp trả lời thì bà phó đã mắng át đi:

 

- Mặc nó! Nó không ăn nữa! Bà ăn bằng nào cho đủ thì cứ ăn!

 

À! Bây giờ thì bà lão hiểu. Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khí tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. Bà kéo cái nồi vào lòng, nhìn, và bảo con bé cháu:

 

- Còn có mấy hột để nó khô đi mất. Tao vét cho mày ăn nốt đi kẻo hoài, đĩ nhé?

 

- Khô mặc kệ nó! Bà có ăn được hết thì ăn đi, đừng bảo nó. Nó không ăn vào đâu được nũa. Ăn cho nó nứt bụng ra thì ăn làm gì?

 

Bà phó vội gắt gỏng bảo thế. Ừ, thì bà ăn nốt vậy! Bà cạo cái nồi sồn sột. Bà trộn mắm. Bà rấm nốt. Ái chà! Bây giờ thì bà no. Bà bỗng nhận ra rằng bà no quá. Bụng bà tưng tức. Bà nới thắt lưng ra một chút cho dễ thở. Bà tựa lưng vào vách để thở cho thoả thích. Mồ hôi bà toát ra đầm đìa. Bà nhọc lắm. Ruột gan bà xộn xạo. Bà muốn lăn kềnh ra nghỉ, nhưng sợ người ta cười, cố gượng. Ôi chao! Già yếu thì khổ thật. Đói cũng khổ mà no cũng khổ. Chưa ăn thì người rời rã. Ăn rồi thì có phần còn nhọc hơn chưa ăn. Ôi chao!…

 

Xế chiều hôm ấy, bà lão mới ra về được. Bà bảo: về muộn cho đỡ nắng. Thật ra thì bà tức bụng, không đi nổi. Mà bà uống nhiều nước quá. Uống bằng nào cũng không đã khát. Bà chỉ càng thêm tức bụng. Đêm hôm ấy, bà lăn lóc rất lâu không ngủ được. Bà vần cái bụng, bà quay vào lại quay ra. Bụng bà kêu ong óc như một cái lọ nước. Nó thẳng căng. Bà thở ì ạch. Vào khoảng nửa đêm, bà thấy hơi đau bụng. Cơn đau cứ rõ thêm, cứ tăng dần. Chỉ một lúc sau, bà đã thấy đau quắn quéo, đau cuống cuồng. Rồi bà thổ. Rồi bà tả. Ôi chao! Ăn thật thì không bõ mửa. Bà tối tăm mặt mũi. Đến khi bệnh tả dứt thì bà lại sinh chứng đi lị. Ruột bà đau quằn quặn. Ăn một tí gì cũng đau không chịu được. Luôn nửa tháng trời như vậy. Rồi bà chết. Bà phó Thụ, nghe tin ấy, bảo: “Bà chết no”. Và bà dùng ngay cái chết ấy làm một bài học dạy lũ con gái, con nuôi:

 

- Chúng mày xem đấy. Người ta đói đến đâu cũng không thể chết nhưng no một bữa là đủ chết. Chúng mày cứ liệu mà ăn tộ vào!…

Câu 1 Theo bà phó Thụ, vì sao bà của cái đĩ lại chết 

Câu 2 Chỉ ra sự thay đổi điểm nhìn và tác dụng của sự thay đổi ấy trong đoạn trích sau ''Người ta đứng lên tất cả rồi. Chỉ còn mình bà lão ngồi ăn với bà phó Thụ ngồi lại để lườm với nguýt. Nhưng bà lão còn thấy đói. Còn cơm mà thôi ăn thì khí tiếc. Vả đã đi ăn chực thì còn danh giá gì mà làm khách. Bà cứ ăn như không biết gì. Đến khi bà đã tạm no, thì cơm vừa hết. Chỉ còn một ít bám dưới đáy và chung quanh nồi. Bà vẫn tiếc. ''

Câu 3 Xác định chủ đề văn bản 

Câu 4 Nhận xét ý nghĩa nhan đề truyện ngắn ''1 bữa no''

Câu 5 Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất ?Vì sao?

Top 4 kỹ năng có thể học từ ghế nhà trường

 Thích ứng với sự thay đổi, giao tiếp, quản lý thời gian... là những kỹ năng bạn trẻ hoàn toàn có thể trang bị cho mình ngay khi còn trên ghế nhà trường.

Kỹ năng thích ứng

Làm việc giờ giấc tự do, bạn làm được. Làm những công việc gò bó thời gian, bạn cũng làm được. Làm với người "tốc độ", bạn làm được. Làm với người thứ gì cũng chuẩn bị kỹ càng mới làm, bạn cũng làm được. Ấy chính là kỹ năng thích ứng với sự thay đổi.

Đây là một kỹ năng quan trọng mà nhiều người không chú ý. Câu hỏi là bạn có thể rèn luyện kỹ năng này bằng cách nào?

Xin thưa, từ chính những hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ, thiện nguyện. Bạn tham gia thực sự, dấn thân và học hỏi, bạn sẽ sớm luyện cho mình thuần thục kỹ năng thích ứng với sự thay đổi. Còn nếu không, làm việc chừng hai, ba tháng, bạn lại nhảy việc vì lý do môi trường không phù hợp.

Tại sao bạn cố gắng thay đổi môi trường mà không cố gắng thay đổi bản thân trước tiên?

Kỹ năng giao tiếp

Đây là một kỹ năng quan trọng tiếp theo trong công sở. Hoạt động đội nhóm không chỉ giúp bạn luyện kỹ năng thích ứng với sự thay đổi mà còn giúp bạn cải thiện đáng kể kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cũng vô cùng cần thiết trong công việc.

H.N. và T.L. cùng xin vào thực tập ở một công ty du lịch. Cuối đợt thực tập, tuy đều hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhưng chỉ L. được mời ở lại làm việc. Lý do là L. thường xuyên trò chuyện, thăm hỏi các anh chị khác trong khi N. đến chỗ làm chỉ cắm đầu vào máy tính vì không tự tin khi giao tiếp.

Dám giao tiếp, giao tiếp khéo là những từ khóa quan trọng giúp bạn xây dựng thiện cảm, thiết lập những mối quan hệ và cả nhờ trợ giúp khi lúng túng trong công việc.

Và trong kỹ năng giao tiếp, dĩ nhiên còn có cả kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi. Liệu bạn đã biết cách lắng nghe trọn vẹn một vấn đề hay chỉ chờ người nghe nói nửa chừng là đã nhảy vào miệng cướp lời?

Kỹ năng làm việc nhóm

Không tự tin giao tiếp, không dễ thích ứng với hoàn cảnh tất yếu sẽ khó mà làm việc trong nhóm. Nhóm, tiếng Anh là Team, được diễn giải là một cách viết tắt của các từ Together Everyone Achieve More (Cùng nhau, sẽ đạt được nhiều kết quả hơn).

Nếu đông người mà không làm được việc với nhau, mạnh ai nấy làm thì trường hợp này vẫn chưa thể gọi là Team. Đến đây hẳn bạn đã hiểu vì sao Teambuiding là một hoạt động được các doanh nghiệp thực hiện đều đặn.

Nhiều bạn ghi trong CV rằng chỉ thích làm việc độc lập mà không ý thức được nhà tuyển dụng rất quan trọng kỹ năng làm việc nhóm, bởi hợp tác là một trong những yếu tố then chốt để làm nên sự thành công của đội nhóm, của tổ chức.

Công việc có những lúc đòi hỏi sự độc lập, tự chủ nhưng cũng rất cần những buổi họp, những cuộc thảo luận, những sự cộng hưởng nhịp nhàng để kết quả đạt được đúng tiến độ.

Để làm việc nhóm tốt, đòi hỏi bạn cũng rèn luyện tốt kỹ năng quan sát, học hỏi. Từ WATCH (nhìn, xem) trong tiếng Anh có thể diễn dịch như sau: Word, Actions, Thoughts, Character và Habit. Những gì bạn có thể học hỏi trong đội nhóm, từ người khác chính là cách nói năng, sự hành động, suy nghĩ, tính cách và quan trọng là những thói quen.

Mới bắt đầu công việc, dĩ nhiên bạn không biết việc này phải làm làm sao, tiêu chuẩn của việc kia là gì. Nhưng điều làm cho bạn vượt trội hơn so với một người mới khác như bạn chính là kỹ năng tự học hỏi, kỹ năng rút kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy kiến thức.

Như trường hợp của V.M. ở TP.HCM. Mới ra trường, M. ứng tuyển vào một công ty thời trang lớn ở vị trí thư ký phòng hành chính nhân sự.

Nhờ tích cực học hỏi, nhiều lần chủ động đề xuất sếp giao việc này việc kia để tự làm, siêng năng quan sát các anh chị cũ phỏng vấn ứng viên, M. nhanh chóng được cất nhắc làm chuyên viên tuyển dụng - vị trí đòi hỏi nhiều chuyên môn hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Khi làm việc với người khác, ít nhiều đòi hỏi bạn phải có kỹ năng quản lý thời gian. Để chi? Để vừa không ảnh hưởng đến thời gian người khác, mà còn để hạn chế người khác việc ảnh hưởng thời gian của bạn.

Những nguyên tắc quan trọng của việc quản lý thời gian là đúng giờ, sau đó là biết đặt độ ưu tiên công việc và tiếp nữa là sự tập trung.

Nếu bạn đã xác định giờ đó làm việc gì cho xong thì bạn phải tập trung toàn tâm toàn ý cho việc đó, tuyệt đối không cho phép mình đang viết kế hoạch tuần chưa xong lại nhảy sang lướt Facebook hay trả lời email.

Còn nữa nhiều kỹ năng quan trọng bạn cần trang bị, tích lũy, rèn luyện cho bản thân để sớm gặt hái những thành công trong công việc.

Vấn đề chính là bạn muốn làm điều đó hay không, bởi có câu: Muốn làm tất có giải pháp, không muốn làm, bạn có thiếu gì lý do.

Câu 1 Xác định đề tài văn bản 

Câu 2 thông ti chính được thể hiện trong phần nào của văn bản

Câu 3 Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu :Làm việc giờ giấc tự do, bạn làm được. Làm những công việc gò bó thời gian, bạn cũng làm được. Làm với người "tốc độ", bạn làm được. Làm với người thứ gì cũng chuẩn bị kỹ càng mới làm, bạn cũng làm được.

Câu 4 Nhận xét ngắn gọn quan điểm của người viết được thể hiện trong bài văn